Trước thực trạng đáng lo ngại, khi không ít trẻ vị thành niên, thanh niên 'hồn nhiên', thoải mái mua không chỉ bao cao su, thuốc tránh thai khẩn cấp mà còn cả thuốc phá thai. Điều này đòi hỏi cần có những thay đổi trong giáo dục về sức khỏe giới tính cho trẻ em.
Ngày 4/10/2023, tại Hà Nội, UBND quận Nam Từ Liêm phối hợp với Sở Y tế Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương trẻ em gái chăm ngoan học giỏi trong các gia đình tiêu biểu thực hiện tốt chính sách dân số nhân Ngày Quốc tế Trẻ em gái 11/10.
Theo một nghiên cứu mới đây, qua điều tra trên nhóm từ 14-24 tuổi, hiện tuổi trung bình có quan hệ tình dục lần đầu là 18,7 tuổi, giảm gần 1 tuổi so với kết quả điều tra vào năm 2010.
TS. Đinh Huy Dương - Vụ trưởng Vụ Truyền thông - Giáo dục, Tổng cục Dân số - KHHGĐ (Bộ Y tế) cho rằng, các bạn sinh viên là một trong những người 'chiến sĩ' đi đầu về tuyên truyền sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục.
Các nghiên cứu cho thấy khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, nơi tập trung nhiều dân tộc thiểu số, có tỷ lệ trẻ ở tuổi vị thành niên đã mang thai, làm cha mẹ, cao nhất cả nước.
Có đến 1/3 số thanh niên và vị thành niên được phỏng vấn trong điều tra cho rằng tiếp cận với các dịch vụ sức khỏe sinh sản, tình dục không dễ dàng.
Ngày 28-9, tại Hà Nội, Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam tổ chức hội thảo 'Giải quyết các vấn đề mang thai ngoài ý muốn ở Việt Nam'.
Đại diện Bộ Y tế cho hay hiện không ít trẻ vị thành niên, thanh niên 'hồn nhiên' đi vào hiệu thuốc mua không chỉ bao cao su, thuốc tránh thai khẩn cấp mà còn cả thuốc phá thai.
Theo báo cáo, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất khu vực và thế giới nhưng hiện nay đang có xu hướng giảm rõ rệt.
Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Trường Đại học Y Hà Nội đã nghiên cứu, phát hiện trong hơn 4,7 nghìn hồ sơ đình chỉ thai nghén tự nguyện tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong năm 2022, có 51 trường hợp là trẻ vị thành niên, chiếm hơn 1%, tăng gấp đôi so với thập niên trước.
Cuộc thi hướng đến mục tiêu nâng cao nhận thức của toàn xã hội về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, sử dụng các biện pháp tránh thai. Kêu gọi các cá nhân, cặp vợ chồng, đặc biệt chị em phụ nữ chủ động nâng cao ý thức, hành động đúng trong việc lựa chọn sử dụng các biện pháp tránh thai để không mang thai ngoài ý muốn.
Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) phát động cuộc thi 'Chủ động tránh thai - Chủ động tương lai'. Thời gian từ 12/9 đến ngày 12/10.
Mỗi năm nước ta ghi nhận khoảng 200.000 - 250.000 ca phá thai. Việc phá thai ảnh hưởng đặc biệt lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần cho phụ nữ. Vì vậy, phụ nữ cần có đầy đủ kiến thức, kỹ năng trong phòng tránh thai để chủ động lựa chọn các hình thức tránh thai phù hợp.
Ngày 7/10/2022, hưởng ứng ngày Quốc tế trẻ em gái do Thành phố phát động, quận Thanh Xuân tổ chức Hội nghị Gặp mặt biểu dương trẻ em gái chăm ngoan học giỏi trong các gia đình tiêu biểu thực hiện tốt chính sách dân số nhân ngày Quốc tế Trẻ em gái (11/10).
Theo ước tính, trên thế giới có khoảng 45% số ca phá thai không an toàn, và hơn một nửa trong số đó xảy ra ở châu Á. Có khoảng 4,7-13,2% số ca tử vong mẹ được cho là do phá thai không an toàn.
Ngày 26/9, Tổng cục Dân số - KHHGĐ tổ chức Hội nghị nhân Ngày Tránh thai thế giới 26/9 với chủ đề: 'Thực hiện kế hoạch hóa gia đình vì sức khỏe, hạnh phúc của mỗi gia đình và sự phát triển bền vững của đất nước'.
Các nhà nhân khẩu học nhận định, để xóa bỏ tâm lý, tập quán muốn có con trai 'nối dõi tông đường', kiểm soát việc lạm dụng kỹ thuật và công nghệ hỗ trợ lựa chọn giới tính thai nhi không phải là điều đơn giản, có thể thực hiện trong 'một sớm, một chiều' mà đòi hỏi sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy Đảng, các ban ngành đoàn thể và sự vào cuộc mạnh mẽ của toàn xã hội.
Việc lựa chọn giới tính khi sinh khiến Việt Nam sẽ 'thừa' khoảng 1,5 triệu nam giới vào năm 2034.
Chuyên gia cho rằng, việc lựa chọn giới tính khi sinh khiến Việt Nam sẽ thừa khoảng 1,5 triệu nam giới vào năm 2034 và có thể phải đối diện với vấn đề 'nhập khẩu' cô dâu.
Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế, với sự đồng hành của Aiken Việt Nam tổ chức phát động cuộc thi Chụp ảnh gia đình, quay clip gia đình cùng nhảy thể hiện thông điệp 'Gia đình sạch khuẩn - Gắn kết yêu thương'.
Nhằm cải thiện và cân bằng tình trạng cơ cấu dân số, nhiều quốc gia triển khai chương trình hỗ trợ, thưởng đến 200 triệu đồng và các chi phí nuôi con đến khi các em bé trên được 1 tuổi cho các cặp vợ chồng. Tuy nhiên, tại Việt Nam, quy định về việc sinh con thứ 4 sẽ được chính quyền thưởng ngay 200 triệu là chưa có căn cứ xác thực.
Xu hướng sinh ít con đã xuất hiện tại các đô thị, trong khi một số nơi kinh tế - xã hội khó khăn hơn thì lại có mức sinh cao
Sau khi Thông tư 01/2021/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành có hiệu lực vào ngày 10/3/2021 thì nhiều phương tiện truyền thông đăng tin với nội dung: 'Từ 10/3, sinh 2 con một bề được hỗ trợ bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí'. Tuy nhiên, theo Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình - Bộ Y tế, đây là cách hiểu không đầy đủ.
Theo thông tư 01/2021/TT-BYT của Bộ Y tế, sinh 2 con một bề được hỗ trợ mua bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí... Tuy nhiên, đại diện Bộ Y tế cho biết, để được hưởng hỗ trợ sinh 2 con một bề, người dân cần đáp ứng đủ điều kiện và hoàn thiện các thủ tục đúng quy định.
Vụ trưởng Vụ Truyền thông-Giáo dục, Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế đã lên tiếng về thông tin sinh con một bề được miễn giảm học phí.
Cặp vợ chồng sinh 2 con một bề cam kết không sinh thêm con được hỗ trợ miễn, giảm học phí; hỗ trợ mua bảo hiểm y tế học sinh, hỗ trợ sữa học đường.
Một số phương tiện thông tin đại chúng đăng tải về việc thực hiện chính sách dân số tại Thông tư 01/2021/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 25-1-2021 về hướng dẫn một số nội dung để địa phương ban hành chính sách khen thưởng, hỗ trợ đối với tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác dân số và cho rằng, từ ngày 10-3, khi sinh con một bề được hỗ trợ mua bảo hiểm y tế (BHYT), miễn giảm học phí.
Gần đây, trên một số phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội đăng tải thông tin 'từ 10-3, sinh con một bề được hỗ trợ mua BHYT, miễn giảm học phí'. TS. Đinh Huy Dương, Vụ trưởng Vụ Truyền thông-Giáo dục, Tổng cục Dân số-KHHGĐ, Bộ Y tế cho biết, nếu chỉ thông tin như trên là chưa chính xác, chưa đầy đủ về nội dung của Thông tư 01.