Temu 'đốt' hàng chục triệu đô la Mỹ để ghi dấu ấn

Temu - ứng dụng mua sắm trực tuyến đến từ Trung Quốc – đã 'đốt' hàng chục triệu đô la Mỹ cho giải đấu Super Bowl để có thể đi thẳng vào tâm trí khách hàng Mỹ.

Hai tình yêu dành cho tiếng Việt

Mới đây, tủ sách Tiếng Việt giàu đẹp do NXB Trẻ ấn hành, giới thiệu đến bạn đọc thêm 2 ấn phẩm: Tiếng Việt lắt léo và lịch lãm của nhà thơ Lê Minh Quốc và Tình ca tiếng nước ta của nhà báo Dương Thành Truyền. Hai ấn phẩm được thể hiện với 2 phong cách khác nhau, nhưng cùng chung tình yêu dành cho tiếng Việt.

Thời làm mát kết hợp Đông Tây kim cổ

Người La Mã đã xây những tủ lạnh khổng lồ gọi là Frigidarium, đó là những hồ bơi công cộng với tường dày, mái cao và không gian thông thoáng, thích hợp cho việc nghỉ ngơi mát mẻ trước cái nóng khủng khiếp của Địa Trung Hải. Người Ai Cập thì lại treo các cây sậy ướt trước cửa nhà, và khi gió nóng từ bên ngoài thổi qua thì nước bốc hơi làm mát không khí đồng thời làm giảm nhiệt độ trong nhà một cách hiệu quả.

Tiệm sách cũ

Thỉnh thoảng, những chiều sau giờ làm việc ở cơ quan, trên đường về nhà, tôi ghé vào một tiệm sách cũ. Chỉ vỏn vẹn chừng mươi mét vuông thôi nhưng cũng có đủ nhiều loại sách phong phú cho mọi lứa tuổi.

Khổ vì chồng hay 'nổ'

Trong cuộc sống, nhiều phụ nữ thường so bì, sao chồng người ta hoạt bát, quảng giao, còn chồng mình thì khù khờ, ấm ớ hội tề cạy miệng cũng không nói. Thế nhưng, cũng không ít bà vợ đau khổ khi phải sống chung với những ông chồng có tính hay khoác lác.

Ấm áp nhà lưu trú 0 đồng

'Nhà lưu trú 0 đồng' cho bệnh nhân nghèo là tâm ý của vợ chồng lương y Đỗ Huy. Trước đó, vợ chồng lương y Đỗ Huy đã có ý định xây một cơ sở để chăm sóc, điều trị bệnh nhân nghèo nhưng thủ tục và kinh phí hoạt động không thể đáp ứng, dù đã được các cấp chính quyền hỗ trợ, tạo điều kiện…

Gương mặt thơ: Nguyễn Tiến Thanh

Tôi gọi Nguyễn Tiến Thanh là nhà thơ lãng tử. Anh lãng tử nhất trong số những nhà thơ tôi biết. Đang làm Tổng Biên tập một tờ báo với mấy ấn phẩm hàng ngày, nuôi hàng trăm quân nhưng thấy anh thoắt chỗ này lại thấp thoáng chỗ kia, đa phần là với các địa chỉ thi nhân.

Trên trường văn, trận bút giữa Sài Gòn

Tôi gặp ông cuối năm 2020, khi ông cùng với Giáo sư Mai Quốc Liên, Giáo sư Phan Hoàng đều quê Quảng Nam, và Đại tá, nhà văn Nguyễn Quốc Trung (TPHCM) có chuyến chu du đất Quảng. Khi ấy, ở nhà anh Phạm Phát, có nhà thơ Thanh Quế, nhà văn Hồ Duy Lệ đến thăm, để nghe ông kể chuyện đông tây kim cổ, vốn như văn chương của ông, lấy xưa để nói nay, lấy xa nói gần. Cũng như ông thường hài hước, khi bạn bè ai đó hỏi, sao 'trần ai' vậy mà vẫn như trai tơ, dẻo dai, cường tráng, thì ông trả lời: 'Sống như thiên nhiên, tự nhiên, như nhiên, giữ tâm hồn cân bằng, thư thái trong bất kỳ hoàn cảnh nào...' thì đi đâu, ở đâu, làm việc gì chẳng được. Vì thế, ở tuổi 95, ông vẫn còn cỡi xe máy từ Sài Gòn phóng lên Đà Lạt vãn cảnh, thăm thú người thân.

Dịch giả 92 tuổi: Dạy con đôi lúc cần đến đòn roi nhưng người lớn cần làm gương

Trải qua những giai đoạn cuộc đời vô cùng thăng trầm với bao đổi thay, dịch giả Lê Xuân Khải đã đúc rút ra nhiều bài học trân quý và chia sẻ những lời khuyên ý nghĩa dành cho thế hệ sau.

Ra mắt 'Ngôi nhà trí tuệ' ở xứ Lạng

Ngày 20/1, tại tỉnh biên giới Lạng Sơn diễn ra hoạt động 'Lễ ra mắt ngôi nhà trí tuệ' tại một số Trường THPT trên địa bàn tỉnh.

Nhà văn Nguyễn Đình Tú: Số người đọc sách văn học ngày càng ít đi

Gần 30 năm sáng tác, Đại tá - nhà văn Nguyễn Đình Tú (Tạp chí Văn nghệ Quân đội) đã luôn làm mới mình trong hành trình kiếm tìm, sáng tạo. Tác phẩm của anh luôn đi tìm và giải mã cái tôi bí ẩn giữa những thanh âm ngổn ngang của đời sống đương đại. Dù viết về đề tài nào, Nguyễn Đình Tú cũng có cái nhìn đa dạng, đa sắc với chiều sâu nội tâm. Gặp anh trong một lần đến nói chuyện văn chương với học sinh xứ Huế, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện rất cởi mở, thân tình về nghề viết, về đời sống văn nghệ nước nhà...

Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Nhà văn - Giáo sư Trương Tửu

Ngày 17/11, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp cùng gia đình tổ chức Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Nhà văn, Giáo sư Trương Tửu (18/11/1913 - 18/11/2023).

Đẩy mạnh liên kết, thúc đẩy phát triển du lịch miền Trung

So với các khu vực khác của cả nước, các tỉnh miền Trung từ rất sớm, đã quan tâm đến công tác liên kết du lịch bởi các địa phương tại đây có nhiều nét rất đặc biệt, tương đồng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để thu hút du khách hơn nữa, các tỉnh, thành miền Trung phải 'bắt tay' chặt chẽ, cần làm mới, bổ sung sản phẩm du lịch, dịch vụ để tăng tính độc đáo, phù hợp trong bối cảnh mới.

Thầy giáo 'mách chiêu' giúp học sinh quên điện thoại

Từ bộ sưu tập sách xưa quý hiếm, ông Lê Tấn Tri (47 tuổi, giáo viên toán, ngụ quận 12, TP.HCM) nảy sinh ý tưởng tạo thói quen đọc sách cho học sinh vô cùng độc đáo.

Câu chuyện thăng hạng và nỗi trăn trở về lương giáo viên

Nhiều ngày qua, kiến nghị về thăng hạng giáo viên làm nóng nhiều diễn đàn truyền thông xã hội. Trước sự việc hàng nghìn giáo viên đề đạt nguyện vọng về chuyển đổi hình thức, giảm điều kiện thăng hạng, các chuyên gia cho rằng, sâu sa của vấn đề nằm ở cơ chế tiền lương cho giáo viên.

Cần có 'bảng lương riêng' cho nhà giáo

Theo nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, cần phải có chính sách tiền lương, thông qua 'bảng lương riêng' cho nhà giáo, chứ 'cứ như thế này thì nhà giáo không đủ điều kiện để theo nghề'.

'Chúng ta xây con đường cao tốc mà không để ý đến con đường tri thức'

Chúng ta nói sách giáo khoa mới không làm cho học sinh học tập rập khuôn, máy móc, nhưng học sinh đi học vẫn chép bài văn mẫu, thi cử quá nặng nề.

Bà Nguyễn Thị Doan đề nghị có chính sách tăng lương riêng cho giáo viên

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đề nghị phải có chính sách tiền lương, thông qua bảng lương riêng cho nhà giáo. Nếu vẫn giữ nguyên lương như hiện nay thì giáo viên không đủ điều kiện để theo nghề.

Kỳ 1: Cứ ốm là nhờ 'cư dân mạng'... bắt bệnh?

Ốm, sốt, đau bụng… hoặc có triệu chứng bất thường về sức khỏe, thay vì đến các cơ sở y tế, nhiều người lại chọn cách nghe theo lời 'người quen' mách bảo hoặc tham khảo các cách chữa bệnh kì dị trên facebook. Khỏi bệnh chẳng thấy, nhưng ghi nhận trong thời gian qua, có rất nhiều bệnh nhân đã phải nhập viện trong tình trạng nguy cấp bởi làm theo cách chữa bệnh từ… facebook.

Chuyện tình lãng mạn của nhà thơ Đặng Nguyệt Anh

Câu chuyện của nhà thơ Đặng Nguyệt Anh được ví như bản tình ca bất hủ cho nhiều thế hệ - một tình yêu cháy bóng da diết được chuyển hóa thành thơ.

Giàn thiên lý đã xa

Ngược dòng thời gian chở đầy kỷ niệm. Tôi lại về bên mái nhà xưa. Nơi ngõ nhỏ bộn bề xiên xiên bóng nắng. Nơi có giàn thiên lý xanh rờn tỏa bóng mát dịu êm.

Bí quyết của những người làm 'dậy sóng' nghị trường

Nhiều đại biểu Quốc hội đã làm 'dậy sóng' nghị trường bằng những phát biểu đầy tâm huyết, trách nhiệm, mang tính xây dựng, đại diện cho tiếng nói của nhân dân.

Nhạc sĩ Văn Dung - người lữ hành không mệt mỏi

Nhạc sĩ Văn Dung sinh ngày 15/1/1936 tại Hà Nội. Ông nguyên là Trưởng phòng Ca nhạc của Đài Tiếng nói Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội. Nhạc sĩ Văn Dung được tặng Huân chương Lao động hạng Nhì, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật đợt I năm 2001.

Xem bói online

Những tưởng khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển, thông tin truyền thông chưa đại chúng, người ta mới đi xem bói. Ai ngờ, khi mọi thông tin đã trong tầm tay theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng thì lại nở rộ hình thức xem bói online.

Rộn ràng khúc nhạc xuân

Chiều 29 Tết, tôi đi xe máy một vòng loanh quanh TP.Quảng Ngãi để cảm nhận những sắc màu và âm thanh của mùa xuân mới. Tôi cứ như trôi đi trong suối người tấp nập. Vòng qua Quảng trường đường Phạm Văn Đồng, tôi chạy xe chầm chậm theo đường Trà Bồng Khởi Nghĩa, những khúc nhạc xuân từ những ngôi nhà cứ vọng ra, quấn quýt lấy tôi...

Cuốn sách tôi chọn: 'Dạy con không sợ thất bại - Cho con va vấp để trưởng thành'

Chuyên mục 'Cuốn sách tôi chọn' hôm nay muốn giới thiệu tới quý vị một ấn phẩm mà ngay khi vừa ra mắt đã tạo nên một sức hút lớn đối với các độc giả ở độ tuổi làm cha mẹ, cuốn sách: 'Dạy con không sợ thất bại – Cho con va vấp để trưởng thành' của tác giả Dương Nghị Hoằng do Công ty Cổ phần Zenbooks và NXB Dân trí ấn hành.

Nhà văn Phạm Hoa, 'Đùa của tạo hóa'

Với cái sự viết văn, thật tình cờ, tôi được gặp nhà văn Phạm Hoa khá sớm, trong một buổi chiều mùa thu năm 1995. Buổi ấy, tôi có cảm tình với anh Tô Nhuần hơn, mặc dù lúc đó Phạm Hoa rất nổi tiếng, lại là thủ trưởng của Tô Nhuần. Sau này vẫn vậy, Tô Nhuần luôn dễ gần hơn Phạm Hoa, dù cả hai ông đều đồng hương Thanh Hóa.

Thơm ngon chén đậu hũ xứ Huế

Với người Huế, chén đậu hũ không chỉ là món ăn, mà còn là ký ức của bao thế hệ. Đơn giản như vậy, món ăn này chứa đựng một hương vị khó quên, nóng hổi, thơm nồng...

Ngành sử học vượt bóng 'cây đa, cây đề' như thế nào?

Một câu hỏi đặt ra là Việt Nam có thực sự có một nền khoa học lịch sử tầm vóc 'cây đa, cây đề'. Có phải lĩnh vực này luôn là lãnh địa của các nhà sử học 'sống lâu lên lão làng' dù cho họ có am tường về đủ thứ trên đời?

Nhà văn Phó Đức An - 'Rong chơi một kiếp người'

Ngày 13/11, nhà văn Phó Đức An (Peter Pho) giới thiệu tới đông đảo công chúng tác phẩm mới nhất mang tên 'Rong chơi một kiếp người'.

Ba tôi

Ba tôi là một người rất khó tính với con cái. Trong lòng ông không biết thế nào chứ thể hiện ra bề ngoài thì ông chẳng mấy hài lòng với đứa con nào cả, trừ cô con gái kế út.

Nhạc sĩ Văn Dung - Người lữ hành không mệt mỏi trên con đường tìm cái đẹp

Trong băng cassette 'Tuyển tập ca khúc Văn Dung' ông nói: 'Tôi là người lữ hành không mệt mỏi trên con đường vô tận tìm cái hay, cái đẹp, tìm về chính mình trong cõi sâu thẳm của tâm thức thanh âm'.