Trong chuyến thăm Li-bi, Bộ trưởng Ngoại giao I-ta-li-a L.Mai-ô đã hội đàm với Thủ tướng lâm thời nước chủ nhà A.Bây-ba, thảo luận các lĩnh vực hợp tác giữa hai nước, nhất là vấn đề người di cư trái phép vào châu Âu.

Xu-đăng thúc đẩy lộ trình hội nhập

Trải qua thời gian dài rơi vào khủng hoảng, Xu-đăng đang trong giai đoạn chuyển tiếp hướng tới thiết lập một nền dân chủ và phục hồi nền kinh tế rơi vào suy thoái. Chính phủ mới của Xu-đăng đứng trước thách thức cùng những cơ hội nhằm tái thiết nền kinh tế đất nước, vốn kiệt quệ sau nhiều thập niên rơi vào nội chiến và phải chịu các lệnh trừng phạt.

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) vừa dự báo nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ trở lại mức trước đại dịch Covid-19 trong hai năm và đạt mức cao kỷ lục vào năm 2026. Trong khi đó, giới phân tích nhận định giá dầu sẽ tăng mạnh trong thời gian tới và việc nhu cầu sử dụng cũng như giá dầu tăng như trên là tín hiệu cho thấy kinh tế toàn cầu đang hồi phục.

Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên hợp quốc (LHQ) đã tiến hành họp trực tuyến thảo luận về tình hình khẩn cấp ở Y-ê-men khi xung đột leo thang dữ dội và đẩy dân thường vào thảm cảnh nhân đạo tồi tệ. HĐBA kêu gọi thúc đẩy các nỗ lực quốc tế nhằm chấm dứt bạo lực, nối lại đàm phán giữa các bên tham chiến nhằm tháo gỡ cuộc khủng hoảng Y-ê-men.

Theo Roi-tơ và TTXVN, ngày 16-3, hai người đã chết và sáu giáo viên đại học bị thương sau khi các tay súng tiến công chiếc xe buýt của một trường đại học tại tỉnh Ba-glan, phía bắc Áp-ga-ni-xtan.

Đốm sáng của thị trường dầu mỏ

Giá dầu thế giới gần đây được hỗ trợ mạnh, nhờ việc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác nhất trí tiếp tục cắt giảm sản lượng dầu trong tháng 4 tới. Việc Nga và A-rập Xê-út hợp tác bảo đảm mục tiêu cắt giảm sản lượng cũng được kỳ vọng giúp duy trì ổn định thị trường dầu mỏ.

Trung Quốc: Kêu gọi đối thoại tại Mi-an-ma

Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng đóng vai trò xây dựng trong việc giảm căng thẳng tại Mi-an-ma và kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp tạo thuận lợi cho nỗ lực hòa giải tại quốc gia Đông - Nam Á này.

Ði qua mâu thuẫn

Hận thù và những bất đồng đã được khép lại, thế bế tắc trong thương lượng, đàm phán giữa các bên đã được khai thông. Theo đó, một loạt bước tiến mới đã được thiết lập trên nhiều lĩnh vực, mở ra triển vọng hợp tác, phát triển tươi sáng hơn.

Khôi phục hợp tác khu vực vùng Vịnh

Cuộc khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh dường như được giải quyết khi ba quốc gia A-rập ở khu vực cùng với Ai Cập đã khôi phục quan hệ ngoại giao và nối lại hợp tác với Ca-ta trên nhiều lĩnh vực. Việc hàn gắn rạn nứt giữa các quốc gia ở vùng Vịnh được kỳ vọng sẽ giúp khu vực này khôi phục được sự thống nhất trong khối để cùng hợp tác và phát triển.

Chốt địa điểm Đội tuyển Việt Nam đá vòng loại World Cup 2022

Ngày 12-3, Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) công bố các địa điểm tổ chức phần còn lại của vòng loại World Cup 2022 (vòng loại thứ 2). Bảng G với sự góp mặt của tuyển Việt Nam sẽ diễn ra tại UAE.

Bước đột phá

Bộ trưởng Ngoại giao Nga X.La-vrốp đã tới thủ đô A-bu Ða-bi của Các Tiểu vương quốc A-rập thống nhất (UAE), bắt đầu chuyến công du Trung Ðông. Trọng tâm chương trình nghị sự chuyến thăm là tăng cường hợp tác song phương giữa Mát-xcơ-va với các đối tác quan trọng ở vùng Vịnh và phối hợp trong các vấn đề quốc tế, giúp Nga tăng cường ảnh hưởng tại khu vực có vị trí địa chính trị quan trọng.

Kêu gọi giải quyết khủng hoảng ở Y-ê-men

Theo Roi-tơ và TTXVN, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ N.Prai-xơ ngày 8-3 kêu gọi lực lượng Hu-thi thể hiện tinh thần sẵn sàng tham gia tiến trình chính trị để đạt được hòa bình tại Y-ê-men, theo đó hoàn toàn chấm dứt tiến công và khởi động đàm phán.

A-rập Xê-út chặn các vụ tiến công của Hu-thi

Theo tin nước ngoài và TTXVN, ngày 7-3, lực lượng Hu-thi tại Y-ê-men phát động cuộc tiến công vào trung tâm ngành dầu mỏ của A-rập Xê-út, trong đó có cơ sở lọc dầu quan trọng ở Rát Ta-nu-ra.

Liên quân A-rập phá hủy nhiều máy bay không người lái của Hu-thi

Theo Roi-tơ và Tân Hoa xã, ngày 7-3, liên quân do A-rập Xê-út dẫn đầu tại Y-ê-men cho biết đã phá hủy 10 máy bay không người lái có vũ trang của phong trào Hu-thi, trong đó có ít nhất năm máy bay bắn về phía A-rập Xê-út. Các máy bay không người lái của phiến quân ở Y-ê-men nhằm vào 'các địa điểm dân sự', trong bối cảnh giao tranh giữa liên quân A-rập và Hu-thi leo thang ở các thành phố Ma-ríp và Ta-ít của Y-ê-men.

Khởi nghiệp, điểm sáng thu hút đầu tư

Bất chấp tác động tiêu cực của đại dịch, hệ sinh thái công nghệ khu vực Trung Đông - châu Phi vẫn phát triển tốc độ cao, với nhiều giao dịch đã hoàn thành và nhận được sự thúc đẩy từ quá trình số hóa nhanh chóng của các lĩnh vực kinh tế nền tảng. Khởi nghiệp là lĩnh vực 'hot' và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư ở khu vực.

Muối bỏ bể

Hơn 100 đại diện chính phủ các nước và nhà tài trợ đã tham gia hội nghị trực tuyến gây quỹ viện trợ cho Y-ê-men, do Thụy Điển và Thụy Sĩ chủ trì. Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) A.Gu-tê-rét lên tiếng cảnh báo về cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng nhất thế giới đang diễn ra ở Y-ê-men sau khi hội nghị quốc tế không đạt được 50% kinh phí cần thiết nhằm viện trợ cho quốc gia bị chiến tranh tàn phá.

Sóng gió trong quan hệ đồng minh

Mối quan hệ giữa Mỹ và A-rập Xê-út 'nổi sóng' sau khi chính quyền của Tổng thống G.Bai-đơn 'gọi đích danh' Thái tử A-rập Xê-út Bin Xan-man là người chấp thuận việc sát hại nhà báo Kha-sốc-ghi hồi năm 2018, đồng thời đưa một loạt quan chức A-rập Xê-út vào danh sách trừng phạt. Ðộng thái của Mỹ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía A-rập Xê-út, gây hoài nghi về sự hợp tác giữa hai đồng minh trong giải quyết nhiều vấn đề ở khu vực.

Nhiều nước ủng hộ A-rập Xê-út

Theo Roi-tơ và Tân Hoa xã, Liên đoàn A-rập (AL) nhấn mạnh ủng hộ A-rập Xê-út bác bỏ báo cáo tình báo của Mỹ về vụ sát hại nhà báo G.Kha-sốc-ghi năm 2018. Tổng Thư ký AL A.Ghê-ít khẳng định, các cơ quan tư pháp A-rập Xê-út là những cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm đưa ra những cáo buộc đối với những kẻ liên quan vụ việc; phía Mỹ không có thẩm quyền ban hành các phán quyết quốc tế.

Giao tranh bùng nổ ở Y-ê-men

Theo Roi-tơ, giao tranh bùng lên dữ dội giữa quân đội chính phủ và lực lượng nổi dậy Hu-thi ở tỉnh giàu dầu mỏ Ma-ríp của Y-ê-men. Xung đột khiến 22 binh sĩ chính phủ và 28 thành viên Hu-thi chết. Kênh truyền hình Al Masirah TV của Hu-thi đưa tin, liên quân do A-rập Xê-út dẫn đầu cũng đã thực hiện hơn 12 vụ không kích để hỗ trợ lực lượng chính phủ Y-ê-men.

Căng thẳng giữa Mỹ và A-rập Xê-út

Theo Roi-tơ, Bộ Tài chính Mỹ ngày 26-2 công bố các biện pháp trừng phạt nhằm vào các quan chức A-rập Xê-út, sau khi Chính phủ Mỹ công bố báo cáo giải mật cho thấy những người này liên quan vụ sát hại nhà báo G.Kha-sốc-ghi hồi năm 2018. Lệnh trừng phạt được áp dụng với một Phó Chủ tịch Tổng cục Tình báo và Lực lượng can thiệp nhanh của A-rập Xê-út (RIF), cùng một số thành viên của cơ quan này. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng thông báo lệnh cấm nhập cảnh đối với 76 người A-rập Xê-út.

Vực dậy nền kinh tế Trung Đông - Bắc Phi

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá, kinh tế Trung Đông và Bắc Phi sẽ tăng tốc phục hồi trong năm nay, song tăng trưởng của các nước trong khu vực sẽ không đồng đều do tình trạng mất cân đối trong việc tiếp cận vắc-xin ngừa Covid-19. Các nước trong khu vực tiếp tục đối phó không ít thách thức trong vực dậy nền kinh tế.

Cách tiếp cận tích cực

Tổng thống Mỹ G.Bai-đơn đã có một loạt quyết định đảo ngược chính sách của người tiền nhiệm, cho thấy ưu tiên chấm dứt xung đột kéo dài ở Y-ê-men. Với việc dừng bán vũ khí cho A-rập Xê-út, hay rút phiến quân Hu-thi khỏi danh sách khủng bố, Oa-sinh-tơn đã tránh để Y-ê-men bị nhấn chìm sâu hơn vào cuộc khủng hoảng nhân đạo.

Người dân nhiều nước vi phạm quy định phòng dịch

Theo Roi-tơ và TTXVN, ngày 1-2, bất chấp lệnh cấm tập trung đông người, thực hiện giãn cách xã hội để bảo đảm phòng, chống dịch bệnh, tại Hà Lan xảy ra tình trạng người dân đổ xô xuống đường phố phản đối các biện pháp hạn chế mà chính phủ ban hành nhằm ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan. Cảnh sát Hà Lan đã bắt giữ 30 người có phản ứng quá khích. Khoảng 600 người vi phạm quy định giãn cách xã hội và lệnh cấm tụ tập đông người.

Hàng loạt quyết sách về đối ngoại chờ đợi tân Tổng thống Mỹ

Theo Roi-tơ và TTXVN, trong cuộc điện đàm đầu tiên với Thủ tướng Anh B.Giôn-xơn sau lễ tuyên thệ nhậm chức, tân Tổng thống Mỹ G.Bai-đơn cam kết tăng cường mối quan hệ giữa Mỹ và Anh, cũng như với các đồng minh trong NATO. Ông Bai-đơn mong muốn hợp tác chặt chẽ với Thủ tướng Giôn-xơn trong bối cảnh Anh sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị cấp cao Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7)... Báo Nam Định điện tử, cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, và nhân dân Nam Định

Hàng loạt quyết sách về đối ngoại chờ đợi tân Tổng thống Mỹ

Theo Roi-tơ và TTXVN, trong cuộc điện đàm đầu tiên với Thủ tướng Anh B.Giôn-xơn sau lễ tuyên thệ nhậm chức, tân Tổng thống Mỹ G.Bai-đơn cam kết tăng cường mối quan hệ giữa Mỹ và Anh, cũng như với các đồng minh trong NATO. Ông Bai-đơn mong muốn hợp tác chặt chẽ với Thủ tướng Giôn-xơn trong bối cảnh Anh sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị cấp cao Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) và Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 26) trong năm nay.

Tuyết rơi hiếm hoi ở sa mạc Sahara do biến đổi khí hậu

Những ngày vừa qua, thị trấn Ain Sefra của Algeria, cửa ngõ vào sa mạc Sahara, đã xảy ra hiện tượng tuyết rơi hiếm hoi khi nhiệt độ ở đây xuống đến -3 °C. Nhiếp ảnh gia Karim Bouchetata đã chụp được những bức ảnh kỳ thú về băng bao phủ trên cát ở thị trấn sa mạc nhỏ bé này.

Cu-ba: Thúc đẩy quan hệ với EU

Tại cuộc họp lần thứ hai Ủy ban Hỗn hợp Cu-ba - Liên hiệp châu Âu (EU), hai bên đánh giá tích cực về kết quả hợp tác trong lĩnh vực thương mại và đầu tư.

Triều Tiên: Ðảng Lao động bầu Tổng Bí thư

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 11-1 đưa tin, tại Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của đảng Lao động Triều Tiên đang diễn ra ở Bình Nhưỡng, nhà lãnh đạo Kim Châng Ưn đã được bầu làm Tổng Bí thư của Ðảng.

Thúc đẩy hòa bình Trung Đông

Ngày 11-1, các bộ trưởng ngoại giao nhóm 'Bộ tứ', gồm Ai Cập, Ðức, Pháp và Gioóc-đa-ni, họp tại thủ đô Cai-rô của Ai Cập, thảo luận về nỗ lực khôi phục tiến trình hòa bình Trung Ðông.

Sau cơn mưa trời lại sáng

Việc ba quốc gia A-rập ở vùng Vịnh (A-rập Xê-út, Các Tiểu vương quốc A-rập thống nhất - UAE, Ba-ren) và Ai Cập nhất trí khôi phục hoàn toàn quan hệ với Ca-ta là bước đột phá làm tan băng quan hệ giữa hai bên, mở ra cơ hội chấm dứt cuộc khủng hoảng vùng Vịnh kéo dài hơn ba năm qua. Tuy nhiên, chặng đường tiến tới nối lại quan hệ ngoại giao giữa các nước đòi hỏi nhiều thời gian hơn để có được lòng tin lẫn nhau. Khối các nước A-rập còn không ít việc phải làm nhằm hàn gắn rạn nứt, tăng cường đoàn kết để ổn định và phát triển.

Nỗ lực chấm dứt khủng hoảng vùng Vịnh

Theo Roi-tơ và TTXVN, Bộ Ngoại giao Cô-oét thông báo, A-rập Xê-út mở lại không phận, biên giới trên bộ và trên biển với Ca-ta. Theo

Kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa

Bước sang năm mới 2021, nhiều doanh nghiệp (DN) xuất khẩu tại TP Hồ Chí Minh kỳ vọng có thêm nhiều đơn hàng mới, mặc dù khó khăn vẫn tiếp diễn. Khai thác thị trường đối tác xuất khẩu mới; thực hiện nhanh việc xem xét miễn, giãn, khoanh nợ, giảm thuế; tăng cường kích cầu tiêu dùng trong nước là những giải pháp quan trọng cần triển khai sớm để thích ứng với tình hình…

Nhật Bản khâm phục Việt Nam trong khống chế dịch

Tối 5-12, phát biểu ý kiến tại buổi tiếp Ðại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam, Thống đốc tỉnh Gunma (Nhật Bản) chita Yamamoto bày tỏ sự khâm phục trước những thành công của Việt Nam trong việc khống chế dịch Covid-19, đồng thời cho rằng chính phủ và các địa phương ở Nhật Bản cần học hỏi các kinh nghiệm của Việt Nam.

I-xra-en: Bộ trưởng Quốc phòng làm Thủ tướng tạm quyền

Văn phòng Thủ tướng I-xra-en thông báo, Bộ trưởng Quốc phòng B.Gan-dơ sẽ giữ cương vị Quyền Thủ tướng trong thời gian Thủ tướng đương nhiệm B.Nê-ta-ni-a-hu thực hiện cuộc kiểm tra y tế định kỳ, song khẳng định sức khỏe của Thủ tướng B.Nê-ta-ni-a-hu hiện bình thường.

Mỹ: Thúc đẩy các quan hệ đồng minh

Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ M.Pom-peo đã tới Pháp, điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du một loạt nước đồng minh của Mỹ tại châu Âu và khu vực Trung Ðông.

IS nhận thực hiện vụ tiến công tại Áo

Tổ chức tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) đã thừa nhận tiến công tại Áo tối 2-11. Trong một tuyên bố trên tài khoản Telegram đăng kèm ảnh, IS xác nhận vụ nổ súng tại các địa điểm ở Viên do một chiến binh của tổ chức này thực hiện. Bộ Nội vụ Áo ngày 3-11 cho biết, cảnh sát đã tiến hành 18 vụ đột kích, bắt giữ 14 người bị nghi liên quan vụ tiến công. Các nhà điều tra đang tìm hiểu khả năng có thêm nghi can, ngoài đối tượng bị tiêu diệt tại hiện trường.

Hơn 40 triệu người mắc Covid-19 trên thế giới

Theo trang thống kê worldometers.info, số ca mắc Covid-19 trên thế giới đã vượt con số 40 triệu người. Đến tối 18-10 (giờ Việt Nam), thế giới đã có 40.013.426 ca mắc và 1.115.303 người chết. Mỹ chịu ảnh hưởng nặng nhất, 8.343.140 ca mắc, 224.283 người chết; tiếp đến là Ấn Độ với 7.494.551 ca nhiễm, Bra-xin với 5.224.362 ca mắc Covid-19.

I-xra-en: Phê chuẩn thỏa thuận về quan hệ với UAE, Ba-ren

Với 80 phiếu thuận và 13 phiếu chống, ngày 15-10, Quốc hội I-xra-en đã thông qua các thỏa thuận bình thường hóa quan hệ với Các Tiểu vương quốc A-rập thống nhất (UAE) và Ba-ren. Các thỏa thuận do Mỹ làm trung gian và được ký kết hồi tháng 8. Thủ tướng B.Nê-ta-ni-a-hu khẳng định, các thỏa thuận lịch sử này đưa I-xra-en đến gần hơn các nước trong khu vực.

Pa-le-xtin: Bác thông tin hòa giải với I-xra-en

Bộ trưởng Các vấn đề dân sự của Pa-le-xtin H.Sê-ích cho biết, Chính quyền Pa-le-xtin (PA) không yêu cầu hòa giải vấn đề liên quan các khoản thuế thu hộ mà I-xra-en đang giữ. Tuyên bố được đưa ra nhằm đáp lại thông tin do một tờ báo của A-rập Xê-út trích dẫn cho biết, Pa-le-xtin đã yêu cầu Ca-ta đứng ra làm trung gian hòa giải cuộc khủng hoảng thuế nêu trên. Báo Nam Định điện tử, cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, và nhân dân Nam Định

A-rập Xê-út chưa sẵn sàng bình thường quan hệ với Israel

Sau khi Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất (UAE) và Bahrain bình thường hóa quan hệ với Israel, trở thành quốc gia A-rập thứ ba và thứ tư sau Ai Cập và Jordan thiết lập quan hệ ngoại giao với Nhà nước Do Thái kể từ năm 1948, lúc này dư luận quốc tế đang hướng về A-rập Xê-út, quốc gia được xem là có ảnh hưởng lớn nhất trong thế giới A-rập Hồi giáo, để quan sát xem Riyad có động thái thế nào về quan hệ với Tel Aviv.

G20 cam kết hỗ trợ các nước nghèo

Trong tuyên bố ngày 25-9, Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) khẳng định, các nước và chủ nợ quốc tế duy trì cam kết hoãn thanh toán nợ đối với các nước nghèo và đang phát triển vốn chịu tổn thương nhiều nhất do dịch Covid-19. Theo A-rập Xê-út, nước hiện giữ chức Chủ tịch luân phiên, G20 cũng đang nghiên cứu cách thức để bảo đảm hoạt động tài trợ dài hạn dành cho các nước.

Ấn Độ: Kêu gọi cải tổ Liên hợp quốc

Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết, nhóm bốn nước gồm Bra-xin, Ấn Độ, Nhật Bản và Đức (G4) ra tuyên bố chung nhấn mạnh tính cấp thiết của việc cải cách toàn diện Liên hợp quốc (LHQ), nhất là Hội đồng Bảo an LHQ (HĐBA) và các cơ quan ra chính sách, nhằm phản ánh đúng thực tế quốc tế hiện nay.

Điện đàm

Ngày 23-9, đồng chí Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao A-rập Xê-út, Hoàng tử Phây-xan Bin Pha-han An Xa-út để trao đổi về tình hình và các biện pháp thúc đẩy quan hệ hai nước.

Chuyến bay lịch sử

Các quan chức Mỹ và I-xra-en đã tiến hành chuyến bay lịch sử tới Các Tiểu vương quốc A-rập thống nhất (UAE) để hoàn tất những bước cuối cùng nhằm bình thường hóa quan hệ giữa I-xra-en và UAE. Chuyến bay là biểu tượng cho thành công ngoại giao của Mỹ trong vai trò trung gian, đồng thời mở ra giai đoạn mới thúc đẩy quan hệ trên mọi lĩnh vực giữa I-xra-en với một quốc gia A-rập ở vùng Vịnh. Song, động thái này cũng vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Pa-le-xtin.