Mới đây, Hyundai Thành Công Việt Nam đã tổ chức hành trình trải nghiệm Hyundai Tucson 2025 mới mang phong cách Rally, chinh phục những cung đường huyền thoại đủ mọi địa hình dọc dãy Trường Sơn.
Những lá thư tình thời mưa bom, bão đạn được vợ chồng Đại tá Phạm Xuân Sinh gìn giữ cẩn thận. Đó là dấu tích, là minh chứng tình yêu vượt qua sự khốc liệt của chiến tranh.
Họa sỹ Lê Mai có 2 lần nhập ngũ, tham gia 2 cuộc chiến, là thương binh hạng 4/4. Dù không được đào tạo về hội họa nhưng ông đã sống với đam mê vẽ tranh bút sắt hơn nửa thế kỷ.
37 năm đời lính của Thượng tá Phạm Quang Thư bắt đầu từ Đường 9 Khe Sanh - Tây Nguyên đến 'miền Đông gian lao mà anh dũng' rồi xuống miền Tây Nam bộ... với biết bao thăng trầm, ký ức về những ngày chiến trận.
Chiến tranh đã lùi xa nhưng mỗi khi nhắc lại năm tháng gian khổ nhưng cũng đầy hào hùng ấy, cựu chiến binh Nguyễn Thắng Lợi (thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện)-người chiến sĩ với thành tích 7 lần được tặng danh hiệu dũng sĩ vẫn không khỏi xúc động xen lẫn tự hào.
Ông Chu Văn Mùi là Anh hùng Điện Biên cuối cùng ở tỉnh Bắc Giang còn sống. Dù tuổi đã cao, nhưng ký ức về Chiến thắng Điện Biên Phủ năm xưa vẫn còn nguyên vẹn trong ông.
Nhân dịp ra mắt sách 'Thư cho em' của tác giả Hoàng Nam Tiến, Nhà xuất bản Nhã Nam tổ chức buổi giới thiệu, trò chuyện về cuốn sách tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
Năm 2024 là năm đánh dấu sự kiện 35 năm lập lại tỉnh Quảng Trị, cũng là năm tăng tốc, đột phá hiện thực hóa mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Chặng đường qua, mặc dù đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng Đảng bộ, chính quyền, quân và dân toàn tỉnh tiếp tục phát huy sức mạnh đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động để khơi dậy khát vọng, tạo động lực phát triển trên tất cả các lĩnh vực. Đây chính là nền tảng vững chắc để phấn đấu đến năm 2025, Quảng Trị trở thành tỉnh có trình độ phát triển thuộc nhóm trung bình cao của cả nước và năm 2030 thuộc nhóm tỉnh khá của cả nước. Nhân dịp đầu xuân mới Giáp Thìn - 2024, phóng viên Báo Quảng Trị có cuộc phỏng vấn đồng chí LÊ QUANG TÙNG, UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh xoay quanh câu chuyện Quảng Trị vượt qua khó khăn, thách thức để đi lên trong thời gian tới.
Hai mươi năm qua, có một người đàn ông đã đi sưu tầm kỷ vật chiến tranh để dựng nên một ngôi nhà bằng hơn 300 vỏ bom đạn các loại gần Nghĩa trang Liệt sỹ Trường Sơn. Ngôi nhà bom này như một bảo tàng nhỏ lưu giữ những kỷ vật chiến tranh, đồng thời giúp thế hệ trẻ hiểu thêm về cuộc chiến cũng như sự mất mát của dân tộc.
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, Hướng Hóa trở thành vùng địa đầu của miền Nam tiếp giáp với miền Bắc xã hội chủ nghĩa và vùng giải phóng hạ Lào. Nằm ở khu vực ngã ba biên giới, Khe Sanh được định vị là một trong ba mắt thần của hàng rào điện tử McNamara, nơi Mỹ tập trung xây dựng một tập đoàn cứ điểm mạnh gồm chi khu quân sự Hướng Hóa, cụm cứ điểm Làng Vây và sân bay Tà Cơn.
Trong 56 ngày đêm Chiến dịch Điện Biên Phủ, ông Đỗ Tiến, tổ 16, phường Tân Quang (TP Tuyên Quang) là người trực tiếp tham gia 3 đợt tấn công từ ngày 13-3 đến ngày 7-5. Mặc dù năm nay đã 90 tuổi nhưng ông vẫn còn nhớ như in những hình ảnh về chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa là nơi ghi dấu sự anh dũng của lớp lớp thế hệ thanh niên, chiến sỹ trẻ tham gia chiến đấu đánh đuổi quân xâm lược.
Hiệp định Paris năm 1973 là nền móng quan trọng làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975. Suốt chặng đường hơn 2 năm đó, hàng vạn người con từ các miền quê, trong đó có gần 2 vạn con em Lào Cai đã xung phong ra tiền tuyến với niềm tin chiến thắng, giành độc lập dân tộc, thống nhất giang sơn.
Những ngày tháng Tư lịch sử này, chúng tôi đến Quảng Trị dự Hội thảo Báo Đảng các tỉnh miền Trung Tây Nguyên. Không phải ngẫu nhiên mà Báo Quảng Trị chọn tháng Tư - tháng của Ngày Chiến thắng để tổ chức hội thảo. Những Gio Linh, Vĩnh Linh, Cam Lộ, đường 9 Khe Sanh; những câu hát 'Sông Ba Lòng bay bổng lời ca', 'Đồn Tà Cơn hôm nào bốc cháy', 'Ta nhớ má Năm Căn, ta thương em Cửa Việt' khiến tâm trí mỗi người đều hiển hiện những ngày đau thương mà anh dũng của Quảng Trị năm xưa...
Những ngày tháng Tư lịch sử này, chúng tôi đến Quảng Trị dự Hội thảo Báo Đảng các tỉnh miền Trung Tây Nguyên. Không phải ngẫu nhiên mà Báo Quảng Trị chọn tháng Tư - tháng của Ngày Chiến thắng để tổ chức hội thảo. Những Gio Linh, Vĩnh Linh, Cam Lộ, đường 9 Khe Sanh; những câu hát 'Sông Ba Lòng bay bổng lời ca', 'Đồn Tà Cơn hôm nào bốc cháy', 'Ta nhớ má Năm Căn, ta thương em Cửa Việt' khiến tâm trí mỗi người đều hiển hiện những ngày đau thương mà anh dũng của Quảng Trị năm xưa...
Ngày 27/01/1973, Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết, không khí mừng vui tràn ngập đất nước, cùng với niềm vui đón tết cổ truyền dân tộc (tết Quý Sửu năm 1973), niềm vui được nhân lên gấp bội.
Từ cậu bé mồ côi bố từ lúc 10 tuổi, truyền thống gia đình cách mạng ở làng quê nghèo đã vun đúc nên vị tướng tài ba Đồng Sỹ Nguyên.
Đó là thông tin do chị Trịnh Hồng Hạnh, cháu nội của liệt sĩ Trịnh Xuân Lộc mới gửi về Báo Quân đội nhân dân, với mong muốn qua các phương tiện thông tin đại chúng sẽ tìm lại được phần mộ của ông nội.
Bàn về thanh niên và tổ chức thanh niên cộng sản, V.I.Lênin nêu nhiều luận điểm đề cập trong nhiều tác phẩm ở các góc độ khác nhau, trong đó có luận điểm về việc xây dựng tổ chức Đoàn Thanh niên phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng Cộng sản. Người chỉ rõ: 'Chúng ta là Đảng của tương lai, mà tương lai lại thuộc về thanh niên. Chúng ta là Đảng của sự chiến đấu quên mình với những gì đã mục nát, cũ kỹ, mà thanh niên bao giờ cũng đi tiên phong trong cuộc đấu tranh quên mình ấy'.
Đồng cảm và thấu hiểu với những người lính đã từng chiến đấu trong các chiến trường bị nhiễm chất độc da cam (CĐDC), Đại tá Phạm Anh Thi, Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin huyện Tân Lạc cùng lãnh đạo Hội thường xuyên quan tâm chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp cho các hội viên trên địa bàn.
Đã 47 năm trôi qua, mỗi khi nhớ về những trận chiến đấu bất khuất, kiên cường của toàn quân ta, cựu binh Nguyễn Bắc Kinh (73 tuổi, trú ở xóm Quy Lăng, xã Lăng Thành huyện Yên Thành, Nghệ An) vẫn xúc động xen lẫn tự hào khi đóng góp chút sức nhỏ bé của mình để đất nước hoàn toàn thống nhất, non sông liền một dải.
Với tác phẩm 'Lá đỏ' do các nghệ sỹ Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam biểu diễn, Chủ tịch Hội Nhạc sỹ Việt Nam Đỗ Hồng Quân đã nhận giải thưởng Chỉ huy dàn nhạc xuất sắc nhất tại Liên hoan Tiếng hát đường 9 Xanh năm 2019.
Với hơn 100 tiết mục được dàn dựng công phu, Liên hoan Tiếng hát Đường 9 xanh 2019 đã để lại nhiều ấn tượng khó quên cho khán giả.
Trong không gian ngập tràn sắc màu nghệ thuật, tại TP Đông Hà (Quảng Trị), 10 đơn vị nghệ thuật ca múa nhạc chuyên nghiệp trên toàn quốc với hơn 100 tiết mục, quy tụ gần 700 diễn viên, nghệ sĩ Liên hoan Tiếng hát Đường 9 Xanh 2019 đã khép lại với ấn tượng khó quên cho khán giả nơi vùng gió Lào cát trắng.