Tỉnh Quảng Ngãi được mệnh danh 'xứ ngàn cau' với diện tích trồng lên đến hàng nghìn héc-ta, nhiều nhất là ở huyện miền núi Sơn Tây. Sau nhiều năm khai thác, nhiều diện tích cau già cỗi, giảm năng suất sau mỗi mùa vụ thu hoạch. Để giữ vùng chuyên canh cau và ổn định sản lượng cau xuất khẩu, huyện Sơn Tây đã hỗ trợ đồng bào Ca Dong trồng mới, trồng thay thế diện tích cây lâu năm.
Với hàng trăm điểm có nguy cơ sạt lở núi, lũ quét, người dân các huyện vùng cao Quảng Ngãi vẫn nơm nớp nỗi lo khi đến mùa mưa lũ.
Sau nhiều năm loay hoay với 'cây, con, giống', đến nay huyện miền núi Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi đã dần hình thành vùng chuyên canh cây ăn quả. Tìm được hướng đi mới cho ngành nông nghiệp, hỗ trợ kỹ thuật, thông tin giúp bà con miền núi mạnh dạn đầu tư, bước đầu huyện Sơn Tây tập trung phát triển vùng chuyên canh cây ăn quả với mục tiêu nâng cao thu nhập cho nông dân.
Phát huy tiềm năng lợi thế về đất đai, khí hậu, thời gian qua huyện Sơn Tây không ngừng đẩy mạnh việc tìm kiếm, liên kết, phát triển các loại cây trồng mới, đem lại giá trị kinh tế cao. Trong đó, cây dứa MD2, cây sầu riêng được kỳ vọng sẽ là 'cây thoát nghèo' mới của bà con nơi đây.
Người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số là những tấm gương điển hình ở miền núi. Họ còn là tuyên truyền viên tích cực trên nhiều lĩnh vực. Vì thế, phát huy vai trò của người có uy tín góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Gác lại nỗi lo sạt lở, lũ quét, những hộ dân 'an cư' ở các khu tái định cư của huyện Sơn Tây đã bắt nhịp với cuộc sống mới trong những ngôi nhà khang trang, vững chãi.
Mùa mưa 2 năm trước, cuộc tháo chạy của hàng chục con người trước khi ngọn núi đổ ầm xuống vùi lấp làng Huy Duỗi khiến ai cũng kinh hãi.
Làng Long Vót, xã Sơn Long, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi - nơi mỗi năm có khoảng 15 lần bị sét đánh trúng - nằm ở địa hình đồi núi cao, vào mùa hè thường có mây đối lưu phát triển mạnh kèm theo các ổ giông sét hoặc lốc xoáy.
Trung bình mỗi năm, làng Long Vót bị sét đánh trúng 15 lần khiến nhiều người phải dọn nhà cửa vào bìa rừng sinh sống.
Những trận giông sét đánh người làng bật ra giữa sân, trâu, bò, gà, vịt chết la liệt khiến cả làng giữa non cao ở Quảng Ngãi hoảng sợ, tháo chạy
Để đảm bảo an toàn cho người dân các vùng miền núi, nơi thường xảy ra sạt lở trong mùa mưa bão, tỉnh Quảng Ngãi đang tích cực chỉ đạo các đơn vị khẩn trương thi công sớm về đích các công trình xây dựng.
Tỉnh Quảng Ngãi hiện có 142 điểm có nguy cơ cao sạt lở núi khi xảy ra mưa bão, tập trung chủ yếu ở vùng miền núi. Vào mùa mưa bão, bà con ở dưới chân núi nơm nớp nỗi lo mất an toàn.
Huyện miền núi Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi đang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thi công các khu tái định cư tập trung trên địa bàn huyện để đảm bảo đưa dân vào ở trước mùa mưa, bão năm nay.
Huyện Sơn Tây có nhiều xã giáp ranh với tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Nam. Để bảo vệ rừng, ngành chức năng đã tăng cường các hoạt động tuần tra, kiểm soát vùng giáp ranh.
Rừng phòng hộ đầu nguồn ở huyện Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi) đang bị triệt hạ không thương tiếc với quy mô lớn, toàn rừng cổ thụ, cây gỗ lớn.
Trong thời gian gần đây, rừng phòng hộ đầu nguồn tại Quảng Ngãi liên tục bị cưa hạ, khai thác trái phép. Hàng loạt cây gỗ lớn nằm trong rừng phòng hộ ở xã Sơn Long, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi cũng bị khai thác trái phép với quy mô lớn.
Sáng 23/5, cùng với cả nước, cử tri Quảng Ngãi nô nức đi bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026.
Ngoài xã Sơn Dung, còn có các xã: Sơn Long, Sơn Mùa, Sơn Liên (huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi) xảy ra chấn động địa chất, gây rung lắc, khiến người dân hoang mang.
Đã bước qua năm thứ 7 kể từ khi hồ chứa thủy điện Đăkđrinh (Sơn Tây) tích nước làm mất con đường vào khu dân cư (KDC) Nước Đốp, thôn Ra Manh, xã Sơn Long (Sơn Tây), nhưng những lời hứa từ chủ đầu tư và chính quyền với người dân nơi đây đến nay vẫn chưa được thực hiện. Hứa sẽ hoàn thành trong năm 2021
LTS: Chưa có năm nào miền Trung phải đối diện với những thảm họa sạt lở núi, lũ quét khốc liệt như năm 2020. Rừng núi xưa vốn là mái nhà xanh của vạn vật thì nay lại trở nên hung hãn, chực chờ sạt lở. Đã đến lúc cần phải rà soát, nhận diện lại tất cả những bất cập, bất thường ở khu vực miền núi các tỉnh miền Trung để giải thành công bài toán an cư cho người dân miền núi. Nhóm PV Báo SGGP có cuộc trở lại những điểm sạt lở núi ở các tỉnh như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Bình Định… để đi tìm lời giải hợp lý và bền vững của nan đề này.
LTS: Chưa có năm nào miền Trung phải đối diện với những thảm họa sạt lở núi, lũ quét khốc liệt như năm 2020. Rừng núi xưa vốn là mái nhà xanh của vạn vật thì nay lại trở nên hung hãn, chực chờ sạt lở. Đã đến lúc cần phải rà soát, nhận diện lại tất cả những bất cập, bất thường ở khu vực miền núi các tỉnh miền Trung để giải thành công bài toán an cư cho người dân miền núi. Nhóm PV Báo SGGP có cuộc trở lại những điểm sạt lở núi ở các tỉnh như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Bình Định… để đi tìm lời giải hợp lý và bền vững của nan đề này.
Không khí Tết đã về khắp mọi nơi. Những ngày này, tại các gia đình ở vùng núi lở Ra Pân (xã Sơn Long, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi) dường như được tiếp thêm làn sinh khí mới. Trong những ngôi nhà tạm, gạo mắm, hạt dưa, bánh mứt được chuyển đến tận tay người dân. Nét lo âu trên gương mặt người già, trẻ thơ... đã tạm lui, nhường chỗ cho nụ cười.
Mưa, bão liên tiếp quét qua thôn Ra Pân, xã Sơn Long, huyện miền núi Sơn Tây khiến cho cuộc sống của người Ca Dong nơi đây bị đảo lộn. Nhiều gia đình bỗng chốc mất nhà. Những con đường bê tông phẳng lỳ biến thành suối bùn, đá đặc quánh, chia đôi ngôi làng... Ra Pân tươi đẹp ngày nào giờ đang đối mặt với bộn bề gian khó!'Tỉnh đã đồng ý cho lập dự án TĐC cho 56 hộ dân thôn Ra Pân. Thế nhưng, để dự án hoàn thành ít nhất cũng phải mất 1 - 2 năm. Chắc chắn khi chờ đợi nơi ở mới lâu như vậy thì người dân sẽ rất khó khăn, song huyện cũng chưa biết phải giải quyết như thế nào để người dân an cư trong nhà tạm'.
Mưa lớn kéo dài kết hợp với hai đới đứt gãy địa chất hoạt động mạnh gây sạt lở núi dồn dập ở xã Sơn Long.
Chiều 1-12, ông Đỗ Thanh Vượt, Chủ tịch UBND xã Sơn Long (huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi) cho biết, mưa lớn mấy ngày qua khiến khu dân cư A Nhoi bị sạt lở nghiêm trọng.
Ngày 1/12, ông Đỗ Thanh Vượt - Chủ tịch UBND xã Sơn Long (huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi) - cho biết, trên địa bàn xã vừa xảy ra sạt lở nghiêm trọng tại khu dân cư A Nhoi 2. Ngay trong sáng nay, chính quyền địa phương đã vận động và di dời khẩn cấp 8 hộ dân với 36 khẩu đến nơi an toàn.
Hai ngày nay trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi có mưa lớn diện rộng, nhiều nơi đã xảy ra sạt lở đất. Chính quyền địa phương đã phải khẩn cấp di dời nhiều hộ dân.
Chính quyền tỉnh Quảng Ngãi đã khẩn cấp sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy hiểm sau vụ sạt lở núi kinh hoàng đe dọa các hộ dân ở khu dân cư A Nhoi 2 (khu tái định cư thủy điện Đakrinh, xã Sơn Long, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi).
Sau trận sạt lở với hàng ngàn khối đất đá đổ xuống, chính quyền Quảng Ngãi đã di dời toàn bộ người dân đến nơi an toàn. Trong khi đó, nhiều nơi thuộc tỉnh Bình Định cũng bị chia cắt vì ngập sâu
Ngay trong sáng 1/12, chính quyền địa phương đã vận động và sơ tán khẩn cấp 8 hộ dân với 36 khẩu đến nơi trú ẩn an toàn.
Tại Quảng Nam, Quảng Ngãi, hai ngày qua xảy ra mưa lớn trên diện rộng, nhiều nơi đã xảy ra sạt lở đất, chính quyền địa phương đã phải khẩn cấp di dời nhiều hộ dân đến nơi an toàn.