Cuộc chiến đấu anh dũng của Mẹ Nhu và 7 Dũng sĩ Thanh Khê diễn ra vào ban ngày, nằm giữa lòng thành phố Đà Nẵng vào ngày 26/12/1968 là một trong những trận đánh đi vào lịch sử; là biểu tượng cao quý của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, về đức hy sinh và lòng dũng cảm của người dân Việt Nam cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng quê hương, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Những ngày cuối tháng 7-1945, qua nhiều nguồn tin, lực lượng thanh niên An Khê và những cơ sở trong các đồn điền ở Gia Lai đã tiếp nhận được Chương trình Việt Minh. Việc tiếp thu Chương trình Việt Minh là điều kiện quan trọng mở ra bước ngoặt quyết định đối với phong trào yêu nước của đồng bào các dân tộc trong tỉnh, giúp cho phong trào định ra mục tiêu, phương hướng hành động đúng đắn phù hợp với mục tiêu chung của phong trào cách mạng cả nước.
Đầu tháng 3-1945, tình hình trong nước biến chuyển nhanh chóng, khi Nhật đảo chính Pháp và độc chiếm Đông Dương. Ở Gia Lai, sau cuộc tiếp đón đoàn tù chính trị được trả tự do từ 'Căng an trí' Đak Tô về Quy Nhơn, trên đường đi có ghé lại Pleiku và An Khê, các tổ chức Đoàn thanh niên ở thị xã, thị trấn lần lượt được thành lập, khí thế cách mạng sục sôi.Tại thị xã Pleiku, Đoàn Thanh niên Gia Lai được thành lập trong tháng 4-1945. Tháng 5-1945, Đoàn Thanh niên Chấn Hưng An Khê ra đời. Tháng 6-1945, Đoàn Thanh niên Cheo Reo hình thành. Sau khi thành lập, hoạt động xã hội của các tổ chức Đoàn thanh niên trong tỉnh tiến dần lên mục tiêu chính trị chống Nhật và tay sai để cứu nước. Đoàn thanh niên đã phát triển nhanh chóng, thu hút đông đảo thanh niên, công nhân trong thị xã, thị trấn, trong các đồn điền và các làng nông thôn phụ cận tham gia.
'Đây là những đồng đội của tôi. Các anh đều là những chiến sĩ đặc công Tiểu đoàn Đặc công 28, thuộc Công trường 5 (Sư đoàn 5), từng tham gia nhiều trận đánh ác liệt. Sống sót trở về và ngày hôm nay được tề tựu cùng nhau là cả một phép màu.
'Cách mạng Tháng Tám năm 1945 có sức hút mạnh mẽ đối với các giai tầng trong xã hội, tạo thành cao trào và sức mạnh to lớn dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam'-ông Ngô Thành, sinh năm 1927, nguyên Phó bí thư Tỉnh ủy Gia Lai đã khẳng định như vậy khi trò chuyện với chúng tôi.
_ Mỗi lần trở lại Tánh Linh tôi lại nhớ đến những thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp có tiềm năng phát triển các loại hình du lịch, nhất là du lịch sinh thái như: Thác Bà, thác Mưa bay, thác Trượt, hồ Biển Lạc, lòng hồ Đa Mi… Bên cạnh đó, còn có các công trình, di tích văn hóa, lịch sử ghi lại những chiến tích lịch sử cách mạng hào hùng. Du khách đến tham quan, tìm hiểu di tích luôn tự hào về những trận đánh và chiến thắng giòn giã của quân và dân Tánh Linh tại Hoài Đức – Bắc Ruộng cách đây 60 năm. Ông Lê Xuân Hào, ngụ tại Bắc Ruộng đã từng chứng kiến trận đánh lịch sử này kể lại: 'Chiều 28/7/1960, toàn bộ lực lượng tham gia trận đánh cùng 100 dân công đã hành quân đến vị trí tập kết, cách Bắc Ruộng 10km. Ban Chỉ huy trận đánh thông qua quyết tâm và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận. Ngày 30/7, mặc dù trời mưa to có nhiều trở ngại, song với quyết tâm tiêu diệt địch, giải phóng cho đồng bào trở về buôn làng cũ xây dựng căn cứ kháng chiến, cán bộ chiến sĩ tham gia trận đánh đã đội mưa, vượt suối lũ, tiếp cận mục tiêu. Vào lúc 0 giờ 15 phút ngày 31/7/1960, trận đánh bắt đầu. Tại Chi khu quân sự, chỉ sau 5 phút chiến đấu, ta đã làm chủ trận địa, thu toàn bộ vũ khí trong kho, giải thoát cho 40 tù chính trị bị địch giam giữ ở đây, bắt 50 tên địch, trong đó có Đồn trưởng Đồn bảo an kiêm Chi khu trưởng.
Rạng sáng 5-5-1968, Tiểu đoàn 440 phối hợp với Tiểu đoàn 445 tiến công đồng loạt các vị trí, đồn bảo an, cứ điểm đồi Con Chim và ấp chiến lược Cẩm Mỹ. Sau đợt hỏa lực trực tiếp, bộ đội được lệnh xung phong. Chỉ sau 15 phút chiến đấu, Đại đội Bộ binh 5 làm chủ cứ điểm đồi Con Chim. Đại đội 9 và Đại đội 6 chiếm được ấp chiến lược-yếu khu Cẩm Mỹ...