Hạ Long xây dựng thương hiệu 'Thành phố lễ hội và hoa'

Hạ Long (Quảng Ninh), thành phố Di sản đang hướng tới thu hút được 10 triệu khách du lịch năm 2024. Để phục vụ phát triển du lịch, thành phố Hạ Long đang xây dựng thực hiện các đề án nhận diện thương hiệu của mình, trở thành thành phố của lễ hội và hoa.

Quảng Ninh: Sẽ phục dựng 5 lễ hội truyền thống

Năm 2025, TP Hạ Long (Quảng Ninh) sẽ phục dựng và tổ chức lại 5 lễ hội truyền thống tiêu biểu.

Những vấn đề Lịch sử Trung Đông và Châu Phi (Kỳ 40)

Trân trọng giới thiệu tiếp với bạn đọc sách 'Những vấn đề Lịch sử Trung Đông và Châu Phi' của PGS TS Cao Văn Liên do NXB Hồng Đức ấn hành.

Chuyện thần bí ít biết về ngôi đình thiêng 2.000 tuổi ở Hà Nội

Đình Tiến Tiên (xã Tân Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) được người dân địa phương lưu truyền những câu chuyện thần bí, linh thiêng khó giải thích. Tuy nhiên di tích lịch sử cấp quốc gia ấy lại đang đứng trước nguy cơ bị biến mất khiến nhiều người lo lắng.

Đến hải đăng cổ Tiên Sa để hòa mình vào thiên nhiên

Tiên Sa là ngọn hải đăng cổ có tuổi đời hơn 120 năm ở Đà Nẵng, được xây dựng từ thời đầu Pháp thuộc. Nơi đó, có những người ngày đêm làm sáng lên ngọn hải đăng giữa gió biển và rừng hoang.Ngọn hải đăng lẻ loiHải đăng Tiên Sa người dân thường gọi với cái tên dân dã là 'nhà đèn Sơn Trà'. Ngọn hải đăng ấy nằm lẻ loi phía sườn đông bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng). Ngày nào cũng vậy, nhất là vào mùa bão nổi, ngọn hải đăng chiếu sáng một vùng biển xa, nơi có những con tàu vượt lên từng con sóng, vượt lên những ngọn gió buồn lướt qua mặt biển.Hải đăng Tiên Sa nằm ở một vị trí đẹp nhưng cũng khá cách biệt. Ngọn hải đăng được bao quanh bởi khu rừng nguyên sinh với những hàng cây trải dài. Nơi ấy được biết đến với sự nên thơ và khi đặt chân đến đây, mới đúng nghĩa hòa hợp với thiên nhiên tươi đẹp.Muốn lên được đó khá vất vả dù có đường bê tông từ dưới phố đi lên. Nhưng vì điều kiện đặc biệt của địa hình, khuất lấp vào những tầng núi phía tây nên hải đăng Tiên Sa như tách biệt hẳn với phố phường. Ở đó, có nhiều cái không là: không điện, không nước, không sóng điện thoại và không có bóng dáng người phụ nữ.Để duy trì hoạt động của ngọn hải đăng này, hiện nay nhà quản lý sử dụng những tấm pin mặt trời, nước thì được lấy từ những sườn núi chảy xuống. Nơi này sóng điện thoại không có, gần như chỉ có thể sử dụng được bằng bộ đàm. Khách du lịch đến đây cũng khá nhiều, tuy nhiên việc liên lạc bằng điện thoại là không thể.Cán bộ kỹ thuật làm việc tại hải đăng Tiên Sa. Ảnh: Tiêu DaoNhiều người sẽ nghĩ ở hải đăng này chỉ có sự hoang dã của cỏ cây, như biết bao ngọn hải đăng khác ở dọc miền đất nước. Nhưng không phải, ở đây có năm người trực và vận hành hải đăng. Có trạm phó Trần Ngọc Anh (quê Nghệ An), trạm trưởng Bùi Công Phương (54 tuổi, quê Đà Nẵng), kỹ thuật viên Nguyễn Trung Dũng (quê Hải Phòng) và hai người khác nữa. Hàng tháng hàng năm trời, họ sống biệt lập tại đây, chỉ xuống phố để mua và vận chuyển lương thực.Trạm phó Trần Ngọc Anh và kỹ thuật viên Nguyễn Trung Dũng trực kỹ thuật trê