Trong tuần qua, các tỉnh thành phía Nam gồm TPHCM, Đồng Nai và Tây Ninh đã triển khai các quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ.
Bí thư Huyện ủy huyện Hóc Môn Trần Văn Khuyên khẳng định, 83 năm đã đi qua nhưng tinh thần của cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ vẫn luôn sống mãi cùng với thời gian.
Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023 được Quốc hội lựa chọn giám sát tối cao trong năm 2024.
Tình trạng bố trí vốn cho công tác đền bù, giải tỏa, tái định cư… tại các dự án đầu tư công có nơi thừa nơi thiếu.
Thực tế, từ công tác khái toán kinh phí ban đầu đến thực hiện công tác đền bù, giải tỏa, tái định cư… tại các dự án đầu tư công có một khoảng chênh lệch đáng kể. Từ đó dẫn đến tình trạng nơi thừa, nơi thiếu, ít nhiều đã làm ảnh hưởng đến tiến độ các dự án. Đó là một trong những nội dung vừa được Sở TN-MT TPHCM nêu ra tại báo cáo rà soát tình hình giải ngân vốn bồi thường năm 2023.
Người dân không đồng ý giá bồi thường khi so sánh giá với các địa phương khác (cụ thể là tỉnh Bình Dương) dẫn đến công tác vận động chấp hành giao mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn.
Qua theo dõi kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, nhiều cử tri tại miền Trung đánh giá cao nội dung chất vấn rõ ràng, có trọng tâm. Thủ tướng và các thành viên Chính phủ cầu thị lắng nghe, trực tiếp giải trình, trả lời thẳng thắn, làm sáng tỏ rất nhiều vấn đề trên các lĩnh vực mà cử tri quan tâm.
Ngoài việc điều chỉnh hướng tuyến Bắc Nam 3, tỉnh Bình Dương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư xây dựng dự án đường giao thông liên kết vùng khác với số vốn hơn 25.000 tỷ đồng.
Bộ GTVT vừa có văn bản cho ý kiến về việc đầu tư xây dựng tuyến quốc lộ 20B đoạn từ sân bay Long Thành đến đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.
Sau một thời gian lo lắng vì thiếu nguồn cung nguyên vật liệu (chủ yếu là cát sông) thì hiện nay, nhiều dự án hạ tầng như đường cao tốc, vành đai... ở khu vực phía Nam đã 'thở phào' vì tìm được vật liệu.
Bộ GTVT vừa báo cáo Chính phủ về tiến độ dự án đường Vành đai 3 TPHCM và đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.
Theo bà Vũ Hoàng Quyên, Chuyên gia kinh tế và quản trị cấp cao của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, bệnh chậm trễ trong đầu tư công đã kéo dài nhiều năm, song để 'bắt bệnh' và 'trị bệnh' cần phải nhận diện được khâu trọng yếu nào để giải quyết.
Lãnh đạo 6 tỉnh, thành gồm TPHCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước thống nhất kiến nghị nhiều nội dung quan trọng khi triển khai Dự án đường vành đai 3, vành đai 4; cơ chế, chính sách đặc thù cho vùng; tổ chức điều phối nguồn vật liệu xây dựng cung cấp cho các dự án vành đai, cao tốc.
Ngày 19-10, Sở GTVT tỉnh Long An cho biết, các nhà thầu thi công dự án thành phần 7 đường Vành đai 3 TPHCM qua Long An đã tập kết khoảng 15.000m³ cát tại công trình; đồng thời ký hợp đồng với các đơn vị cung cấp khoảng 250.000m³, đảm bảo khối lượng cát của năm 2023.
Trao đổi với Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi thông tin, TPHCM sẽ có cơ chế, chính sách tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để đáp ứng yêu cầu công việc đặc thù của thành phố. Cùng với đó, TPHCM cũng sẽ tập trung vào 3 chính sách nhà ở, thu nhập tăng thêm và hỗ trợ nâng năng lực, nhằm giữ chân và thu hút nhân lực giỏi.
Về kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết 98 của Quốc hội, UBND TPHCM đã thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Điều hành và Tổ giúp việc triển khai thực hiện Nghị quyết; thành lập Hội đồng tư vấn triển khai Nghị quyết gồm các chuyên gia độc lập... Tại 2 kỳ họp gần nhất, HĐND TPHCM đã thông qua tổng cộng 12 Nghị quyết triển khai Nghị quyết 98. Các Nghị quyết này đều mang tính cấp bách, có ý nghĩa quan trọng đối với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội TPHCM.
Chính quyền tỉnh Long An và các chủ đầu tư, nhà thầu Dự án đường Vành đai 3 TPHCM và các dự án giao thông trọng điểm khác trên địa bàn tỉnh đang tăng tốc triển khai tìm nguồn cát san lấp, giải phóng mặt bằng và tiến hành thi công để đảm bảo tiến độ công trình.
Theo Sở TN-MT TPHCM, đơn vị tư vấn lập chứng thư với các mẫu thông tin so sánh giá đất nông nghiệp và các loại đất khác được chuyển nhượng thành công trên thị trường. UBND TP Thủ Đức cũng đã niêm yết công khai, lấy ý kiến của người dân có đất bị thu hồi trước khi trình giá lên Sở TN-MT.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường ký quyết định ban hành kế hoạch rà soát quy hoạch đô thị, điều chỉnh quy hoạch dọc hai bên tuyến và vùng phụ cận dọc đường Vành đai 3 TPHCM phục vụ kế hoạch khai thác hiệu quả quỹ đất mang lại nguồn thu cho ngân sách thành phố.
Trước khi quyết định áp dụng 1 trong 3 phương án phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với các dự án giao thông trọng điểm, quy mô lớn, tỉnh Bình Dương lấy ý kiến người dân, nhất là các trường hợp chịu ảnh hưởng trực tiếp.
Bộ trưởng Giao thông Vận (GTVT) tải Nguyễn Văn Thắng nêu thông tin khi báo cáo Quốc hội việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TPHCM.
Chính phủ nhận định, Vành đai 3 TPHCM tuân thủ đúng các quy định, các công việc bám sát mốc tiến độ yêu cầu. Tuy nhiên, thời gian tới do nhiều dự án cao tốc đồng loạt triển khai, nguồn cung về cát có nguy cơ thiếu hụt.
Kinh tế xã hội tháng 9 và 9 tháng đang phục hồi tích cực, quý sau cao hơn quý trước. GDP quý I tăng 3,28%, quý II tăng 4,08%, quý III tăng 5,33%; tính chung 9 tháng tăng 4,24%...
Tăng trưởng phục hồi tích cực, quý sau cao hơn quý trước: GDP quý 1 tăng 3,32%, quý 2 tăng 4,14% và quý 3 tăng 5,33%. Tính chung 9 tháng, GDP tăng 4,24%, thuộc nhóm nước tăng trưởng cao trong khu vực
Chiều 30/9, Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023. Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ, chủ trì họp báo.
Đồng chí Nguyễn Thị Lệ đề nghị UBND TPHCM tập trung sớm tháo gỡ các vướng mắc trong bồi thường giải phóng mặt bằng. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc triển khai các dự án nhóm A, nhóm B đã được bố trí vốn.
Nhiều dự án đường cao tốc đồng loạt triển khai khiến nguồn vật liệu phục vụ dự án đường Vành đai 3 gặp khó khăn.
Sáng 27-9, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn đã có buổi làm việc với UBND TPHCM và các tỉnh Long An, Bình Dương, Đồng Nai về tiến độ thực hiện dự án đường Vành đai 3 TPHCM.
TPHCM có văn bản gửi các địa phương đăng ký làm việc về hỗ trợ, cam kết một phần khối lượng các mỏ tại địa phương cho dự án. Tuy nhiên, UBND các tỉnh chưa cam kết khối lượng có thể cung cấp cho dự án. Trong khi đó, Đồng Nai mới thu hồi được hơn 6% đất phục vụ dự án.
Cử tri Đà Nẵng kiến nghị tăng cường quản lý dự án Vành đai 4 Hà Nội, Vành đai 3 TPHCM, tránh thất thoát, tham ô, tham nhũng khiếu kiện kéo dài.
Trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2045, tỉnh Bình Dương sẽ bố trí khoảng 200 ha để xây dựng sân bay lưỡng dụng, gần khu vực Núi Cậu.
Sau ba tháng khởi công, việc triển khai thi công đường Vành đai 3 TPHCM vẫn còn chậm. Bộ Giao thông Vận tải đề nghị các địa phương có dự án đi qua xây dựng giải pháp về nguồn vật liệu đắp thông thường để đáp ứng yêu cầu thi công các gói thầu đã khởi công từ tháng 6-2023.
Sáng 19/9, kỳ họp chuyên đề HĐND TPHCM khai mạc, xem xét thông qua các nội dung liên quan đến việc cụ thể hóa Nghị quyết 98 về cơ chế đặc thù.
Theo đó, UBND TPHCM dự kiến số vốn đầu tư công năm 2024 gần 60.000 tỷ đồng. Trong đó hơn 4.355 tỷ đồng vốn ngân sách Trung ương và hơn 55.225 tỷ đồng vốn ngân sách thành phố.
Nguồn cát từ hồ Dầu Tiếng và tỉnh Bến Tre sẽ được bổ sung cho dự án đường Vành đai 3 TPHCM. Từ tháng 9 đến tháng 10 sắp tới đây, TPHCM sẽ làm việc trực tiếp với các địa phương để có sự thống nhất, nối kết trực tiếp giữa các đơn vị thi công với các mỏ cát này.
Ông Lê Thành Út - Chủ tịch UBND huyện Bến Lức (tỉnh Long An) cho biết, trong tuần này HĐND huyện sẽ họp thông qua quy hoạch phân khu tái định cư thuộc dự án đường Vành đai 3 TPHCM qua Long An.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương yêu cầu xử lý nghiêm các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện giải ngân vốn đầu tư công; kịp thời thay thế cán bộ, năng lực yếu kém gây trì trệ, nhũng nhiễu trong công tác quản lý đầu tư công.
Ngày 12-9, Bộ GTVT cho biết, dự án đường Vành đai 3 TPHCM vẫn đang đáp ứng tiến độ. Tính đến hết tháng 8-2023 đã có 9/26 gói thầu thuộc dự án hoàn thành lựa chọn nhà thầu.
Dự án đường Vành đai 3 TPHCM đã hoàn tất lựa chọn nhà thầu cho 4 gói thầu xây lắp XL3, XL6, XL8, XL9 thuộc dự án thành phần 1 với tổng giá trị 8.000 tỷ đồng, có sự góp mặt của các tên tuổi xây lắp lớn.
Đối với công trình trọng điểm đường Vành đai 3 TP.HCM, UBND huyện Bến Lức (Long An) đã chi trả cho 389/398 hộ, đạt 97,7%. Tổng số tiền bồi thường đạt 837,6/857,226 tỷ đồng (đạt 97,7%). Diện tích bồi thường đã đạt 42,3/43,55 ha (97,1%).
Ngày 11-9, ông Nguyễn Văn Được, Bí thư Tỉnh ủy Long An cùng lãnh đạo các sở, ngành tỉnh kiểm tra tiến độ dự án đường Vành đai 3 TPHCM đoạn qua tỉnh Long An.
Sáng 9-9, Đoàn công tác của Quốc hội do ông Vũ Hồng Thanh -Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội - làm Trưởng đoàn, đã đến kiểm tra một số dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Bộ GTVT sẽ khẩn trương nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành, TPHCM - Cần Thơ; đoạn ưu tiên Nha Trang - TPHCM thuộc tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Gần 2 tháng tổ chức lễ động thổ xây dựng đường Vành đai 3, một số khó khăn trong giai đoạn này phát sinh thêm. Cụ thể, còn một số hộ dân, ngôi mộ lâu năm nằm trên đoạn giải tỏa, nguồn cát san lấp phục vụ công trình thiếu so với yêu cầu thực tế.
Dự án đường vành đai 3 TPHCM đi qua TPHCM, Long An, Bình Dương và Đồng Nai có vai trò cực kỳ quan trọng ở khu vực phía Nam. Tuy nhiên, sau khi khởi công tới nay, dự án gặp nhiều khó khăn, trong đó công tác giải phóng mặt bằng vẫn chưa được hoàn tất. Vì thế, yêu cầu cấp bách là phải đẩy nhanh tiến độ của dự án này.
Dự án Vành đai 3 TPHCM qua địa bàn tỉnh Long An hiện còn gần 100 hộ dân chưa bàn giao mặt bằng và chưa bàn giao xong hiện trạng tại vị trí chồng lấn giữa đường Vành đai 3 TPHCM với đường cao tốc Bến Lức – Long Thành.
Ngày 22-8, Giám đốc Sở GTVT TPHCM Trần Quang Lâm cho biết, sở vừa có văn bản kiến nghị UBND TPHCM chấp thuận nguyên tắc, trình tự và lộ trình triển khai thực hiện thí điểm mô hình TOD đã đề xuất, gồm 7 bước và 2 giai đoạn.
Ngày 18/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Kế hoạch giám sát và đề cương báo cáo của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về 'Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018-2023'.