Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, mảnh đất Gio Linh ngày càng thay da, đổi thịt. Để vùng quê một thời nghèo khó ngày càng khởi sắc, thời gian qua, các cấp, ngành, đơn vị liên quan trên địa bàn đã tích cực huy động sức dân, qua đó mang về kết quả đáng mừng.
Sáng 4/2 (tức 25 tháng Chạp), nhiều làng ở Gio An tổ chức nghi lễ dựng cây nêu báo hiệu Tết đến xuân về, cầu mong dân làng bình an vô sự, xua tan điều xấu.
Dịp tết Nguyên đán, trên địa bàn tỉnh diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao và lễ hội truyền thống mừng Đảng, mừng xuân. Thời điểm này, các địa phương đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho mùa lễ hội, tạo không khí vui tươi, an toàn,song vẫn gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán của địa phương.
Xã Thạnh Quới là 1 trong 4 địa phương trọng điểm trồng màu của huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng). Đa dạng hóa cây trồng cùng với nhiều mô hình mới của Hội Nông dân xã được áp dụng thành công đã giúp nhiều nông dân có thu nhập khá, ổn định cuộc sống.
Xã Gio An, huyện Gio Linh tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới đã đạt được; đồng thời có những cách làm sáng tạo để xây dựng các thôn An Nha, Tân Văn, Hảo Sơn đạt chuẩn thôn nông thôn mới nâng cao.
Ở Quảng Trị có một hệ thống giếng cổ hàng ngàn năm tuổi, với dòng nước mát lành tuôn chảy không ngừng, được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 2001.
Gio An thuộc vùng Tây Gio Linh, khi xưa là nơi có địa hình thâm sâu, rừng rậm, giao thông đi lại khó khăn nên thuận lợi cho các hoạt động bí mật xây dựng lực lượng cách mạng. Vì vậy, cấp trên đã chọn Gio An, đặc biệt các thôn Gia Bình, An Nha, An Hướng làm vùng chiến khu cách mạng, nơi diễn ra nhiều cuộc họp bí mật vô cùng quan trọng của Tỉnh ủy Quảng Trị và Huyện ủy Gio Linh nhằm triển khai đường lối đấu tranh cách mạng.
Thôn An Khê nằm về phía Tây của huyện Gio Linh. Trong những năm tháng kháng chiến chống đế quốc Pháp và Mỹ, người dân An Khê đã chịu bao đau thương mất mát, một lòng đi theo cách mạng. Bia công tích làng An Khê được dựng lên sau ngày quê hương hoàn toàn giải phóng, nằm trong khuôn viên đình làng An Khê, xã Gio Sơn, huyện Gio Linh; cách đường Hồ Chí Minh nhánh đông khoảng 3 km về phía Đông.
Quanh những chân đồi đầy ắp loại đá mồ côi, hệ thống giếng cổ Gio An (xã Gio An, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) nghìn năm qua vẫn luôn cung cấp dòng nước mát lành cho cư dân nơi đây. Dù trải qua nhiều biến thiên trong lịch sử nhưng những giếng cổ vẫn tồn tại đến ngày nay.
Có niên đại được xác định 5.000 năm, những chiếc giếng cổ của người Chăm ở xã Gio An (miền Tây Gio Linh, Quảng Trị) vẫn lưu giữ được những nét độc đáo quý hiếm.
Miền Tây huyện Gio Linh có một số xã trồng được rau liệt (còn gọi là rau xà lách xoong) trên ruộng đá có khe nước, trong đó tập trung nhiều nhất ở xã Gio An, mang lại nguồn thu nhập lớn cho nông dân vào mỗi độ cuối năm. Thông thường, cây rau liệt bắt đầu cho thu hoạch vào đầu tháng 10 âm lịch. Thế nhưng năm nay thời tiết diễn biến bất lợi đã gây khó khăn cho việc triển khai mùa vụ rau mới, khiến việc sản xuất bị chậm trễ, gây thiệt hại lớn cho người trồng rau.
Sáng 25-10, Chủ tịch UBND xã Gio An Nguyễn Văn Song cho biết, ảnh hưởng mưa lớn hơn 2.500mm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị gây lũ lịch sử đã khiến cho mực nước ngầm trong lòng đất ở xã vùng trung du miền núi Gio An, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị mấy ngày nay phun lên gây ngập nhiều vườn của dân và đất sản xuất nông nghiệp, chảy tràn lan trên các đường giao thông.
Trong bối cảnh nỗi lo về an toàn thực phẩm, chất lượng nông sản của người dân ngày càng tăng, việc phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã và đang là hướng đi đầy triển vọng của tỉnh Quảng Trị. Hướng đi ấy đã có những bước khởi đầu vững chắc.
Cuối tháng 9-2019, dược liệu sâm Bố Chính lần đầu tiên trồng thử nghiệm tại Quảng Trị vào vụ thu hoạch. Hàng tấn củ sâm đã được công ty liên kết thu mua và sắp xếp lên kệ chuỗi cửa hàng nông sản sạch. Nhiều người mua lẻ cũng phải đợi cả năm để được thỏa nguyện mua sâm tươi tại vườn.
'Đến bây giờ, người dân xã Gio An (huyện Gio Linh) đã có cuộc sống đủ đầy hơn từ việc sản xuất tiêu hữu cơ và trồng nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao như khoai từ, rau liệt, cây bơ… Trước khi cày xới lớp đất ba dan màu mỡ để trồng xuống một loại cây trồng có giá trị kinh tế, chính quyền xã Gio An luôn thường trực nỗi toan lo, trăn trở cùng người dân từ quy trình chọn giống, chăm sóc cho đến đầu ra của sản phẩm…', Phó Chủ tịch UBND xã Gio An Lê Phước Hiếu đã nói với tôi như vậy khi dẫn tôi đi thăm mô hình trồng thử nghiệm sâm Bố Chính tại thôn An Nha.