Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi vừa có tờ trình đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc TPHCM - Mộc Bài (giai đoạn 1) theo phương thức đối tác công - tư.
Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM (Ban Giao thông) Lương Minh Phúc cho biết, dự án đường Vành đai 3 TPHCM đã triển khai thi công đồng loạt 10 gói thầu xây lắp. Mặc dù các nhà thầu đã nỗ lực để tìm các nguồn cát đắp nền đường từ các địa phương, nhưng khối lượng cát huy động về công trường chưa đáp ứng nhu cầu tiến độ.
Thiếu cát đắp nền vẫn đang là một trong những cản trở lớn nhất đối với tiến độ các dự án xây dựng đường cao tốc, đặc biệt là ở khu vực ĐBSCL. Trong khi đó, theo chỉ đạo của Chính phủ, hàng loạt dự án sẽ phải hoàn thành trong năm 2025, 2026.
Ngày 24/6, tại Bến Tre, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà có buổi làm việc về giải quyết khó khăn, vướng mắc cho các dự án giao thông trọng điểm khu vực phía Nam. Phó Thủ tướng nhấn mạnh 'bàn để quyết chứ không bàn để đấy' theo đúng thẩm quyền, đúng quy trình, công khai, minh bạch, rõ thời hạn hoàn thành.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ GTVT phải khẩn trương hướng dẫn chi tiết việc điều tiết các mỏ cát 'cho vay', 'hoàn trả' để đáp ứng tiến độ các dự án cao tốc, không làm thay đổi tổng nguồn cát đã phân bổ cho các địa phương. Các nhà thầu phải cập nhật đầy đủ hồ sơ khảo sát xây dựng để bổ sung những mỏ cát 'cho vay', 'hoàn trả'.
Sau khi trực tiếp khảo sát khu vực chuẩn bị cấp phép khai thác cát ở sông Hàm Luông, tỉnh Bến Tre, chiều 24/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, địa phương về giải quyết nguồn vật liệu san lấp cho các dự án giao thông trọng điểm khu vực phía nam, tại TP. Bến Tre.
Cầu Bình Gởi bắc qua sông Sài Gòn nối TP.Thuận An (Bình Dương) và huyện Củ Chi (TPHCM) được đầu tư xây dựng với kinh phí khoảng 600 tỷ đồng vốn là dự án thành phần thuộc dự án đường Vành đai 3 TPHCM.
Bộ Công Thương vừa báo cáo gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về khả năng nhập khẩu cát xây dựng từ Campuchia. Theo Bộ Công Thương, phía Campuchia cho biết, sẵn sàng ban hành cả chứng nhận xuất xứ cho cát mua tại Campuchia để giảm thiểu hiện tượng gian lận, buôn lậu.
Hàng loạt dự án xây dựng đường cao tốc trục ngang giao cắt với cao tốc trục dọc Bắc - Nam ở khu vực phía Nam đang 'chạy nước rút' để hoàn thành những công đoạn cuối cùng.
Dự án đường Vành đai 3 TPHCM đã triển khai thi công đồng loạt ở 10 gói thầu xây lắp nhưng hiện nay chưa đủ khối lượng cát cho nhu cầu. Kế hoạch nhập cát từ Campuchia cũng gặp khó khăn do giá cao, đến 360.000 đồng/m3.
Theo tính toán của Ban Giao thông TPHCM, nếu nhập khẩu cát xây dựng từ Campuchia về sử dụng làm cát san lấp cho dự án vành đai 3 TPHCM sẽ dẫn đến sự chênh lệch giá thành, khoảng 130.000 đồng/m3 so với giá thành cát trong nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, sẽ xem xét để phát động phong trào thi đua hoàn thành mục tiêu cả nước có 3.000 km đường bộ cao tốc trước ngày 31-12-2025.
Chiều 8-6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025 với 466/467 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành.
Đó là số liệu công bố tại phiên họp về kết quả phát triển kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm và nhiệm vụ thời gian tới do UBND TPHCM tổ chức chiều 31-5.
Long An đã tiến hành chi trả bồi thường cho 410/414 hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án, còn lại 4 hộ chưa nhận tiền bồi thường do tranh chấp, tuy nhiên các hộ dân này đã bàn giao mặt bằng.
Bộ GTVT đề xuất bổ sung 2 dự án đường Vành đai 4 TPHCM và đầu tư mở rộng đoạn TPHCM - Long Thành thuộc dự án đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây vào danh mục công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT.
Trên dữ liệu có được, Sài Gòn Tiếp Thị sơ lược tiến độ xây dựng, giải phóng mặt bằng đường Vành đai 3 (đoạn qua TPHCM) để bạn đọc cập nhật thêm thông tin về dự án này.
Trên cơ sở đề xuất của UBND các tỉnh (Đồng Nai, Bình Dương, Long An), UBND TPHCM nhận thấy các phương án đề xuất đầu tư, nâng cấp đường Vành đai 3 TPHCM chưa có sự đồng nhất về quan điểm đầu tư, nâng cấp.
Ngày 16-5, Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM làm việc với UBND TPHCM về tình hình kinh tế - xã hội và thực hiện Nghị quyết 98, Nghị quyết 57 của Quốc hội trước kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV.
TP HCM mới đây đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho dự án mở rộng đoạn đường Quốc lộ 22 ( từ nút giao An Sương đến Vành đai 3 TP.HCM) có mức đầu tư dự kiến 7.100 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, dự án mở rộng QL22 dự kiến khởi công vào cuối năm 2025 hoặc đầu năm 2026, hoàn thành sau 3 năm.Tổng mức đầu tư dự án hơn 7.100 tỷ đồng, trong đó chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng khoảng 2.409 tỷ đồng. Ngân sách TPHCM sẽ tham gia dự án với tỉ lệ 50% để giải phóng mặt bằng, 50% còn lại do nhà đầu tư thi công phần xây lắp đầu tư.
Sáng 16-5, Đoàn ĐBQH TPHCM làm việc với UBND TPHCM trước Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, về tình hình kinh tế - xã hội và thực hiện Nghị quyết 98/2023, Nghị quyết 57/2022 của Quốc hội.
Nhà thầu thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TPHCM có thể đăng ký với tỉnh Sóc Trăng về việc khai thác cát biển để làm vật liệu san lấp.
Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu vừa có văn bản gửi các tỉnh, thành phố về việc đăng ký nhu cầu sử dụng cát biển của tỉnh Sóc Trăng phục vụ các dự án được áp dụng cơ chế đặc thù theo Nghị quyết của Quốc hội.
Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải tại Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo.
Chiều 8-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT (BCĐ) chủ trì phiên họp thứ 11 của BCĐ.
Các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam bộ đang nỗ lực hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 trong bối cảnh ách tắc giải phóng mặt bằng, áp lực giải ngân lớn…
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 cụm 'từ khóa' trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp điều phối phát triển vùng Đồng Nam Bộ là 'tăng tốc, đột phá, tiên phong, liên kết chặt chẽ, thực chất và hiệu quả' để khu vực này tiếp tục phát huy vai trò 'Thành đồng Tổ quốc'.
Đến nay, trong số 29 dự án giao thông quan trọng, liên kết vùng Đông Nam bộ, đã có 4 dự án khởi công, 5 dự án đang triển khai các thủ tục đầu tư và 20 dự án đang được nghiên cứu. Trong đó có tuyến Vành đai 4 TPHCM dài khoảng 206 km và dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.
Đến nay, trong số 29 dự án giao thông quan trọng, liên kết vùng Đông Nam Bộ, đã có 4 dự án khởi công, 5 dự án đang triển khai các thủ tục đầu tư và 20 dự án đang được nghiên cứu, trong đó có tuyến Vành đai 4 TPHCM dài khoảng 206 km và dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.
Để đảm bảo tiến độ dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TPHCM, đối với các địa phương vùng Đông Nam bộ và lân cận, UBND TPHCM kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An tập trung tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện của các dự án thành phần, đảm bảo cơ bản hoàn thành Vành đai 3 năm 2025 và đưa vào khai thác từ năm 2026.
Theo thông tin từ Vụ Kế hoạch và đầu tư (Vụ KH-ĐT) thuộc Bộ GTVT, trong năm 2024 kế hoạch vốn đầu tư công Bộ GTVT được giao có thể lên tới 73.000 tỷ đồng, bao gồm cả vốn kéo dài từ năm 2023 và vốn bổ sung.
Khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam là cửa ngõ kết nối với nhiều vùng kinh tế trong nước và quốc tế. Loạt dự án đường vành đai, cảng hàng không, cảng biển trung chuyển,… đã, đang và sẽ được triển khai cho thấy sự ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông, từ đó tạo động lực phát triển cho khu vực.
Cùng với tuyến đường sắt đô thị số 1, nhiều công trình hạ tầng, giao thông trọng điểm đang được xây dựng đã góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị TPHCM trong thời gian qua.
Trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, công nhân tại nhiều công trường thi công các dự án giao thông trọng điểm ở TPHCM vẫn tất bật với công việc để đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo hoàn thành dự án đúng kế hoạch đề ra.
Ngày 24/4, đại diện UBND tỉnh Bình Dương cho biết, địa phương đã nhận văn bản của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp với lãnh đạo tỉnh Bình Dương về tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc cho các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm tại tỉnh này.
Nút giao Tân Vạn kết nối tỉnh Bình Dương với TPHCM đã được khởi công xây dựng. Đây là một trong những hạng mục quan trọng của đường Vành đai 3 TPHCM với tổng vốn đầu tư 1.831 tỉ đồng.
Nút giao Tân Vạn nối TP.Dĩ An (Bình Dương) và TP.Thủ Đức (TPHCM) là hạng mục quan trọng nằm trong dự án thành phần 5 đường Vành đai 3 TPHCM. Vốn đầu tư cho công trình này hơn 1.800 tỷ đồng.
Dự án Vành đai 3 dài 76 km, đi qua 4 tỉnh, thành, tổng mức đầu tư gần 75.400 tỉ đồng là công trình giao thông lớn nhất phía Nam được khởi công trong tháng 6.2023. Tuy nhiên, một số gói thầu tuyến đường vành đai 3 TPHCM hiện phải nằm chờ do thiếu cát.
Càng ngày vật liệu san lấp và đắp nền xây dựng cao tốc càng trở thành vấn đề lớn. Những giải pháp được doanh nghiệp, giới chuyên gia đề xuất như dùng cát biển, làm đường trên cao, hay tận dụng hàng chục triệu mét khối xỉ than của nhà máy nhiệt điện… đang chờ được các cơ quan có thẩm quyền đưa ra câu trả lời.
Ấn định ngày tuyên án bà Trương Mỹ Lan; Nhiều trường đại học sai phạm trong mở ngành học mới; thông tin bất ngờ về người xin khai thác 3 tấn vàng dưới sông Cà Ty do ông tổ mách bảo; Xô xát trong đêm vì mâu thuẫn nuôi chó, 3 người thương vong,... là những tin tức phương Nam đáng chú ý tuần qua.
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo 136/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về bảo đảm nguồn vật liệu cho Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TPHCM và các dự án đường cao tốc khu vực ĐBSCL.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập ngay Tổ công tác liên ngành để hỗ trợ giải quyết dứt điểm nguồn vật liệu san lấp cho dự án Vành đai 3 TPHCM và các dự án đường cao tốc khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TPHCM đã phê bình các ban, chủ đầu tư thời gian qua vẫn chưa quyết tâm đẩy nhanh tiến độ; yêu cầu các sở ngành, ban quản lý, chủ đầu tư thực hiện đúng tiến độ từng phần việc như đã cam kết; tập trung giải quyết nguồn cát cho đường Vành đai 3 TPHCM.