Giáo pháp Kim cương thừa - Mật tông xuất hiện vào thế kỷ thứ 4 tại Bắc Ấn Độ và trở nên hưng thịnh vào thế kỷ thứ 6. Đến giữa thế kỷ thứ 8 hình thành một truyền thống lớn mạnh được truyền qua Tây Tạng, Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Mông Cổ, Nga… và nó cũng nhanh chóng gây ảnh hưởng trong các truyền thống tông phái Phật giáo khác vốn đã có từ trước đó, như Luật tông, Tịnh độ tông, Hoa nghiêm tông, Thiền tông… với sức lan tỏa và ảnh hưởng không nhỏ trong lịch sử phát triển Phật giáo.
Hòa thượng Thích Thanh Quyết cho biết, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội luôn sẵn sàng đón tiếp các thầy Phật giáo An Nam tông sang tu học và trao đổi về công tác Phật sự.
Ẩn mình trong thư viện Anh là một di sản có ý nghĩa lịch sử sâu sắc: một bản sao kinh Kim cang của Trung Quốc, một bản kinh văn Phật giáo thiêng liêng được in cách đây hơn 1.100 năm.
Trong Phật giáo thường chia ra Phật giáo Nguyên thủy, Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Kim cang thừa.
Hệ phái Khất sĩ chúng ta với phương châm: 'Nối truyền Thích-ca Chánh pháp - Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam'. Trong đó, từ Khất sĩ đứng hàng đầu trong tiếng Tỳ-kheo, chứ không phải Khất sĩ của Tổ sư Minh Đăng Quang, cần hiểu rõ điều này để thấy, đạo Phật có nhiều pháp môn, nhưng tất cả đều là phương tiện.
Tôi đã giảng về nhứt Phật thừa trong Phật giáo theo kinh Pháp hoa là chỉ có một thừa duy nhất xuyên suốt từ phàm phu lên quả vị Phật, không có con đường nào riêng rẽ.
Đức Phật ra đời như ánh hào quang sáng rực làm lóa mắt đi những giá trị hệ tư tưởng chưa được thay đổi nay đã được Thế Tôn làm cho thay đổi, những gì chưa được hiểu biết thì Thế Tôn sẽ cho hiểu biết, những gì chưa được làm sáng tỏ thì Thế Tôn sẽ làm cho sáng tỏ
Chú Đại Bi được phát xuất từ kim khẩu của Bồ tát Quán Thế Âm. Với oai lực và linh nghiệm đã được chứng minh qua không gian và thời gian, thần chú Đại Bi đã được trân trọng trì tụng trong các khóa lễ, các nghi thức tụng niệm chính của các quốc gia theo truyền thống Phật giáo Đại thừa.
Trong Chơn lý, Tổ sư giải thích: 'Đạo Phật không phải là học Phật hay Phật pháp. Vì Phật pháp là giáo lý giác ngộ phương tiện tùy duyên của Phật, dạy cho mỗi chúng sanh khác nhau. Còn học Phật là kẻ đang học giáo lý của Phật mà chưa thực hành.
Vào thời cổ đại và theo nguyên tắc Phật giáo, người ta tin rằng mọi thứ trên thế giới này đều là nhân quả.
Hạnh nguyện dấn thân của đức Phật, chư Thánh, chư Tổ, chư tôn túc Hòa thượng, có thể nhận thấy sở dĩ Phật giáo trường tồn cho đến ngày hôm nay đều nhờ vào sự xuất hiện của các Ngài với tâm thế Bồ tát trong thân hình của thanh văn đã không quản ngại gian khổ mà dấn thân vào cuộc đời để làm vô số việc lợi ích cho chúng sinh.
Có nhiều địa điểm du lịch, một số nơi cực đẹp ở Đà Lạt mà du khách không phải bỏ tiền mua vé.
Khi tìm hiểu nghệ thuật điêu khắc truyền thống, nhiều nhà điêu khắc, mỹ thuật Việt Nam đều thán phục sức sáng tạo của người xưa qua bức tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (chùa Bút Tháp), và xem đó là thành quả cao của nền văn hóa nghệ thuật dân tộc.
'Quán Thế Âm Bồ Tát có sức uy thần chẳng thể nghĩ bàn, trong quá khứ vô lượng kiếp về trước, đã thành Phật, hiệu là Chính Pháp Minh Như Lai. Do Nguyện Lực Đại Bi là làm an vui cho chúng sinh, cho nên hiện làm Bồ Tát.' Cho nên chúng ta thương xưng danh hiệu 'Nam mô Đại Từ Đại Bi năng cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát.'
Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Phật giáo Đại thừa, chúng ta không thể bỏ qua giai đoạn Phật giáo Bộ phái hay còn gọi là Phật giáo Tiểu Thừa, là giai đoạn trung gian để hình thành nên Đại thừa Phật giáo. Bởi vì theo các nhà nghiên cứu về lịch sử thì sau khi đức Phật nhập Niết bàn khoảng 100 năm, nội bộ Phật giáo đã có những bất đồng về giới luật
Mỗi bộ phái đều có luận thư riêng tùy theo từng giai đoạn, thời kỳ, văn hóa của từng quốc gia, cả ba bộ phái đều tập trung diễn giải làm sáng tỏ những lời Phật dạy trong Kinh tạng và Luật tạng, để giúp cho người đọc, người hành trì có thể tiếp thu và thực hành hướng đến giải thoát, niết bàn.
Tư tưởng Đại thừa Phật giáo ở Việt Nam là tinh thần 'đạo pháp trường tồn cùng dân tộc' luôn hiện hữu trong mỗi chặng đường bảo vệ và phát triển đất nước. Tinh thần này là nguồn sức mạnh, là động lực để Phật giáo thực hiện sứ mạng cứu độ nhân sinh...
Phật giáo bắt nguồn từ khoảng thế kỷ thứ V trước tây lịch ở Ấn Độ, và thông qua nhiều cuộc truyền bá, hiện nay, nhiều Phật tử sống ở Trung Quốc.
Ngày nay, xu hướng tìm hiểu và nghiên cứu Đức Phật lịch sử là điều cần thiết, nên làm. Tuy nhiên, quá thiên trọng về 'lịch sử' mà cố tình không đề cập đến hay phủ nhận các phương diện khác của giáo pháp Thế Tôn như giáo hóa chư thiên, quỷ thần là một sự lệch lạc cần chấn chỉnh.
Bát Bất chính là 'trung', hiển thị lý trung đạo, 'trung' chính là tướng 'không' của các pháp, sử dụng chữ 'bất' để hiển bày ý nghĩa chữ 'không'. Ở đây, cần phải khẳng định, khái niệm 'Không' (Sūnyatā) mà Phật giáo Đại thừa đê cập...
Lý tưởng Bồ tát trong Nguyên thủy mặc dù đã được đức Phật khuyến khích: 'hãy du hành vì lợi ích chúng sinh' thế nhưng qua thời gian Phật nhập Niết Bàn, các đệ tử đã quên đi hạnh nguyện ấy mà chì chú trọng đến lý tưởng A la hán.
Nhân mùa Vu lan Báo hiếu của Phật giáo Việt Nam, tôi gợi một số ý để Tăng Ni, Phật tử hiểu và hành trì đúng Chánh pháp, được lợi lạc.
Thân trung ấm hay còn gọi là thân trung hữu, trong tiếng Phạn gọi là Antarābhava – Bardo. Đây là một thuật ngữ nói về một trạng thái trung gian hoặc một khoảng không của con người sau khi trút hơi thở cuối cùng và chờ đợi quá trình phân định nghiệp để có thể tái sinh đến một cõi tiếp theo. Theo Phật giáo Đại thừa thì quá trình này kéo dài nhất là 49 ngày sau khi người mất lìa đời.
Điểm đặc biệt của tư tưởng Tịnh độ là mỗi vị Phật và mỗi cảnh giới Tịnh độ đều tương ưng với những tâm tư, nguyện vọng của tín đồ. Như Phật Dược Sư cầu mong cho chúng sinh sức khỏe bình an, Phật A-di-đà với sứ mệnh tiếp dẫn chúng sinh sau khi mạng chung.
Đại thừa khởi tín luận được giảng dạy tại các Học viện Phật giáo Việt Nam, như Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp.HCM chọn là một trong những môn chính của khoa Triết học Phật giáo và đào tạo từ xa. Ngoài ra trong một số trường trung cấp (Tp.HCM, Huế, Đồng Nai..., cao đẳng Tp.HCM, lớp cao cấp giảng sư... cũng đưa bộ luận này vào chương trình giảng dạy...
Phật giáo Ấn Độ ở Việt Nam đã, đang và sẽ hiện hữu trong lịch sử, trong đời sống của người dân Việt Nam dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Trong đó, phong tục tập quán của người Việt Nam trong quá trình tồn tại và phát triển đã chịu nhiều tác động của Phật giáo Ấn Độ.
Các công trình Phật giáo Đại thừa được tìm thấy ở trung tâm Gadhāra cho thấy đây là vùng đất mà Phật giáo Đại thừa phát triển rực rỡ. Mặc dù không ai biết sự xuất hiện của phong trào Phật giáo Đại thừa từ khi nào và ở đâu, nhưng có thể thấy rằng tư tưởng của Phật giáo Đại thừa đã nhanh chóng được tiếp nhận và phổ biến rộng rãi trong quần chúng.
Trong Phật giáo thì chỉ có Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và các vị Thanh văn đệ tử của Phật là những con người có thật, còn các vị Bồ-tát chỉ được đề cập trong các kinh điển chứ không phải là những nhân vật lịch sử cụ thể ở cõi đời này.
Sau khi Tổ sư Nguyên Thiều xiển dương thành công thiền phái Lâm Tế ở Bình Định, tiếng tăm của thiền phái Lâm Tế đã lan tỏa đến kinh thành Huế và được chúa Nguyễn trọng thị, và thỉnh Tổ sư về Thuận Hóa cùng với chúa xây dựng và phát huy truyền thống Phật giáo
Nói đến tịnh độ, chúng ta có tịnh độ tam kinh, tịnh độ ngũ kinh và xa hơn nữa, đạo tràng chúng ta tu tịnh độ Pháp hoa. Tịnh độ là chung nhưng tùy người thực tập mà có khác nhau như vậy.
Tu tập Trung đạo qua đạo lý duyên khởi là không chấp thủ nhị biên, không rơi vào cực đoan. Sống theo tinh thần tùy duyên, không hệ lụy vào các hiện tượng giả danh, không thật. Vì vậy luôn sống trong tinh thần lạc quan tích cực khi có biến động đau buồn xảy ra.
Chính quyền bang Tripura thuộc vùng đông bắc Ấn Độ đang quảng bá Pilak, một địa điểm khảo cổ Phật giáo 1.000 năm tuổi, như một phần của hành trình du lịch tâm linh, văn hóa và tôn giáo.
Donald S.Lopez Jr. là một nhà nghiên cứu Phật học đầy uy tín với những công trình đáng giá trong việc 'giải mã' lịch sử hình thành và phát triển của các văn bản Phật giáo quan trọng; một trong số đó có Kinh Pháp hoa .
Ý nghĩa Phương Tiện trong Kinh Pháp Hoa được Hòa thượng Thích Thiện Siêu giảng giải 177 trên 560 trang trình bày về phẩm Phương Tiện. Kinh Duy Ma Cật, sử dụng phương tiện, hóa độ chúng sinh dưới hình thức cư sĩ, điển hình Cư sĩ Duy Ma Cật là trưởng giả giàu có, Ngài Cưu Ma La Thập có hai dịch phẩm, dịch từ tiếng phạn sang tiếng Hán.
Duy thức tính được lập ra, mục đích giúp hành giả nhận thức được bản chất của mọi sự vật hiện tượng, từ đó nỗ lực hành trì, chuyển Thức thành Trí. Đối với các kiến thức đã được lãnh thọ, tùy vào nghiệp lực chi phối và khả năng nhận thức, mỗi hành giả sẽ có cách ứng dụng riêng để đem đến lợi ích thiết thực cho bản thân.
Theo Phật giáo Đại thừa một hành giả, một vị Bồ Tát muốn tu thành Phật quả phải nỗ lực thực hành đầy đủ trọn vẹn sáu pháp: Bố thí,Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí tuệ đến mức tròn đầy viên mãn. Nhìn từ góc độ xây dựng nhân cách phẩm chất, năng lực con người cho đất nước, cho dân tộc thì mẫu người lý tưởng nhất là rèn luyện được sáu phẩm chất theo tinh thần của Phật giáo qua Lục độ tập kinh
Việc các Youtuber quay và phát tán hình ảnh xuyên tạc Phật Giáo gây bức xúc trong dư luận, Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP HCM đã đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc.
Chiều 1-7, Hội thảo chủ đề 'Phật giáo - Tầm nhìn lịch sử và thực hành' (Buddhism - A Historical and Practical Vision) do Hội Tăng Ni nghiên cứu sinh Việt Nam tại Ấn Độ liên kết với chùa Hương Sen (California, Hoa Kỳ) tổ chức tại Đại học Sharda, bang UP, Ấn Độ.
Chùa Vĩnh Nghiêm là một ngôi chùa theo Phật giáo Bắc Tông (hệ phái Đại Thừa) được nhiều người biết đến tại Bắc Giang, Chùa được xây dựng vào thời Vua Lý Thái Tổ (1009 - 1028) với tên gọi là Chúc Thánh. Đến thời Vua Trần Nhân Tông (1278 - 1293), Chùa được mở mang, trùng tu lại và đổi tên thành Vĩnh Nghiêm.
Người Phật tử theo Đại thừa Mật giáo vùng Lhadak, Sikkhim, Bhutan, Ấn Độ, Tây Tạng cũng sùng kính không kém về thánh địa Garsha Phagpa nơi có tượng Đức Quan Thế Âm tự hiện!
Kinh Lăng-già là một trong số những bản kinh quan trọng của Phật giáo Đại thừa, nhấn mạnh đến sự giác ngộ tự thân, đạt đến tâm vô phân biệt, vượt ngoài mọi hiện tượng nhị nguyên.
Hãy cùng tìm hiểu lý do Đức Phật khuyên người tại gia không nuôi chó mèo hoặc gia súc.
Đại học Phật giáo Preah Sihanouk Raja (SBU), một cơ sở giáo dục lâu đời nhất ở Campuchia, vừa qua đã lên kế hoạch nhằm cung cấp chương trình tiến sĩ về ngôn ngữ Pāli trong tương lai để thúc đẩy giáo dục sinh viên Phật giáo.
Tối 25-6, tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh - chùa Phật Ân (P.Lạc Đạo, TP.Phan Thiết) khai giảng lớp giáo lý căn bản cho Phật tử sau 2 năm bị gián đoạn bởi đại dịch Covid-19.
Là một trong số ít xã có 3 di tích lịch sử cấp quốc gia, chính quyền và người dân Tân Kỳ (Tứ Kỳ) luôn tự hào, đồng lòng bảo vệ để các di tích này.
Một mùa Khánh đản nữa lại về trên quê hương đất nước Việt Nam, cũng như khắp nơi trên thế giới. Kể từ khi Liên Hiệp Quốc công nhận ngày Vesak là lễ hội toàn cầu, đó cũng là niềm tự hào, niềm vui chung của tất cả những người con Phật.
Kinh Hoa nghiêm là bản kinh lớn của Phật giáo Đại thừa, là thời pháp vô ngôn được Đức Phật thuyết trong thiền định cho hàng đại Bồ-tát tại Bồ Đề Đạo Tràng trong 21 ngày, sau khi thành đạo, hay nói chính xác là lời pháp từ chân tâm.