Thời gian qua, nhờ các chính sách hỗ trợ kịp thời của Đảng, Nhà nước cũng như của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đời sống người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn đã đổi thay toàn diện.
Ngày 18/8, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức Đại hội các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 với chủ đề 'Các dân tộc đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững'.
Với chủ đề 'Các dân tộc đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững', sáng ngày 18/8, tại Trung tâm Văn hóa và Hội nghị tỉnh đã diễn ra Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sóc Trăng lần thứ IV năm 2024 với sự tham dự của 260 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 424.000 đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Sóc Trăng. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội, đánh dấu một chặng đường phát triển mới của cộng đồng các dân tộc thiểu số tỉnh Sóc Trăng.
Đảng ta luôn xác định, đoàn kết là giá trị cốt lõi, đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược, là cội nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu của cách mạng Việt Nam, có ý nghĩa quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Sáng 6-8, tại phường Mỹ Đức, TP. Hà Tiên (Kiên Giang) diễn ra ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2024. Gần 500 người dân là đồng bào Kinh, Hoa, Khmer trên địa bàn TP. Hà Tiên đã tham gia ngày hội.
Đồng bào Mường và đồng bào Kinh (Việt) vốn có chung một nguồn gốc, họ là chủ nhân của nền văn hóa đồ đá cũ, đồ đá mới và nền văn hóa Đông Sơn phát triển rực rỡ. Qua phát hiện khảo cổ học với các di chỉ Núi Đọ, hang Con Moong (Thạch Thành), mái đá Điều, mái đá Nước (Bá Thước), di chỉ khảo cổ văn hóa Đông Sơn ở Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Vĩnh Lộc, TP Thanh Hóa, Hậu Lộc... đã nói lên điều đó. Do biến thiên của lịch sử và xã hội, mãi sau này Việt - Mường mới tách ra, song giữa hai dân tộc vẫn có mối quan hệ gần gũi và gắn bó thân thiết.
Thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 3 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 1 từ năm 2021- 2025, thế nhưng đến nay việc hỗ trợ gạo cho hộ gia đình tham gia trồng rừng sản xuất và phát triển lâm nghiệp ngoài gỗ ở tỉnh Kon Tum vẫn chưa thể thực hiện.
Sau vụ việc nhóm người ở Tây Nguyên bị các đối tượng phản động, lưu vong dùng nhiều thủ đoạn lôi kéo, dụ dỗ tấn công khủng bố trụ sở UBND 2 xã thuộc huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, ngày 11/6/2023, với sự vào cuộc khẩn trương của các cấp, các nghành từ trung ương đến địa phương và nhân dân trên địa bàn, các đối tượng kích động, giật dây và thực hiện hành vi phạm tội đã phải đứng trước vành móng ngựa. Ngay sau đó, các tổ chức phản động lập tức đăng tải nhiều tin, bài nhằm xuyên tạc, tuyên truyền, bóp méo bản chất vụ việc để kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây tâm lý hoang mang, bất an trong một bộ phận quần chúng nhân dân. Tuy nhiên, đồng bào các dân tộc luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Nhà nước, đặc biệt là về chính sách dân tộc bình đẳng, đoàn kết trong một thể thống nhất Việt Nam.
Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số TP Đà Lạt lần thứ 4 năm 2024, cho thấy, tình hình kinh tế - xã hội vùng dân tộc có nhiều chuyển biến tích cực với tốc độ tăng trưởng cao. Cơ cấu kinh tế, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc được cải thiện rõ rệt.
Tối ngày 16/6, tại Hà Nội, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp tổ chức Lễ tôn vinh người có uy tín tiêu biểu khu vực biên giới, biển đảo lần thứ II, năm 2024 với chủ đề 'Điểm tựa của bản làng'.
Bác Hồ chưa một lần đến với Tây Nguyên, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên chưa một lần đón Bác nhưng Tây Nguyên luôn ở trong trái tim Người. Nhân dân các dân tộc Tây Nguyên vô cùng kính yêu và biết ơn Người. Người là niềm tin, là lẽ sống đối với đồng bào Tây Nguyên trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước hôm nay.
Thừa Thiên Huế là mảnh đất cảm nhận sâu sắc những giá trị của tinh thần đại đoàn kết, nhân văn cao đẹp của Hồ Chí Minh, thông qua tình cảm thiêng liêng mà Người dành cho mọi tầng lớp nhân dân nơi đây.
Học viện Dân tộc xây dựng các đề án mở ngành đào tạo đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Nhiệm kỳ qua, UBMTTQ Việt Nam Phường 7 đã phát huy được sức mạnh đại đoàn kết, tuyên truyền vận động các tầng lớp Nhân dân phát huy truyền thống cách mạng, vượt qua khó khăn, nâng cao hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, góp phần giữ vững phường đô thị văn minh.
Nhiệt tình, hết lòng với công việc của thôn nhất là vận động bà con giữ gìn an ninh trật tự thôn xóm, sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật… Ông Huỳnh Văn Cơ người Chăm ở thôn Phò Trì, xã Tân Thắng (Hàm Tân) là một người như thế, 20 năm làm trưởng thôn ông lặng lẽ góp sức vì sự phát triển thôn, xóm.
Những năm qua, đời sống của đồng bào người Hoa ở tỉnh Bạc Liêu từng bước nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, khá giàu tăng cao; cùng với đồng bào Kinh, Khmer tích cực đóng góp sức người, sức của cùng chính quyền địa phương phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đời sống văn hóa.
Trong 2024, Bà Rịa-Vũng Tàu đề ra mục tiêu: giảm hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số từ 1-1,5% so với giai đoạn 2022-2025; hỗ trợ lắp điện sinh hoạt cho 63 hộ; lắp nước sinh hoạt cho 145 hộ...
Theo tác giả Phạm Văn Sơn, Tết Nguyên đán hàm chứa ý nghĩa lịch sử và nhân đạo, tinh thần hòa hợp với thiên nhiên, lòng hiếu thảo đối với tổ tiên và cả ý nghĩa đoàn kết xã hội.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nước ta là một nước thống nhất, gồm nhiều dân tộc. Các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Các dân tộc anh em gắn bó ruột thịt với nhau trên một lãnh thổ chung và trải qua lịch sử lâu đời, cùng nhau lao động và đấu tranh để xây dựng Tổ quốc tươi đẹp. Từ nhận thức đó, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm đặc biệt đối với đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam. Người cho rằng: 'Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán; Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau'.
Sau ngày thống nhất đất nước, mảnh đất Gia Lai được chọn làm 'Nhà Bác Hồ' mặc dù đồng bào các dân tộc Tây Nguyên chưa một lần được đón vị cha già dân tộc về thăm.
Chiều 12/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các ban, bộ, ngành Trung ương tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số toàn quốc năm 2023.
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI xác định: 'Tăng cường chăm lo xây dựng con người Gia Lai phát triển toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách, tạo môi trường văn hóa lành mạnh'. Do những đặc điểm về dân cư, dân tộc và cả những vấn đề lịch sử, đoàn kết là một trong những giá trị cần được quan tâm vun đắp trong xây dựng chuẩn mực con người để đưa tỉnh nhà phát triển bền vững.
Về thăm ấp Thanh Trì A, xã Đa Lộc, huyện Châu Thành chúng tôi cảm nhận một sinh khí mới lan tỏa trên từng phum sóc. Nhà cửa khang trang, đường sá thông suốt, cảnh quan xanh - sạch - đẹp làm bừng lên sức sống mới; bản sắc văn hóa, phong tục tốt đẹp của đồng bào Khmer luôn được giữ gìn, phát huy, từng bước xây dựng ấp NTM kiểu mẫu.
Ngày 30/11, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị tôn vinh điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi lần thứ Nhất năm 2023. Đến dự có các đồng chí: Nông Thị Hà, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Mai Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương và 150 điển hình tiên tiến vùng DTTS được tuyên dương dịp này.
Nhân sự kiện tỉnh Quảng Ngãi lập Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ, Tri Thức & Cuộc Sống xin được giới thiệu những nét chính về khu di tích cách mạng nổi tiếng này.
Ngày này năm xưa 23/11: Kỷ niệm ngày sinh của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt; Phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Đình Lạc Giao (phường Thắng Lợi, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) được coi là ngôi đình đầu tiên của người Việt trên mảnh đất Tây Nguyên. Ngoài giá trị về kiến trúc nghệ thuật, đình Lạc Giao còn có giá trị về mặt tâm linh, là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, tham quan của du khách.
Gần 10 năm gắn bó với công tác giảng dạy và phong trào Đoàn ở trường học, thầy giáo Lục Văn Quyết (SN 1990), dân tộc Nùng, Bí thư Đoàn Trường phổ thông Dân tộc nội trú THCS&THPT Điểu Ong, huyện Bù Đăng đã có nhiều sáng kiến trong hoạt động, công tác đoàn và chuyên môn, giúp các phong trào của trường phát triển mạnh. Năm 2023, thầy Quyết vinh dự là 1 trong 5 gương thanh niên tiêu biểu của tỉnh Bình Phước được Trung ương Đoàn tặng danh hiệu 'Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc lần thứ VII'.
Trong những ngày tháng 11, khắp nơi trong toàn tỉnh đang lần lượt tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong đó thôn Tịnh Mỹ, xã Phan Thanh (Bắc Bình) là một trong những điểm chọn của tỉnh để tổ chức nhân kỷ niệm 93 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/ 1930 – 18/11/ 2023) và hưởng ứng cuộc vận động 'Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh' do Trung ương MTTQ Việt Nam phát động.
Sáng 12/11, đồng chí Hà Thị Nga, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã tới dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với đồng bào tại khu dân cư thôn Pác Mạc, xã Vĩnh Yên, huyện Bảo Yên.
Do đặc điểm địa lý cũng như điều kiện tự nhiên, lịch sừ hình thành mà người Mường Ninh Bình không nhiều, tập trung chủ yếu ở huyện Nho Quan và sinh sống xen kẽ với đồng bào Kinh. Chính những điều đó đã khiến cho việc bảo tồn được những nét văn hóa truyền thống của người Mường gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, do địa hình cư trú, đất đai, khí hậu và những điều kiện sản xuất canh tác của đồng bào Mường đã tạo nên một sắc thái riêng, sự khác biệt nhất định về 'kinh tế và địa văn hóa'' ở mỗi bản làng.
Mặc dù thuộc khu vực miền núi còn nhiều khó khăn, nhưng chính quyền và Nhân dân xã Minh Sơn (Ngọc Lặc) đã lần lượt hoàn thiện các tiêu chí trong XDNTM với nhiều nổi trội so với các địa phương trong vùng.
Ngày này năm xưa 6/9, Thủ tướng ký ban hành Nghị định 10 chính sách khuyến khích sản xuất ở miền núi; Khởi công Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Dung Quất.
Những năm qua, Đảng, Nhà nước cũng như cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều chủ trương, chính sách để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nhằm giải quyết những khó khăn trước mắt, đồng thời từng bước tạo tiền đề cho sự phát triển về mọi mặt, làm thay đổi bộ mặt vùng đồng bào DTTS, rút ngắn khoảng cách chênh lệch mức sống, mức hưởng thụ văn hóa, sinh hoạt giữa đồng bào Kinh và đồng bào DTTS.
Những suy diễn, nhận định không khách quan, không đúng bản chất vấn đề về Tây Nguyên và người Thượng của các thế lực thù địch là nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc và chống phá Đảng, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngày 9/7/1968, Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh kết thúc thắng lợi, Hướng Hóa trở thành huyện đầu tiên của tỉnh Quảng Trị và của miền Nam hoàn toàn giải phóng. Kế thừa truyền thống cách mạng của quê hương, tiếp nối mạch nguồn chiến thắng Khe Sanh lịch sử, 55 năm qua, vượt lên những khó khăn, thử thách, huyện Hướng Hóa đã vững bước đi lên trên con đường đổi mới và phát triển.
Những năm qua, các cấp, ngành, địa phương quan tâm phát triển văn hóa gắn với xây dựng con người Việt Nam, để văn hóa thực sự trở thành một trong những nguồn lực quan trọng phát triển An Giang.
Lễ hội rất quan trọng với Hà Nội vì chứng minh bề dày lịch sử, chứng minh Hà Nội thực sự là Thủ đô ngàn năm văn hiến và là một thành phố sáng tạo. Việc phục hưng lễ hội truyền thống hiệu quả sẽ mang giá trị về mặt kinh tế - xã hội.