Khác với miền Nam quanh năm ấm áp, sản vật dồi dào, miền Bắc 4 mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt nên thường là mùa nào thức ấy. Trong đó, loài cá, đặc biệt là cá đồng thì phải đúng mùa ăn mới thơm ngon.
Khoảng thời gian này ví như mùa của con nít, khi mỗi buổi chiều sắp nhỏ cứ cầm diều rủ nhau ra ruộng, chạy dài trên con đê để diều nhanh cất cánh.
Bài hát 'Kỷ niệm về cha' ( Nhạc Ngọc Khuê, thơ Minh Tứ) được các tác giả gửi mời ca sĩ Mai Chi thu thanh những ngày cuối năm vừa qua. Thú thực nghe Mai Chi hát 'Kỷ niệm về cha', gần như ai cũng xúc động, bài hát như đi từ trái tim người ca sĩ và và đến thẳng mọi trái tim người nghe, như câu thơ của Puskin: 'Năm châu bốn biển đi liền/ Mà đem lời hát đốt tim bao người'. Tôi cứ nghĩ mãi vì sao ca sĩ trẻ này hát bài hát mới này hay và cảm xúc đến thế. Hình như ngoài là một giọng nữ cao (soprano) thiên phú đẹp và quý hiếm còn chất chứa bên trong mỗi lời hát là bao tình cảm sâu nặng cùng những kỷ niệm về người cha thân yêu của chính chị...
Đến miền Tây Nam Bộ vào mùa nước nổi, bạn sẽ có một bữa ăn rực rỡ, ngập tràn sắc hoa. Màu vàng của bông điên điển, màu tím của bông súng, lục bình… mới nhìn đã ngon mắt.
Thời gian đang trôi về những ngày cuối năm. Chẳng mấy chốc 365 ngày sẽ khép lại, và một năm mới lại bắt đầu.
Chị kể má chồng sớm nay đòi chị chở đi đập tràn coi nước. Bà má bảo nghe nước về lớn lắm. Khỏi xác nhận bằng mắt chị cũng biết bà mơ. Dạo này bà hay mơ kiểu vậy. Nhưng bà già giảy nảy dữ quá khi con dâu nói mình chiêm bao. Mùi nước rõ ràng vậy mà mơ được sao, bây mơ thì có. Sự quả quyết của má khiến chị đâm ra ngờ chính mình.
Trước khi lao củi xuống chân dốc để bó rồi vác về, chúng tôi ngồi lại, tán gẫu. Thích nhất là được ngắm quê mình từ trên cao - một thung lũng rực rỡ sắc màu.
Cũng trên dòng kênh này, bà con các xã lân cận thuyền to thuyền nhỏ bằng nan bằng gỗ, chở thóc gạo, ngô khoai, lợn gà, có mặt từ sớm cập cảng xóm bến Kiều cuối chợ, để bán mua nông sản, vật nuôi, đỡ bao công sức gánh gồng đường xa tới đây. Chợ Gò địa thế đắc đạo, chắc rằng ít có chợ nơi nào sánh được. Chợ Gò đẹp đến nao lòng, được thiên nhiên ban tặng đất và người Thanh Cù xã Ngọc Thanh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
Ngọn lửa ấy, ánh mắt ấy, cái lá ấy đã vô tình thành sợi tơ vô hình trói buộc hồn tôi theo năm tháng.
Người Tây Nguyên từ xa xưa đã rất quý con trâu. Trâu vừa như vật tổ, vật hiến sinh trong các lễ tế thần linh và là thước đo sự giàu có của từng gia đình.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Lê Doãn Hợp từng là một người lính trước khi đảm nhiệm nhiều vai trò lãnh đạo chủ chốt. Ông đã xuất bản hơn 10 đầu sách, gần đây nhất là tập thơ 'Đời và Facebook'.
Đề cao vai trò quan trọng của phụ nữ trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, Bác Hồ đã viết: 'Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ'.
Nhiều năm trước, cái thời con ốc nằm lềnh ngoài đồng ruộng, người ta đã biết nó là món ăn ngon 'bá cháy' của xứ miệt vườn. Khi con ốc nội địa khan hiếm hơn, thì ốc 'nhập khẩu' tràn về. Dù khác nhau về xuất xứ, chủng loại, chúng vẫn được ưa chuộng như nhau, mang lại thu nhập cho những người trót nặng nợ với 'đời ốc'.
Dường như sự xao xuyến giao mùa dễ làm lòng người xúc động. Nó là cảm giác gì đó vừa mơ hồ vừa rõ rệt kéo dài trong tiếc nhớ, bâng khuâng. Thường ở tuổi trung niên và tuổi già, cảm giác này thường trực hơn mỗi khi trời đất giao mùa. Tôi là kẻ đứng giữa hai bờ mờ tỏ ấy, nên không tránh khỏi những cảm xúc bất chợt, vu vơ. Chỉ cần nhìn ngoài trời, ngọn heo may bắt đầu run rẫy, mưa lất phất qua ngõ phố, lòng cũng thức dậy những xốn xang xưa cũ. Cái lạnh đầu đông bắt người ta hoài niệm, mọi người cảm thấy cần nhau hơn trong câu chuyện kể, trong cái nắm tay truyền hơi ấm. Vì thế, những chiếc áo lạnh ngày càng tôn lên vẻ đẹp của sự gặp gỡ, làm ấm lên tình người bao lâu nguội lạnh, hững hờ....
TTH - Lưỡi cày của cha ấn xuống, những vồng đất màu nâu sậm bắt đầu cuộn dày lên. Chạy xăm xăm đuổi theo những đường cày để lần nhặt giun dế, tôi nghe đất ấm phủ lên chân mình.
Nếu trước đây loại cá này gắn với những bữa cơm dân dã của người nghèo thì những năm gần đây nó đã thành đặc sản ở thành phố, phơi khô bán với giá 400.000 đồng/kg.
Cuốn sách này và tác giả của nó - một nhà nông hiền triết, người khai sinh nông nghiệp tự nhiên của Nhật Bản và thế giới, Mansanobu Fukuoka - đã quá nổi tiếng với những ai yêu nông nghiệp, yêu cuộc sống một cách tự nhiên, chân thành và nhuần nhị. Cuốn sách được tiên sinh Fukuoka viết vào mùa xuân năm 1986, lần tái bản ở Việt Nam gần nhất cũng đã cách đây 7 năm, bởi vậy 'cẩm nang' chỉ đường tới cảnh giới thiền trong nông nghiệp này, sẽ còn mới mẻ với nhiều người.
Bút trẻ Bá Nha quê quán ở 'Đất Võ' Bình Định. Song, anh theo cha mưu sinh ở Tây Nguyên từ tấm bé. Tuổi thơ anh là những buổi mục đồng ở 'Cổng Trời Mang Yang'. Thời thanh xuân trải qua nhiều gian truân, anh bền bỉ, lạc quan và cầu tiến.
Đồng Cọp, cái tên thân thương với người Đạ M'rông, với những gia đình người M'Nông, K'Ho sống ven sông Krông Nô xanh biếc. Những ngọn lúa xanh phấp phới mang hi vọng, tương lai, no ấm cho người Đạ M'rông.
Nghệ An- địa phương còn nhiều khó khăn nên những năm qua đưa ra hàng loạt chính sách thu hút đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp (CCN). Tuy nhiên thực tế nhiều CCN được hình thành theo kiểu nửa vời, cơ sở hạ tầng như hệ thống xử lý môi trường của nhiều CCN bị thiếu, nhiều nơi đã xuống cấp trầm trọng, xả thải chưa qua xử lý ra môi trường gây ô nhiễm.
Mẹ không biết khóc, kể cả ngày chồng mất. Người ta chỉ trích, mẹ bảo mình không chết cùng được thì phải mạnh mẽ để lo hậu sự cho chồng, rồi lo mà nuôi con chứ khóc la gì.