Quảng Trị là một trong những địa phương có thời tiết khắc nghiệt, bão lũ xảy ra thường xuyên, hạn hán thất thường đã làm cho nguồn tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng trực tiếp, nghiêm trọng. Trước thực trạng do điều kiện khí hậu, thủy văn, tác động của biến đổi khí hậu, tác động của con người như khai thác quá mức, sử dụng lãng phí, gây ô nhiễm... khiến nước sạch đang ngày một khan hiếm cần những biện pháp quản lý, thích ứng phù hợp.
Với tinh thần xung kích, nhiệt huyết của tuổi trẻ, thời gian qua, lực lượng đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) huyện Đakrông đã có nhiều hoạt động tình nguyện hướng về cộng đồng mang lại ý nghĩa, hiệu quả xã hội thiết thực.
Ngay sau cuộc họp với Chính phủ và các địa phương về triển khai công tác phòng chống bão số 6, sáng nay 27/10, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng đã đi kiểm tra tình hình thực tế tại địa bàn khu vực Nhà máy thủy điện Đakrông 3 và khu vực thôn Trại Cá, xã Tà Long, huyện Đakrông.
Trưa nay 27/10, trên địa bàn huyện Đakrông một số ngầm, tràn ở các xã bị ngập gây chia cắt các địa phương.
Thời gian có thể khiến mọi thứ đổi thay, thế nhưng, dường như trong sâu thẳm trái tim người dân sống hai bên biên giới, thì dù sống ở Lào hay ở Việt Nam, dù mang quốc tịch nào đi chăng nữa thì những tháng năm kề vai sát cánh vẫn là mục đích của cuộc sống hiện tại và tương lai. Những con người ấy luôn là sứ giả truyền cảm hứng cho câu chuyện tình hữu nghị Việt Nam-Lào anh em mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.
Sáng 12-10, tại Hà Nội, Hội Doanh nghiệp lưu trữ Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 5 (khóa I) và Gặp mặt kỷ niệm 'Ngày Doanh nhân Việt Nam'.
'Thầy thuốc như mẹ hiền' - lời dạy của Bác Hồ kính yêu luôn được bác sĩ người Pa Kô Trần Văn Thiện, Trạm trưởng Trạm Y tế xã A Vao, huyện Đakrông khắc sâu trong tâm suốt gần ba mươi năm gắn bó với nghề y của mình. Ở vùng đặc biệt khó khăn này, mỗi việc làm của bác sĩ Thiện đều chạm vào trái tim của những ai tiếp xúc với ông. Đó là sự gần gũi, ân cần, chu đáo, thương yêu người bệnh và người nhà bệnh nhân như anh em ruột thịt, tận tâm, tận hiến với Nhân dân...Tấm gương của bác sĩ Thiện đã góp phần lan tỏa phong trào thi đua trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân ở rẻo cao Quảng Trị.
Hàng trăm năm qua phụ nữ ở bản Pa Ling bị ám ảnh bởi tục 'đẻ chòi'. Nhưng sự xuất hiện của 'bộ đội Vũ', một người lính biên phòng, đã làm thay đổi tất cả.
Đakrông là huyện miền núi biên giới, nằm phía Tây Nam tỉnh Quảng Trị, có tổng diện tích tự nhiên là 118.483 ha. Tính đến cuối năm 2023, dân số toàn huyện là 49.757 người, trong đó có 37.749 người dân tộc thiểu số (DTTS), chiếm 79%. Hiện nay, huyện Đakrông có 9.035 người trong độ tuổi thanh niên (từ 16 đến 30 tuổi), chiếm 20,3% dân số. Thời gian qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương, thanh niên DTTS huyện Đakrông ngày càng có ý chí, lập trường vững vàng, tự tin để vươn lên lập nghiệp, phát triển kinh tế.
Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, tình trạng tảo hôn vẫn còn tiếp diễn. Từ năm 2020-2023, huyện Hướng Hóa có 285 trường hợp tảo hôn, huyện Đakrông có 221 trường hợp.
Hoạt động tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý (TGPL) có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích hợp pháp của người dân, nhất là đối với người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), các đối tượng yếu thế trong xã hội. Qua đó, giúp Nhân dân nâng cao nhận thức, chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm công bằng xã hội.
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: 'Tăng cường các chương trình phát triển, hỗ trợ cập nhật tri thức, kỹ năng cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Hoàn thiện và thực hiện tốt luật pháp, chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em, bình đẳng giới'. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác phụ nữ và bình đẳng giới, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi luôn được thể hiện nhất quán thông qua những chính sách, chương trình, dự án tại các địa phương vùng DTTS và miền núi. Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, trong những năm qua, trước những tác động của nền kinh tế thị trường và sự tồn tại 'ăn sâu, bám rễ' của nhiều hủ tục lạc hậu, vẫn còn diễn ra, ảnh hưởng trực tiếp đến phụ nữ và trẻ em DTTS. Vì thế, các cấp ủy đảng, chính quyền trong toàn tỉnh đã nỗ lực để giải quyết các vấn đề cấp thiết, hỗ trợ phụ nữ tăng quyền năng kinh tế, nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em đồng bào DTTS, thúc đẩy bình đẳng giới.
Điện lực Đakrông quản lý vận hành, sử dụng 129 trạm biến áp có tổng công suất 15.035 kVA, hơn 203,257 km đường dây trung thế, 206,462 km đường dây hạ thế, phục vụ 9.883 khách hàng sử dụng điện. Trong điều kiện lưới điện phân bố trên địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông khó khăn, đặc biệt là tiềm ẩn nguy cơ rủi ro do thiên tai gây ra, nên Điện lực Đakrông luôn quán triệt nguyên tắc tuyệt đối an toàn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là trong mùa mưa bão hằng năm.
Theo báo cáo ban đầu, chỉ tính riêng tại khu vực biên giới, bão số 4 làm 15 nhà dân bị tốc mái (14 nhà ở địa bàn Đồn Biên phòng Kỳ Khang, BĐBP Hà Tĩnh; 1 nhà ở địa bàn Đồn Biên phòng Cửa Việt, BĐBP Quảng Trị); hư hỏng trần nhà và 1 máy tính của 1 điểm Trường mầm non (địa bàn Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Cửa Việt).
Chính quyền huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã sơ tán khẩn cấp 84 hộ dân ở vùng có nguy cơ sạt lở đất đến nơi an toàn.
Chiều 19/9, Công an tỉnh Quảng Trị cho biết, qua nắm bắt tình hình, lãnh đạo đơn vị đã chỉ đạo Công an huyện Hướng Hóa, Công an các xã Húc và Hướng Lập phối hợp các đơn vị, lực lượng chức năng trên địa bàn, di dời khẩn cấp 84 hộ dân ở 2 xã nói trên đến nơi an toàn do có nguy cơ bị sạt lở núi.
Chiều 18/9, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Sỹ Đồng đi kiểm tra tình tình hình ứng phó với áp thấp nhiệt đới cho biết, căn cứ vào đặc điểm địa hình, diễn biến của áp thấp nhiệt đới và dự báo hoàn lưu gây mưa lớn, hiện địa phương đã xây dựng nhiều phương án di dời dân để phòng tránh bão, lũ.
Mưa lớn ở Quảng Trị khiến nước qua đập tràn tại huyện miền núi Đakrông dâng cao chảy xiết.
Chiều 18/9, trao đổi với PV Báo CAND, ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, căn cứ vào đặc điểm địa hình, diễn biến của áp thấp nhiệt đới và dự báo hoàn lưu gây mưa lớn, hiện địa phương đã xây dựng nhiều phương án di dời dân để phòng tránh bão, lũ.
Tỉnh Quảng Trị đã xây dựng phương án tổ chức sơ tán dân để ứng phó với áp thấp nhiệt đới (ATNĐ)/bão đổ bộ vào địa bàn.
Trước ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới đang mạnh lên thành bão, các tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị đang tích cực triển khai các biện pháp để chủ động ứng phó.
Trong 2 ngày 14 và 15/9, Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Trị phối hợp với Quỹ D4K (Hà Nội), chính quyền địa phương tổ chức chương trình 'Tặng quà chào mừng năm học mới cho học sinh vùng khó', trao tặng nhiều trang thiết bị, đồ dùng học tập cho một số trường mầm non trên 2 tuyến biên giới tỉnh Quảng Trị.
Bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, bẫy 'việc nhẹ, lương cao' được các đối tượng giăng khắp nơi. Hậu quả là nhiều người vì tin vào lời hứa và mức lương hấp dẫn đã trở thành nạn nhân của các vụ buôn bán người. Đa phần các nạn nhân đều trong độ tuổi lao động, trình độ hạn chế và có nhu cầu tìm kiếm việc làm.
Hôm nay (17/8), Đoàn công tác của Quốc hội do Thượng tướng Trần Quang Phương, Phó Chủ tịch Quốc hội dẫn đầu đã đến thăm và tặng quà tại tỉnh Quảng Trị.
Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách quan tâm hỗ trợ cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số không chỉ giới hạn trong việc chăm lo cái ăn, cái mặc... mà còn chủ động tạo cơ hội để đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận thông tin, nâng cao kiến thức, góp phần nâng cao dân trí. Do đó, huyện Đakrông luôn xem việc tăng cường tiếp cận thông tin thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.
Xác định thanh niên là 'rường cột', tương lai của đất nước, thời gian qua, huyện Đakrông triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thực hiện công tác xây dựng tổ chức đoàn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kế cận của Đảng, thực hiện tốt chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước. Qua đó, tạo động lực thúc đẩy công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi ở địa phương phát triển.
Mức thu 33.0000đ/trẻ/tháng với cấp học mầm non là mức thu cao nhất đối với học sinh các cấp học vùng dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh Quảng Trị.
CLB 'Thủ lĩnh của sự thay đổi' ở Trường Phổ thông Dân tộc bán trú TH&THCS A Vao (xã A Vao, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) đã trang bị cho học sinh dân tộc thiểu số nhiều kiến thức, thúc đẩy các em nói lên tiếng nói của mình nhằm thay đổi cách nghĩ, cách học, cách làm và góp phần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở vùng cao.
Từ thực tiễn công tác mặt trận, có thể khẳng định, đội ngũ cán bộ Mặt trận các cấp là những người mang trong mình niềm đam mê, nhiệt huyết, trách nhiệm, tận tụy, sáng tạo, hoạt động bền bỉ để gắn kết cộng đồng. Đây được xem là những hạt nhân quan trọng, cần thiết góp phần xây dựng, củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính vì thế, Mặt trận các cấp trong tỉnh luôn coi trọng công tác cán bộ, xem đó là nhân tố quan trọng để thực hiện hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của mình. Để xây dựng được đội ngũ cán bộ Mặt trận 'vừa hồng vừa chuyên' theo đúng tiêu chí, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, thiết nghĩ phải lắng nghe ý kiến của những 'người trong cuộc'.
Đakrông là huyện miền núi có điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi dê địa phương sinh sản cũng như thương phẩm. Với định hướng hình thành các cơ sở chăn nuôi dê địa phương cung cấp nguồn giống cho người chăn nuôi, từng bước đưa các sản phẩm từ chăn nuôi dê địa phương thành sản phẩm OCOP của huyện, thời gian qua huyện Đakrông đã phê duyệt nhiều dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng 'Nhân rộng mô hình chăn nuôi dê địa phương sinh sản theo nhóm hộ' thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (năm 2021 - 2025) để triển khai ở nhiều xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Năng động, có quyết tâm cao trong phát triển kinh tế và nhiệt tình, tích cực trong các hoạt động xã hội tại địa phương, đó là những gì cán bộ, người dân nhận xét về anh Nguyễn Đức Hải (sinh năm 1978), ở Thôn 5, xã Gio Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh Hải vượt qua nhiều khó khăn mới chắt chiu, dành dụm được nguồn vốn phát triển kinh tế gia đình. Nhờ dám nghĩ, dám làm và tinh thần chịu khó, anh đã thực hiện thành công mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại vùng biển bãi ngang xã Gio Hải.
Nhiều đời nay, phụ nữ dân tộc Pa Cô tại xã A Vao, huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị) khi mang thai sẽ không được ra ngoài vào buổi tối. Đây là quan điểm sai trái, chính quyền địa phương đang tuyên truyền vận động người dân nơi đây từ bỏ phong tục lạc hậu này.
Thấu hiểu cái khó, cái khổ của nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết, ông Bui đã vận động người thân không ủng hộ chuyện kết hôn trước tuổi ở trong xã. Sau vài năm, tình trạng tảo hôn nơi đây đã giảm dần.
Nhiều phong tục lạc hậu đã được đồng bào dân tộc Pa Cô ở xã A Vao (huyện ĐaKrông, tỉnh Quảng Trị) loại bỏ ra khỏi đời sống xã hội, trong đó có tục 'nối dây'.
Từng có một thời phụ nữ dân tộc Pa Cô đến kỳ sinh nở phải dựng chòi ở bìa rừng rồi vượt cạn một mình, tự tay cắt rốn cho con, không ít trường hợp chết cả mẹ lẫn con, vô cùng đau xót…
Thực hiện Phong trào Thi đua Quyết thắng giai đoạn 2019-2024, Hội Phụ nữ Bộ CHQS tỉnh Quảng Trị được biết đến là đơn vị có nhiều mô hình tiêu biểu, đem lại hiệu quả cao trong công tác xây dựng hội, để lại dấu ấn sâu sắc, mang đậm màu sắc của nữ quân nhân trong quá trình hoạt động.
Chiều 27/6, ông Thái Ngọc Châu, Chủ tịch UBND huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho biết, UBND huyện vừa có quyết định cấp kinh phí 90 triệu đồng để sửa chữa lò đốt rác trên địa bàn cụm các xã rẻo cao, biên giới của huyện, gồm Tà Rụt, Húc Nghì, A Ngo và A Vao.
Báo Quảng Trị ra ngày 12/3/2024 có bài: 'Công trình hơn 6,8 tỉ đồng mới sau 3 tháng vận hành đã bắt đầu hư hỏng lò đốt rác', phản ánh tình trạng lò đốt rác của công trình 'Xây dựng mô hình thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại cụm xã Tà Rụt, Húc Nghì, A Ngo, A Vao, huyện Đakrông' mới đưa vào sử dụng đã bị hư hỏng lò đốt rác, gây khó khăn trong việc xử lý rác thải sau thu gom.
Cùng với việc phấn đấu, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm kỳ 2022 - 2024, các đoàn viên, thanh niên Chi đoàn Báo Quảng Trị đã phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ thông qua việc hưởng ứng, triển khai các hoạt động vì cuộc sống cộng đồng. Hoạt động ý nghĩa này đã góp phần xây dựng hình ảnh đẹp trong lòng người dân về một thế hệ những người làm báo trẻ năng động, những đoàn viên, thanh niên tích cực, giàu lòng nhân ái.
Bằng nhiều cách làm khác nhau, thời gian qua, cán bộ, chiến sĩ 'quân hàm xanh' đã tích cực đẩy mạnh phong trào thi đua quyết thắng do Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Trị phát động. Qua đó, nhiều tấm gương điển hình tiêu biểu xuất hiện với những việc làm thiết thực, ý nghĩa góp phần vào tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh ở vùng biên giới, giữ gìn bình yên nơi 'phên dậu' của Tổ quốc.
Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024 với chủ đề 'Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng' đặt ra yêu cầu thực hiện nghiêm các quy định về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong quá trình hoạt động sản xuất - kinh doanh của ngành điện.
Phụ nữ ở Pa Lin, bản nằm lẻ loi giữa núi rừng Quảng Trị, hàng trăm năm qua bị ám ảnh bởi tục... đẻ chòi. Rằng, đến kỳ sinh nở, họ chỉ có một mình trong chiếc chòi ở giữa rẫy, tự sinh đẻ, tự cắt dây rốn cho con và đối diện bao hiểm nguy. Nhưng sự xuất hiện của 'bộ đội Vũ', một người lính biên phòng, đã làm tất cả đổi thay.
Chiều nay 20/5, Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Trị phát cảnh báo về lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy trên địa bàn tỉnh.
Hiện, cả nước có 28.538 người có uy tín, trong đó có 3.178 người là trưởng thôn bản, 2.635 già làng, 1.526 Bí thư chi bộ thôn, 500 chức sắc trong các tôn giáo... Trong công cuộc đổi mới, hội nhập, xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, nhiều già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là những tấm gương sáng, gương mẫu đi đầu trong thực hiện, hướng dẫn và cùng đồng bào dân tộc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa mới, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc.
Với sức trẻ cùng tinh thần tình nguyện, thời gian qua, Chi đoàn Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tích cực phối hợp với đoàn thanh niên các đơn vị cơ sở tổ chức nhiều hoạt động tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, các cây, con mới. Qua đó giúp nông dân phát triển sản xuất hiệu quả.
Ở xã biên giới A Vao, Quảng Trị, 'Tiết học biên giới' đều đặn diễn ra mỗi tháng một lần. Điều thú vị ở đây là học sinh được tiếp thu kiến thức về biên cương Tổ quốc một cách nhẹ nhàng thông qua giáo viên đứng lớp đặc biệt- Đó chính là cháu Hồ Thị Nứt 'con nuôi đồn Biên phòng'.
Hôm nay 3/5, tại xã A Vao (huyện Đakrông), Chi đoàn Báo Quảng Trị phối hợp Đồn Biên phòng A Vao, Chi đoàn Bệnh viện Mắt Quảng Trị tổ chức Hoạt động tình nguyện hè 2024 'Nâng bước đoàn viên vùng khó' lần thứ 2/2024.
Qua 2 năm thử nghiệm giống chuối lùn ở Pa Lin (xã A Vao, huyện Đakrông) đã mang lại nguồn thu nhập gần 20 triệu đồng/năm cho người dân vùng biên giới.
Tiếp tục nhân rộng mô hình 'Trồng cây chuối lùn bản địa' tại xã A Vao, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, ngày 23/4, Chi đoàn Đồn Biên phòng A Vao, BĐBP tỉnh Quảng Trị phối hợp với Chi đoàn Báo Quảng Trị, xã đoàn A Vao tiến hành trao tặng giống cây chuối lùn cho đoàn viên, thanh niên thôn Pa Ling, xã A Vao.