Ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) trong thực hiện mô hình sản xuất cây keo lai BV16 bằng phương pháp giâm hom tại huyện Minh Hóa sẽ cung cấp nguồn cây giống chất lượng cao cho địa phương, nhằm phát triển rừng, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Mô hình còn có ý nghĩa cấp bách khi phục vụ công tác đào tạo nghề cho bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn.
'Mục tiêu của dự án là cải tạo, nâng cấp tuyến đường, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, phục vụ sản xuất, học tập, khám chữa bệnh, trao đổi thông thương hàng hóa, bảo đảm an ninh biên giới', Phó Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa cho biết.
Từ sau đợt mưa lũ lịch sử tháng 10/2020, huyện miền núi Minh Hóa (Quảng Bình) xuất hiện nhiều khu vực có nguy cơ sạt lở. Hằng năm, đến mùa bão lũ, người dân ở các khu vực này luôn sống trong sự thấp thỏm vì nguy cơ lở núi, vì thế cứ di dời ít hôm lại trở về nhà trong nỗi bất an.
Khu tái định cư đồng bào dân tộc Chứt ở biên giới tỉnh Quảng Bình nằm trên quả đồi phía dưới chân núi Giăng Màn, xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa. Bà con được bố trí tái định cư trong những ngôi nhà khang trang ở vị trí an toàn, song điều người dân còn lo lắng là thiếu đất sản xuất.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình hiện có nhiều điểm nguy cơ sạt lở đất, núi gần các khu dân cư. Chính quyền địa phương đã triển khai các phương án, giải pháp phòng, chống nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân.
Là địa phương thường xuyên phải hứng chịu thiên tai, địa hình phức tạp nên cứ đến mùa mưa lũ, nhiều khu vực trên địa bàn Quảng Bình lại đối mặt với nguy cơ sạt lở. Trong đó, nguy hiểm nhất là các khu vực nguy cơ sạt lở cao hiện vẫn đang có người dân địa phương sinh sống.
Tháng ba (âm lịch), trên khắp núi rừng Minh Hóa, khi hàng trăm loài hoa đua nhau bung nở, tỏa hương thơm ngát, cũng là lúc từng đàn ong nối nhau bay đi tìm mật. Và người nuôi ong Minh Hóa cũng sẵn sàng cho một mùa 'thu hái' mật ngọt.
Do ảnh hưởng của mưa lũ đầu tháng 9 vừa qua, nhiều khu dân cư ở hai huyện Tuyên Hóa và Minh Hóa (Quảng Bình) bị sạt lở nghiêm trọng. Trong khi đó, việc xử lý, khắc phục các sự cố sạt lở của chính quyền các cấp còn chậm trễ và lúng túng làm cho người dân hết sức lo lắng.
Để các em học sinh sớm trở lại trường, các thầy cô giáo ở xã Tân Hóa dầm mình trong bùn đất, dọn dẹp, thu xếp các thiết bị,..
Lũ lớn tại xã Tân Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) đã vượt mức lũ năm 2016. PV Báo SGGP đã xuyên mưa lũ vào với người dân nơi đây, lũ rất lớn, nước tiếp tục dâng cao sát nóc nhà nhưng người dân vẫn an toàn vì áp dụng '4 tại chỗ' một cách nhuần nhuyễn.
Liên quan đến công trình cấp nước sinh hoạt tại xã Hồng Hóa (huyện Minh Hóa, Quảng Bình) bị bỏ hoang dù chỉ mới xây dựng và đưa vào sử dụng từ cuối năm 2015, PV đã có buổi làm việc với UBND huyện Minh Hóa và Chủ đầu tư công trình để làm rõ thêm sự việc.
Hàng chục người dân vay vốn đi xuất khẩu lao động, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số ra nước ngoài làm ăn, vì nhiều lý do, khi về nước đã không đủ khả năng trả nợ