Nhiều nhà lãnh đạo ở khu vực Đông Nam Á và châu Đại Dương cũng như ở Nam Á tiếp tục gửi thông điệp chúc mừng ông Donald Trump sau khi ứng cử viên của đảng Cộng hòa này tuyên bố giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024. Trong khi đó, Nga cũng đưa ra thông điệp riêng.
Không lâu sau thông tin ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, nhiều nhà lãnh đạo thế giới và các tổ chức gửi lời chúc mừng.
Không quân Ấn Độ đang có bước tiến lớn trong kế hoạch mua và biên chế phi đội máy bay chiến máy bay không người lái (UAV) MQ-9B Reaper với sự chấp thuận của Ủy ban Nội các về An ninh (CCS).
Ấn Độ chuẩn bị xây dựng nhà máy chế tạo chất bán dẫn, sản xuất chip phục vụ cho các ứng dụng quân sự và viễn thông quan trọng…
Trong chuyến thăm 3 ngày tới Mỹ vừa qua, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã thể hiện quan điểm trên nhiều vấn đề như vai trò của nhóm Bộ tứ, tình hình Biển Đông và quan hệ New Delhi - Washington.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ ký ít nhất hai thỏa thuận hợp tác mới trong cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ tứ (Quad) sắp tới.
Ngày 22/8, Ấn Độ và Mỹ ký kết Thỏa thuận cung ứng an ninh (SOSA), đánh dấu một cột mốc quan trọng trong củng cố hợp tác quốc phòng giữa hai nước.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 22/8, Mỹ và Ấn Độ đã ký kết Thỏa thuận cung ứng an ninh (SOSA) nhằm thúc đẩy hợp tác quốc phòng giữa hai nước, trong đó đảm bảo cả hai nước đều có quyền ưu tiên đặc biệt mua sắm thiết bị an ninh khẩn cấp trong tình huống đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu an ninh quốc gia.
New Delhi yêu cầu Washington cần tôn trọng quyền tự do hợp tác của quốc gia này.
Ngày 17/6, tiếp Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã khẳng định cam kết tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược New Delhi-Washington.
Thủ tướng Modi bày tỏ sự hài lòng với tốc độ và quy mô của mối quan hệ đối tác song phương với Mỹ phát triển trong mọi lĩnh vực, cũng như sự thống nhất quan điểm về các vấn đề khu vực và toàn cầu.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 18/3, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh đã thảo luận với người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin về hàng loạt vấn đề song phương, an ninh khu vực và hợp tác quốc phòng.
Một số nguồn tin từ Ấn Độ cho biết quốc gia này đang tìm phương hướng dần tách biệt khỏi Nga sau khi khả năng cung cấp đạn dược và bộ phận dự phòng của Nga đã bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến tại Ukraine
Ngày 28/11 tại New Delhi, Bộ trưởng Khoa học và công nghệ Ấn Độ Jitendra Singh đã tiếp Tổng giám đốc Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) Bill Nelson đang có chuyến thăm và làm việc tại quốc gia Nam Á.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Ấn Độ Jitendra Singh mới đây cho biết nước này và Mỹ dự kiến phối hợp phóng vệ tinh viễn thám chung vào quý I năm 2024.
Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đang có chuyến công du đến các nước Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nhằm khẳng định một lần nữa cam kết của Mỹ đối với các đối tác và đồng minh trong khu vực.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tiếp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin nhân dịp tham dự Đối thoại 2+2 lần thứ 5 tại thủ đô New Delhi.
Ngoại trưởng Blinken và Thủ tướng Modi đã tái khẳng định tầm nhìn chung của hai nước về quan hệ đối tác chặt chẽ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và trong các vấn đề có tầm quan trọng toàn cầu.
Đối thoại 2+2 giữa Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Ấn Độ-Mỹ lần thứ 5 diễn ra ngày 10/11 tại thủ đô New Delhi. Hai bên đã thảo luận kế hoạch nhằm mở rộng hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện và toàn cầu giữa hai nước, trọng tâm là hợp tác công nghiệp quốc phòng sâu rộng, tăng cường can dự vào khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Tại cuộc Đối thoại cấp bộ trưởng 2+2 lần thứ 5 Ấn Độ-Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh khẳng định quốc phòng là một trong những trụ cột quan trọng nhất của mối quan hệ song phương Ấn Độ-Mỹ.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay Mỹ sẽ biến Ấn Độ thành một trung tâm hậu cần cho Mỹ và các đối tác khác ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 22/6 đã có cuộc hội đàm song phương tại Nhà Trắng.
Lầu Năm Góc cho biết, Mỹ và Ấn Độ đã khởi động một dự án chung nhằm tăng cường hợp tác trong ngành công nghiệp quốc phòng.
Thủ tướng Ấn Độ Modi Narendra đang có chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Mỹ kể từ khi nhậm chức năm 2014. Được mô tả là 'một bước quan trọng' trong chính sách đối ngoại của cả Ấn Độ và Mỹ, chuyến thăm kéo dài 3 ngày (21-23/06) sẽ tập trung vào việc làm sâu sắc thêm mối quan hệ thương mại và công nghiệp giữa hai nước.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ngày 4/6 đã đến Ấn Độ trong chuyến thăm hai ngày để tìm cách tăng cường hợp tác song phương, Bộ trưởng Quốc phòng Đức cũng dự kiến thăm Ấn Độ trong bốn ngày kể từ ngày 5/6.
Cuộc họp lần thứ 17 Nhóm Chính sách quốc phòng Ấn Độ - Mỹ (DPG) ngày 17/5 đã được tổ chức tại thủ đô Washington, nhằm đánh giá về mối quan hệ Đối tác quốc phòng song phương và xem xét tiến trình đạt được trong thúc đẩy hợp tác công nghiệp quốc phòng.
Thời cơ bất ngờ đến với Ấn Độ trong cơn 'địa chính trị dầu mỏ'. Nhưng chính sự cân bằng tinh tế của New Delhi trong mối quan hệ chính trị với cả Mỹ và Nga, đi kèm với chính sách ngoại giao dầu mỏ đã thu lại nhiều lợi ích .
Bộ trưởng Không quân Mỹ Frank Kendall ngày 21/3 cho biết Mỹ và Ấn Độ đang nỗ lực tiến tới thỏa thuận chia sẻ thông tin giữa các lực lượng không quân hai nước.
Ấn Độ và Mỹ ngày 9/3 nhất trí khởi động Đối thoại Thương mại chiến lược song phương giữa hai nước.
Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết, Mỹ và Ấn Độ đã khởi động chương trình tăng cường quan hệ đối tác chiến lược, nhất là trong các lĩnh vực quốc phòng, công nghệ, vũ trụ, viễn thông và điện tử.
Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ Piyush Goyal và Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai đồng chủ trì Diễn đàn chính sách thương mại Ấn Độ-Mỹ (TPF) sẽ diễn ra tại Washington vào ngày 11/1.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm nay (15/11) đã có cuộc gặp song phương bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20).
Ấn Độ và Mỹ đã nhất trí tăng cường hơn nữa mối quan hệ song phương nhằm hỗ trợ một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, rộng mở, kết nối và an toàn.
Bộ Thương mại Ấn Độ hôm 29/5 vừa rồi cho biết, Mỹ đã vượt qua Trung Quốc để trở thành đối tác thương mại lớn nhất nước này, với kim ngạch thương mại trong năm tài khóa 2021-2022 lên gần 120 tỷ USD.
Kim ngạch thương mại Ấn Độ - Mỹ trong giai đoạn 2021-2022 đạt 119,42 tỷ USD, trong khi đó kim ngạch thương mại Ấn Độ-Trung Quốc chỉ đạt 115,42 tỷ USD
Lập trường trung lập của Ấn Độ đối với xung đột Nga-Ukraine có thể khiến quan hệ Washington-New Delhi đối mặt với nhiều khác biệt và thử thách.
Ngày 11/4, Ngoại trưởng Antony Blinken cho biết trong đối thoại cấp bộ trưởng theo hình thức '2+2', Ấn Độ và Mỹ tái khẳng định cam kết thúc đẩy ổn định khu vực, pháp quyền và giải quyết hòa bình các tranh chấp.
Vừa qua bất chấp các cảnh báo từ phía Mỹ, Ấn Độ vẫn mua dầu của Nga và áp dụng chế độ thanh toán bằng đồng rúp. Trong bối cảnh khủng hoảng Ukraine hiện nay, động thái đó của Ấn Độ khiến Mỹ lo ngại cả về ngắn hạn và dài hạn.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết trọng tâm của New Delhi là duy trì và ổn định các mối quan hệ kinh tế đã thiết lập với Nga, trong đó có các giao dịch năng lượng hợp pháp.
Ngoại trưởng Subrahmanyam Jaishankar và Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh sẽ dẫn đầu phái đoàn Ấn Độ tham gia 'Đối thoại 2+2' cấp bộ trưởng giữa nước này và Mỹ.
Bộ trưởng Ngoại giao Subrahmanyam Jaishankar và Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh sẽ dẫn đầu phái đoàn Ấn Độ tham gia đối thoại 2+2 cấp Bộ trưởng với Mỹ vào ngày 11/4 tới tại thủ đô Washington (Mỹ).
Ngày 21/3, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết, Bí thư Đối ngoại bộ này Harsh Vardhan Shringla và Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland đã đồng chủ trì Tham vấn Ngoại giao Ấn Độ-Mỹ (FOC) tại New Delhi.
Không những chỉ rõ các thách thức ngày càng tăng do sự lấn lướt của Trung Quốc trong khu vực, 'Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ' dài 12 trang, được Nhà Trắng công bố hôm 11-2 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các liên minh, trong đó chú trọng đến vai trò của các đồng minh trong khuôn khổ Tứ giác (QUAD), hợp tác ba bên với Hàn Quốc - Nhật Bản và vị trí trung tâm của Ấn Độ.
Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Jaishankar đã có cuộc gặp người đồng cấp Mỹ Antony Blinken bên lề Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 4 của Nhóm Bộ Tứ, diễn ra tại Melbourne, Australia.
Ngày 11/2, Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar đánh giá, mối quan hệ đang thay đổi giữa Ấn Độ và Mỹ là một bước phát triển mang tính định hình trong thế kỷ này.
Các ngoại trưởng của Mỹ và Nhật Bản khẳng định sự cần thiết của việc tăng cường khả năng ứng phó của liên minh hai nước, trong bối cảnh môi trường an ninh khu vực ngày càng nghiêm trọng hiện nay.
TS.Võ Xuân Vinh - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, cho rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia kiên định, nhất quán trong việc ứng phó với các thách thức ở khu vực nên nhận được sự tin tưởng của nhiều đối tác, trong đó có Ấn Độ. Quan hệ giữa hai nước có chiều sâu truyền thống và đạt được sự tin tưởng lớn.
Những chuyến thăm Ấn Độ của các đời Tổng thống Nga luôn đem lại cảm giác hoài niệm. Mối quan hệ Moskva-New Delhi đã hình thành từ thời Chiến tranh Lạnh và luôn vững vàng từ đó đến nay.
Quan hệ Mỹ-Pakistan và vấn đề Afghanistan là nội dung trọng tâm trong cuộc hội đàm giữa Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman và Ngoại trưởng Pakistan Shah Mahmood Qureshi tại Islamabad ngày 8/10.
Thỏa thuận giữa Australia, Anh và Mỹ về chia sẻ công nghệ tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đã khiến nhiều người ở Ấn Độ đặt câu hỏi vì sao nước này không được Mỹ chia sẻ công nghệ tương tự. Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng, Ấn Độ vẫn được hưởng lợi từ AUKUS.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken chuẩn bị cho chuyến công du lần đầu tiên tới Ấn Độ - đối tác quan trọng của Mỹ trong nỗ lực chống lại Trung Quốc và ngoại giao vaccine.