'Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ' là phương châm và mục tiêu cải cách hành chính của tỉnh Bắc Kạn trong thời gian qua.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Thanh Hóa là tỉnh có đóng góp nhiều nhất sức người, sức của, đồng thời cũng là hậu phương lớn nhất. Để phục vụ cho 'trận công kiên lớn nhất' - chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có hàng vạn dân công xứ Thanh đêm ngày không quản gian khó gánh gạo, mở đường, chở vũ khí, đạn dược... phục vụ chiến trường khói lửa. 70 năm trôi qua, 'ký ức' Điện Biên Phủ như những 'thước phim' quay chậm qua lời kể của những dân công hỏa tuyến năm xưa.
Thế giới năm 2023 vẫn sóng gió với những biến động phức tạp, khó lường ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của mỗi quốc gia. 'Lửa thử vàng, gian nan thử sức', càng trong gian khó, càng tôi luyện ý chí, bản lĩnh, khát vọng xứ Thanh.
Số lượng bệnh nhân suy thận mạn tính đang có xu hướng gia tăng và ngày càng trẻ hóa. Nếu như trước đây, bệnh chỉ xuất hiện ở nhóm người trên 60 tuổi, thì hiện nay, các bệnh viện trên địa bàn tỉnh đang tiếp nhận, điều trị cho không ít bệnh nhân dưới 35 tuổi suy thận giai đoạn cuối. Bên cạnh nguyên nhân gây bệnh từ yếu tố gia đình (di truyền), thì lối sống thiếu khoa học, ít vận động thể lực… cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây suy thận mạn tính ở người trẻ tuổi.
Được ví như chìa khóa kết nối dữ liệu điện tử, định danh điện tử sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dân và tạo thuận tiện trong công tác quản lý nhà nước.
Xin thoát nghèo không hẳn vì họ đã hết khó khăn nhưng sâu thẳm trong suy nghĩ họ mong được tự thân, nhường suất nghèo cho những gia cảnh đáng thương hơn...
Với ý tưởng độc đáo, chàng họa sĩ 8X ở Thanh Hóa đã vẽ các tác phẩm nghệ thuật của mình lên trên những chiếc mâm gỗ cũ, thu hút đông khách hàng sưu tầm.
Ngày cuối, tháng cuối của năm, đủ thứ việc, gấp gáp hoàn thành, cảm giác sập nguồn bất cứ lúc nào mà mình không biết trước.
Trường hợp sử dụng hệ khung dàn, sàn đạo, sàn thao tác làm biện pháp thi công thì khấu hao vật liệu chính (thép hình, thép tấm, thép tròn) được phân bổ vào công trình tương ứng với thời gian sử dụng trong một tháng bằng 1,5%.
Vượt qua khó khăn do dịch bệnh COVID-19, thời điểm này, người làng hoa thôn Giới Tế (Bắc Ninh) đang bắt đầu tất bật vận chuyện các chậu lan hồ điệp đến điểm bán để kịp cung ứng ra thị trường Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, với đủ loại màu sắc đẹp mắt, có giá từ vài triệu đến cả trăm triệu.
Hàng loạt chủ trương, chiến lược về xóa đói giảm nghèo được thực hiện đồng bộ để cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người nghèo; thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng miền.
Dù sống trong căn nhà lụp xụp có chỗ dột nát nhưng cụ bà ở Thanh Hóa vẫn một mực từ chối nhà nước hỗ trợ xây nhà cho mình vì nghĩ người khác cần nhà mới hơn mình.
Chiều cuối năm, lướt facebook, rộn ràng không khí tết ấm cúng lan tỏa khắp nơi nơi.
Nhấn mạnh tầm nhìn 2045 vì 'một Việt Nam không có đói nghèo', Thủ tướng nêu rõ, giảm nghèo không chỉ bằng trí tuệ mà cả trái tim. Giảm nghèo là một nhiệm vụ có ý nghĩa xã hội bậc nhất và mang đậm tình người nhất. Tuyệt đại bộ phận người dân phải có thu nhập, bảo đảm cuộc sống tốt, không còn đói, nghèo mới là lãnh đạo đúng.
Thi đua không phải để tìm ra kẻ thắng người thua mà để tạo ra động lực và khát khao chiến thắng. Chiến thắng kẻ thù, chiến thắng đói nghèo, lạc hậu, chiếm lĩnh những đỉnh cao tri thức, thi đua vì đất nước.
Chương trình đã phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái và khơi dậy tình yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng cùng chăm lo cho người nghèo.
Năm nay 83 tuổi, cụ bà Đỗ Thị Mơ sống một mình trong một ngôi nhà cấp 4 đơn sơ, tại thôn Lương Thiện, xã miền núi Lương Sơn, huyện Thường Xuân. Cụ thành người nổi tiếng bởi cách nghĩ, cách làm 'không giống ai' của mình. Thực tế, nếu chiếu theo quy định, quy chế hiện hành, thì đúng là cụ Mơ thuộc diện hộ nghèo, nhưng cụ không thấy mình nghèo...
Chiều 2/10, cụ bà Đỗ Thị Mơ (người nhiều lần đạp xe lên xã xin thoát nghèo) cùng 379 đại biểu ưu tú đã tham dự Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Thanh Hóa lần thứ X (2020 – 2025) được tổ chức tại Trung tâm hội nghị 25B, TP.Thanh Hóa. Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh – Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua khen thưởng Trung ương tham dự và chỉ đạo Đại hội.
Cụ Đỗ Thị Mơ (84 tuổi), xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân và đôi bạn 10 năm cõng nhau đến trường, ở xã Đồng Thắng, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) vừa được tôn vinh tại chương trình 'Giao lưu và tôn vinh các điển hình tiên tiến, giai đoạn 2015-2020' do UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức vào tối 1/10.
380 đại biểu là những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến được biểu dương.
Tối 1-10, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức truyền hình trực tiếp chương trình 'Giao lưu và tôn vinh các điển hình tiên tiến, giai đoạn 2015-2020', cụ bà Đỗ Thị Mơ, xã Lương Sơn (Thường Xuân) và đôi bạn 10 năm cõng nhau đến trường, ở xã Đồng Thắng (Triệu Sơn) cũng được tôn vinh.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa quyết định tặng bằng khen cho cụ bà Đỗ Thị Mơ (84 tuổi, thôn Lương Thiện, xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa), người liên tục 2 năm đạp xe đến UBND xã xin thoát nghèo.
Trong số 317 cá nhân điển hình tiên tiến của phong trào thi đua yêu nước tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015-2020, cụ bà 84 tuổi đạp xe lên xã xin thoát nghèo Đỗ Thị Mơ đã được vinh danh.
Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 3770/QĐ-UBND về việc tặng Bằng khen cho 46 tập thể và 317 cá nhân, đã có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015 - 2020.