Bộ Ngoại giao Algeria cho biết đã nhận được thông báo chính thức của Niger về chấp nhận sáng kiến của Tổng thống Abdelmadjid Tebboune nhằm thúc đẩy giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng ở Niger.
Ngày 2/10, truyền hình nhà nước Algeria đưa tin chính quyền quân sự Niger đã chấp nhận lời đề nghị hòa giải của Algeria nhằm giúp giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị của Niamey.
Theo bản sao một bức thư được đăng trên mạng xã hội, Bộ Ngoại giao Niger đã viết thư thông báo gửi các cơ quan đại diện ngoại giao tại nước này rằng số hộ chiếu trên hiện đã 'hết hiệu lực.'
Ngày 12/9, Bộ Ngoại giao Pháp đề nghị ngay lập tức thả một quan chức của họ hiện đang bị lực lượng an ninh Niger giam giữ.
Tổng thống Emmanuel Macron khẳng định chỉ phối hợp với Tổng thống Mohammed Bazoum - nhà lãnh đạo duy nhất của quốc gia Tây Phi này mà Paris công nhận - thực hiện việc bố trí lại lực lượng tại Niger.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 1/9, Ngoại trưởng Niger Hassoumi Massoudou cho biết Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) quyết tâm sử dụng vũ lực nếu chính quyền quân sự lên nắm quyền tại Niger sau cuộc đảo chính hồi tháng 7 không nhượng bộ.
Giới chức quân sự lên nắm quyền trong một cuộc đảo chính hồi tháng 7 ở Niger đã quyết định cấm các cơ quan Liên Hiệp Quốc, các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan quốc tế khác làm việc trong các 'khu vực chiến dịch quân sự' trong lãnh thổ quốc gia Tây Phi này.
Ngoại trưởng các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) ngày 31/8 đã nhất trí đưa ra cơ chế pháp lý cho việc thực hiện trừng phạt nhằm vào những quan chức thực hiện vụ đảo chính ở Niger.
Những quan chức thực hiện đảo chính ở Niger hiện là 'đích ngắm' của các đòn trừng phạt từ Liên minh châu Âu (EU)
EU vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về việc liệu họ có ủng hộ hành động quân sự bởi một lực lượng của khu vực nhằm khôi phục lại chính phủ bị lật đổ tại Niger hay không.
Ngoại trưởng các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) ngày 31/8 đã nhất trí đưa ra cơ chế pháp lý cho việc thực hiện trừng phạt nhằm vào những quan chức thực hiện vụ đảo chính ở Niger.
Ngày 31/8, Bộ Ngoại giao Pháp tuyên bố những người liên quan đến cuộc đảo chính quân sự gần đây ở Niger 'không có thẩm quyền' yêu cầu Đại sứ Pháp tại Niamey phải rời khỏi quốc gia Tây Phi này. Bộ trên nêu rõ: 'Chúng tôi liên tục đánh giá sự an toàn và các điều kiện hoạt động của Đại sứ quán của chúng tôi'.
Các nhà lãnh đạo châu Phi đang tìm cách ứng phó sau khi xảy ra đảo chính tại Gabon.
Từ năm 2019 đến nay, khu vực châu Phi hạ Sahara đã chứng kiến 10 cuộc đảo chính quân sự tại 7 quốc gia.
Ngày 31/8, Hàn Quốc đã ban hành khuyến cáo đi lại đặc biệt, trong đó yêu cầu công dân nước này rời Gabon vì quan ngại an ninh sau cuộc đảo chính tại quốc gia Trung Phi này.
Tổng thống Macron tái khẳng định sự ủng hộ với Tổng thống bị phế truất của Niger sau khi chính quyền quân sự tại Niger yêu cầu Đại sứ Pháp, Đức và Nigeria phải rời khỏi nước này trong vòng 48 giờ.
ECOWAS đề xuất với chính quyền quân sự ở Niger do Tướng Abdurahmane Tchiani đứng đầu tiến hành một cuộc gặp giữa hai bên tại một địa điểm trung lập.
Ngày 27/8, Ủy viên phụ trách các vấn đề chính trị của Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) Abdel-Fatau Musah cho biết khối này đã đề xuất với chính quyền quân sự ở Niger do Tướng Abdurahmane Tchiani đứng đầu tiến hành một cuộc gặp giữa hai bên tại một địa điểm trung lập.
Ngày 22/8, một đặc phái viên của Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) về tình hình Niger, ông Abdulsalami Abubakar khẳng định một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng tại nước này là hoàn toàn trong tầm tay.
Liên minh châu Phi (AU) thông báo đình chỉ tư cách thành viên của Niger và khuyến cáo các nước thành viên tránh mọi hành động dẫn tới việc hợp pháp hóa chính quyền quân sự tại Niger.
Hội đồng Hòa bình và An ninh (PSC) của Liên minh châu Phi ngày 16/8 đã lên tiếng phản đối việc triển khai quân đội nước ngoài đến Niger để khôi phục trật tự hiến pháp, đồng thời buộc chính quyền quân sự tại nước này phải trả tự do cho Tổng thống bị lật đổ Mohamed Bazoum.
Người phát ngôn của chính quyền quân sự Niger đêm 13/8 đưa ra tuyên bố sẽ truy tố Tổng thống bị phế truất Mohamed Bazoum với tội danh 'phản quốc' và làm suy yếu an ninh quốc gia.
Chính quyền quân sự ở Niger tuyên bố sẽ truy tố Tổng thống bị phế truất Mohamed Bazoum với tội danh 'phản quốc' và làm suy yếu an ninh quốc gia.
Theo Reuters ngày 13-8, Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) tuyên bố có cơ sở hợp pháp để can thiệp vào Niger mà không cần sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (UNSC).
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, một người phát ngôn của Cộng đồng Kinh tế Tây Phi cho biết nghị viện ECOWAS đã nhóm họp ngày 11/8 để thảo luận về tình hình tại Niger.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 11/8, các quốc gia Tây Phi đã hoãn cuộc họp quân sự quan trọng dự kiến bàn thảo về cuộc khủng hoảng ở Niger, một ngày sau khi tuyên bố sẽ tập hợp một lực lượng 'sẵn sàng' can thiệp vào đất nước sau vụ đảo chính vừa qua.
Ngày 11/8, hàng nghìn người ủng hộ chính quyền quân sự của Niger đã tập trung gần một căn cứ quân sự của Pháp ở ngoại ô thủ đô Niamey. Bộ Ngoại giao Nga cho biết đang theo dõi sát các biễn biến ở Cộng hòa Niger.
Tổng thống Côte d'Ivoire cho biết các tham mưu trưởng trong khối ECOWAS sẽ tổ chức thêm một số cuộc họp để hoàn thiện các chi tiết.
Tổng thống Niger bị lật đổ Mohamed Bazoum đang bị cô lập, và buộc phải ăn gạo sống và mì khô.