Dự án đường liên kết vùng trị giá hơn 4.000 tỷ giữa Hòa Bình – Hà Nội và Hòa Bình – Mộc Châu đã sẵn sàng được khởi công vào cuối tháng 2/2023.
Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) không chỉ tạo trục kết nối giữa khu vực Tây Bắc với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ mà còn góp phần mở rộng không gian, tạo động lực mới thúc đẩy KT-XH của tỉnh phát triển. Xác định điều đó, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) phục vụ dự án được tỉnh chỉ đạo quyết liệt. Đến nay, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tuyến đường đã sẵn sàng khởi công.
Ban Chỉ đạo (BCĐ) Du lịch tỉnh ban hành Kế hoạch số 31/KH-BCĐDL ngày 17/2/2023 về phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2023.
Ngày 3/2, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị BTV Tỉnh ủy định hướng những nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới. Nhân dịp đầu xuân, năm mới, kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới cán bộ, đảng viên và toàn thể Nhân dân, cùng nỗ lực thi đua phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ phát triển KT-XH của tỉnh.
Nguyễn Phi Long Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy
Xuân chạm ngõ, lan tỏa khắp đất trời, không gian và lòng người. Từ thành phố đến những bản làng xa xôi ngập tràn không khí xuân về. Xuân này, điểm lại những gì đã làm được sau 1 năm cố gắng để phấn đấu cho cuộc sống thêm tốt đẹp, bình an, hạnh phúc.
Bất cứ ai, từ nông thôn đến thành thị cũng có thể cảm nhận sâu sắc được quê hương đang thay đổi tích cực, mọi việc đang tốt lên. Diện mạo hạ tầng tiếp tục đầu tư, chất lượng hưởng thụ của người dân không ngừng được cải thiện. Cán bộ và nhân dân thành phố Hòa Bình đón xuân mới với bao dự cảm tốt đẹp.
Năm 2022 khép lại với những kết quả nổi bật, hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ, mở ra cơ hội rất lớn để thực hiện Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, đưa tỉnh hòa nhịp dòng chảy đổi mới, phát triển nhanh, bền vững.
Năm 2022, năm thứ 3 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Hòa Bình lần thứ II, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế, cấp ủy Đảng, chính quyền thành phố đã quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phát triển KT -XH, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Trong điều kiện khó khăn, tỉnh đã huy động nguồn lực ưu tiên đầu tư các dự án, công trình giao thông trọng điểm, tạo sức lan tỏa thúc đẩy phát triển KT-XH. Những năm qua, tỉnh đã hoàn thành một số tuyến đường chiến lược, đột phá, tạo động lực thu hút đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp, du lịch. Đồng thời, tạo quỹ đất hai bên đường phục vụ xây dựng, đầu tư hạ tầng thương mại, đô thị, nhà ở xã hội.
Khu công nghiệp (KCN) Yên Quang xã Quang Tiến, TP Hòa Bình do Công ty CP An Việt Hòa Bình làm chủ đầu tư, có tổng diện tích lập quy hoạch 200,1 ha, tổng vốn đầu tư xây dựng trên 1.600 tỷ đồng. Mục tiêu là đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, không gây ảnh hưởng tới môi trường với hệ thống hạ tầng kỹ thuật từng bước đồng bộ, đáp ứng nhu cầu mặt bằng sản xuất, kinh doanh cho nhà đầu tư (NĐT) thứ cấp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng KT-XH, giải quyết việc làm cho lao động địa phương.
Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy giải ngân các nguồn vốn, tập trung ưu tiên cho các công trình, dự án trọng điểm điểm có vai trò đặc biệt quan trọng, tạo sức hút thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra là phấn đấu đến năm 2025, kinh tế của tỉnh đạt mức trung bình của cả nước.
Tập trung thực hiện các giải pháp quyết liệt, mạnh mẽ, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư, đẩy nhanh tiến độ các dự án, công trình quan trọng, nhất là các dự án phát triển hạ tầng, thu hút đầu tư, phát triển các loại hình doanh nghiệp, tỉnh đang tập trung các nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Các công trình, dự án trọng điểm về cơ sở hạ tầng có vai trò quan trọng trong phát triển KT-XH của tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025. Xác định được điều đó, UBND tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện các dự án, công trình trọng điểm đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước dự kiến khởi công trong năm 2022. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) chậm dẫn đến khó triển khai dự án theo đúng tiến độ.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) thực hiện các dự án trọng điểm của tỉnh tại Quyết định số 698-QĐ/TU, ngày 31/10/2022.
Năm 2022, với việc Tỉnh ủy, UBND tỉnh tiếp tục đổi mới trong chỉ đạo, điều hành, phân công trách nhiệm cụ thể, gắn với kiểm tra, đôn đốc, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh đã đem lại những kết quả tích cực ở nhiều mặt công tác. Đặc biệt, Đảng bộ tỉnh đã chú trọng chỉ đạo các đảng bộ trực thuộc quán triệt, thực hiện nghiêm túc các văn bản của T.Ư về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; chỉ đạo nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả thực hiện các mục tiêu Nghị quyết (NQ) số 05-NQ/TU, ngày 13/12/2021 của BCH Đảng bộ tỉnh về mục tiêu, nhiệm vụ năm 2022.
Ngày 3/10/2017, BCH Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 17-NQ/TU về phát triển vùng động lực (VĐL) tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. VĐL của tỉnh bao gồm TP Hòa Bình, huyện Lương Sơn và phía Bắc huyện Lạc Thủy. Đây là vùng đô thị - công nghiệp, động lực phát triển KT-XH của tỉnh, tập trung đầu tư phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, làm đầu tàu kéo các vùng lân cận.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra nhiệm vụ: 'Tăng cường huy động mọi nguồn lực để đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH; trong đó tập trung nguồn vốn cho các công trình trọng điểm, cấp thiết... Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành một số dự án công trình giao thông trọng điểm để từng bước hoàn chỉnh mạng lưới giao thông theo quy hoạch'... Thực hiện nghị quyết, việc ưu tiên nguồn lực đầu tư các công trình giao thông đã, đang được tỉnh chú trọng thực hiện với phương châm giao thông đi trước một bước.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 5401/VPCP-CN truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành về kinh phí thanh toán Hợp đồng Dự án BT đầu tư xây dựng đường cao tốc Hòa Lạc - thành phố Hòa Bình, đoạn qua tỉnh Hòa Bình.
Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu làm rõ tỷ lệ nguồn vốn nhà nước tham gia dự án mở rộng đường Hòa Lạc - Hòa Bình theo hình thức PPP.
Tại phiên thảo luận tại hội trường trung tâm, nhiều đại biểu đã phát biểu đóng góp các ý kiến có chất lượng đánh giá tình hình KT-XH cũng như đề xuất các giải pháp chủ yếu để thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH năm 2022. Báo Hòa Bình trích đăng một số nội dung:
Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đề nghị làm rõ căn cứ pháp lý chuyển giao thẩm quyền tại dự án đường bộ Hòa Lạc - Hòa Bình.
BCH Đảng bộ tỉnh, BTV Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện 4 khâu đột phá chiến lược gồm: Quy hoạch; phát triển hạ tầng; cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh thu hút đầu tư; phát triển nguồn nhân lực trên cơ sở đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương, hướng tới mục tiêu hiện thực hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.
UBND tỉnh Hòa Bình sẽ phải tìm một phương án huy động vốn khác để thanh toán khoản công nợ kéo dài gần 10 năm cho Tập đoàn Geleximco tại Dự án BT đường cao tốc Hòa Lạc- Hòa Bình.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ GTVT đã thị sát kiểm tra tuyến dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu.
Ngày 28/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đi kiểm tra, khảo sát, dự lễ khởi công một số công trình lớn trên địa bàn tỉnh Sơn La, thị sát dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, trong đó nhấn mạnh tiềm năng phát triển của vùng đất Mộc Châu.
Chiều ngày 27/5, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ cùng đoàn công tác đã kiểm tra Dự án đầu tư xây dựng cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (tỉnh Sơn La) tại tuyến đầu dự án (Km29 đường Hòa Lạc - Hòa Bình, phường Kỳ Sơn - TP Hòa Bình). Tham gia đoàn công tác có đồng chí Nguyễn Văn Thể, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ GTVT.
Kết cấu hạ tầng giao thông có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Có kết cấu hạ tầng GTVT đồng bộ, hiện đại, kết nối đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách… thì nền kinh tế mới tăng trưởng bền vững.
Tuyến cao tốc Đại lộ Thăng Long sẽ được kéo dài với việc đầu tư thêm khoảng 6,7 km với đoạn nối từ Quốc lộ 21 đến cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình với tổng mức phí đầu tư là 5/500 tỷ đồng.
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản chấp thuận chủ trương làm tuyến đường nối đại lộ Thăng Long với cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình với chiều dài khoảng 6,7km và kinh phí đầu tư khoảng 5.500 tỷ đồng.
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) có văn bản chấp thuận đề xuất của UBND thành phố Hà Nội về việc xây dựng đoạn đường dài 6,7km nối đại lộ Thăng Long với cao tốc Hòa LạcHòa Bình với tốc mức đầu tư 5.500 tỷ đồng.
Bộ GTVT đồng thuận với đề xuất của Sở GTVT TP. Hà Nội về việc đầu tư thêm khoảng 6,7 km đoạn nối Quốc lộ 21 từ đại lộ Thăng Long đến cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình.
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Đại lộ Thăng Long, đoạn nối Quốc lộ 21 đến cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình có tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 6,7 km với tổng mức đầu tư dự kiến 5.500 tỉ đồng.
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản gửi Sở Giao thông Vận tải Hà Nội về Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Đại lộ Thăng Long, đoạn nối quốc lộ 21 đến cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình.
Tuyến cao tốc Đại lộ Thăng Long sẽ được kéo dài với việc đầu tư thêm khoảng 6,7 km với đoạn nối từ Quốc lộ 21 đến cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình.
Tập đoàn Geleximco nhiều khả năng chỉ nhận được một phần trong tổng giá trị đã được quyết toán khi tham gia vào Dự án BT đường cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình.
Ngày 27/4, đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì hội nghị Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tháng 4 cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết phát triển kinh tế hợp tác xã (HTX); tình hình thực hiện một số dự án, công trình trọng điểm của tỉnh và một số nội dung quan trọng khác.
Hòa Bình phát triển giao thông đồng bộ, tạo sức bật để phát triển kinh tế - xã hội Phát triển hệ thống giao thông tạo sức bật cho kinh tế - xã hội, giúp hoạt động du lịch phát triển và giúp thị trường địa ốc tỉnh Hòa Bình trở nên sôi động và hấp dẫn.
Theo đề xuất của đơn vị tư vấn - Công ty CP tư vấn xây dựng và quy hoạch Việt Nam, Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Hòa Bình đến năm 2045 là một bước cụ thể hóa chủ trương của tỉnh. Trên cơ sở nhận định, đánh giá thực tiễn phát triển, những tiềm năng, thế mạnh của thành phố, đơn vị tư vấn và các cơ quan liên đang xây dựng quy hoạch có tính thực tiễn và nhạy bén. TP Hòa Bình được hình dung là một thành phố có tổ chức phát triển mới, năng động, đặc biệt nhạy cảm với vấn đề môi trường, hội tụ các yếu tố để trở thành điểm đến hấp dẫn, nơi để sinh sống, làm việc và nghỉ ngơi.
UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 497/QĐ-UBND về phê duyệt dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu), do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Hòa Bình làm chủ đầu tư.
Ngày 24/2, đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì hội nghị Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tháng 2, cho ý kiến vào nhiều nội dụng quan trọng phát triển KT-XH của tỉnh.
Bài 2 - Để Hòa Bình trở thành điểm đến sôi động, tin cậy của nhà đầu tư (HBĐT) - Quyết liệt chỉ đạo tháo gỡ rào cản trong thu hút đầu tư (THĐT), cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh (CTMTĐTKD) thông thoáng, minh bạch, thân thiện, trong đó đặc biệt quan tâm khắc phục hạn chế trong cải cách thủ tục hành chính (TTHC); coi trọng xây dựng bộ máy chính quyền phục vụ, vì lợi ích của người dân, doanh nghiệp (DN) và vì sự phát triển của tỉnh. Đó là phương châm hành động đã, đang được Tỉnh ủy, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo thực hiện để Hòa Bình trở thành điểm đến sôi động, tin cậy của các nhà đầu tư (NĐT).
Hòa Bình được đánh giá có vị trí 'Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ', đây là lợi thế đặc biệt để phát triển. Những năm qua, với việc xác định phát triển kết cấu hạ tầng cơ bản đồng bộ, hiện đại, trong đó tập trung nguồn lực ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình giao thông quan trọng mang tính đột phá trong phát triển KT-XH khiến câu chuyện Hòa Bình gần mà xa dần trở thành ký ức.
ng Vành đai 5 có 35km đi qua địa phận tỉnh Hòa Bình nhưng hiện chưa có vốn đầu tư và địa phương cần chủ động huy động vốn theo phương thức PPP hoặc ODA.
Thành phố Hòa Bình (TPHB) đang đổi thay mạnh mẽ, từng bước khẳng định vai trò, vị thế là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục..., là hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế toàn tỉnh. Và tương lai không xa, TPHB sẽ là một trong những đô thị trung tâm vùng Thủ đô Hà Nội; là đô thị cửa ngõ, cầu nối giữa vùng Thủ đô và vùng Tây Bắc.