Nông dân Khmer Tham Đôn khấm khá từ trồng rau màu

Trong những năm qua, nhờ áp dụng mô hình trồng màu trên rẫy, đưa màu xuống chân ruộng mà nông dân Khmer ở xã Tham đôn đã ổn định được kinh tế, nhiều hộ có thu nhập cao gấp nhiều lần so với trồng lúa.

Vươn lên khá giả từ nguồn vốn vay

Khác với 5 năm về trước, bây giờ gia đình chị Lý Thị Đẹt, ở ấp Bưng Chụm, xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đã xây cất được nhà cửa khang trang, sắm được đầy đủ các vật dụng như: ti vi, tủ lạnh, xe máy… Đó là những đổi thay, vươn lên sau khi gia đình chị được sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Mỹ Xuyên.

Nông thôn đổi thay - đời sống đồng bào Khmer khởi sắc

Xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) là xã có đông đồng bào Khmer sinh sống (chiếm trên 73% dân số), những năm gần đây đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện. Diện mạo nông thôn đang đổi thay từng ngày, giao thông đi lại dễ dàng. Đó là kết quả và cách làm linh hoạt, sáng tạo trong việc thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nhờ vậy đến nay, kinh tế xã hội vùng nông thôn ngày càng phát triển, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt.

Chi bộ ấp Bưng Chụm học tập và làm theo Bác

Những năm qua, Chi bộ ấp Bưng Chụm xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đã phát huy tinh thần đoàn kết của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tạo sự chuyển biến tích cực, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ngày càng khởi sắc…

Sóc Trăng chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Từ khi tái lập tỉnh Sóc Trăng, các cấp ủy đảng đến nay, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị của tỉnh luôn quan tâm, chú trọng triển khai thực hiện các chương trình, chính sách để phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao dân trí vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Thông qua việc tổ chức thực hiện chương trình, chính sách dân tộc, hệ thống cơ sở hạ tầng ở các vùng đồng bào dân tộc được đầu tư, nâng cấp và hoàn thiện, qua đó, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho vùng đông đồng bào Khmer phát triển.

Cây hẹ bông giúp nông dân thoát nghèo

Những năm gần đây, nhiều bà con nông dân trên địa bàn xã Tham Đôn, huyên Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đẩy mạnh thực hiện việc cải tạo vườn tạp, tận dụng đất bờ bao và đất lúa kém hiệu quả để chuyển đổi sang trồng hoa màu, đặc biệt là hẹ bông. Nhờ mô hình sản xuất này mà nhiều hộ nông dân không những thoát được nghèo mà từng bước vươn lên khá giả.

Mùa xuân trên quê hương

Những cụ cao tuổi trong những giây phút nhàn rỗi hay nhắc lại chuyện ngày xưa. Nhiều ông, bà hay nhớ lại quá khứ lao động tay chân mà không biết khoa học công nghệ là gì, cứ 'bán mặt cho đất, bán lưng cho trời', quanh năm cũng khó đi ra khỏi xóm, ấp vì phần do quần quật lao động, phần do giao thông đi lại khó khăn. Còn trẻ con muốn học được cái chữ phải lặn lội mấy cây số mới tới trường. Bây giờ đã khác xưa, cuộc sống của đại bộ phận người dân quê hương Sóc Trăng nói riêng và cả nước nói chung đã đi lên đáng kể. Đó là thành quả của công cuộc đổi mới của Đảng, Nhà nước, hướng đến chăm lo đời sống nhân dân và giảm nghèo, để cho quê hương càng thêm phát triển, bừng lên sắc xuân khi năm hết, Tết đến.

Đời sống đồng bào Khmer có nhiều đổi thay nhờ chính sách dân tộc

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống (chiếm hơn 30% dân số của tỉnh). Những năm qua, nhờ thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và các chính sách dân tộc (CSDT) nên hệ thống cơ sở hạ tầng tại các xóm ấp được đầu tư, nâng cấp và hoàn thiện, đời sống người dân ngày càng được nâng cao.

Gương thanh niên Khmer nỗ lực vươn lên thoát nghèo

Những năm qua, nhờ được sự hỗ trợ của Ðảng, Nhà nước và các cấp chính quyền, đoàn thể ở địa phương, phong trào nông dân Khmer sản xuất giỏi ngày càng phát triển mạnh mẽ. Nhiều hộ Khmer nghèo đã nỗ lực phát huy tinh thần vượt khó, vươn lên trở thành khá giả. Gia đình anh Lâm Dươl ở ấp Bưng Chụm, xã Tham Đôn (Mỹ Xuyên) là một hộ như thế.