Theo đồng chí Phạm Thanh Toàn, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cầu Kè: từ nay đến cuối năm 2024, huyện sẽ phát triển thêm 09 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên.
Ghi nhận từ đầu tháng 8/2024 đến nay, nhiều mặt hàng nông sản đều có giá và ổn định ở mức khá cao. Trong đó, giá dừa khô trái từ 65.000 - 70.000 đồng/chục (12 trái), nay tăng lên 130.000 đồng/chục; giá chôm chôm từ 4.000 - 5.000 đồng/kg, tăng lên 13.000 - 15.000 đồng/kg; có thời điểm trên 20.000 đồng/kg; riêng đối với cây có múi như cam sành, chanh, thường có giá dao động 4.000 -5.000 đồng/kg, hiện nay tăng lên 13.000 - 14.000 đồng/kg đối với chanh và 7.000 - 8.000 đồng/kg đối với cam sành...
Từ đường làng, vườn cây ăn trái đến điểm du lịch, người dân và cán bộ 2 ấp Cù lao Tân Quy (xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè) thực hiện nếp sống văn minh, trồng cây xanh, phân loại rác thải trong gia đình, quyết tâm xây dựng 'Cù lao Tân Quy không rác thải nhựa' đầu tiên của tỉnh Trà Vinh.
Khi đến vùng đất Trà Vinh, du khách có thể dành thời gian ghé thăm danh thắng ao Bà Om, điểm du lịch cộng đồng Cồn Chim, chùa Vàm Ray hay biển Ba Động.
Ngày 05/9, đồng chí Trần Phong Ba, Chủ tịch UBND huyện Cầu Kè cùng với các ngành chuyên môn của huyện và chính quyền địa phương đã kiểm tra thực tế các điểm sạt lở trên tuyến đê bao ven Sông Hậu, đoạn đi qua địa bàn các xã Hòa Tân, An Phú Tân và Ninh Thới.
Cách TPHCM chỉ khoảng 100km du khách có thể tìm đến một thành phố 'xanh, mát' đúng nghĩa đen, được ví như chiếc quạt của miền Tây
Thời gian qua, tỉnh Trà Vinh luôn chú trọng lưu truyền, quảng bá các giá trị văn hóa dân tộc qua các sự kiện, hoạt động lễ hội, gắn với mời gọi, xúc tiến đầu tư, liên kết hợp tác phát triển du lịch đã thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Trong chuỗi sự kiện nhân Festival 100 năm Dừa sáp Trà Vinh và Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè năm 2024, ngày 30/8, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trà Vinh phối hợp UBND huyện Cầu Kè tổ chức chuyến khảo sát và tọa đàm với chủ đề 'Du lịch Cầu Kè - Tiềm năng ven Sông Hậu'.
Diễn ra từ 25 - 31/8 tại huyện Cầu Kè, không gian ẩm thực là một trong những hoạt động không thể thiếu tại Festival 100 năm dừa sáp Trà Vinh và Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè năm 2024 (Festival). Không gian ẩm thực là nơi giúp du khách tìm hiểu thêm về đặc sản địa phương, thưởng thức các món ngon khi đến với Festival.
Trong không khí nhộn nhịp của Festival 100 năm Dừa sáp Trà Vinh và Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè năm 2024; tại các gian hàng trưng bày trái cây đặc sản và sản phẩm đặc trưng OCOP chế biến từ các trái cây của huyện Cầu Kè diễn ra khá nhộn nhịp, thu hút nhiều du khách, kiều bào đến tìm hiểu và thưởng thức các đặc sản của vùng đất ven Sông Hậu.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Cầu Kè có 18 hợp tác xã (HTX) hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Thời gian qua hoạt động các HTX trên địa bàn huyện có những chuyển biến tích cực, đổi mới cơ bản về tổ chức bộ máy, quy mô và phương thức hoạt động theo Luật HTX năm 2012, trình độ quản lý của Hội đồng quản trị HTX từng bước được nâng lên, đáp ứng yêu cầu trong nền kinh tế thị trường...
Với tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm của Trà Vinh hơn 256.000ha; trong đó, diện tích lúa trên 200.000ha và khoảng 50.000ha màu các loại... Tuy nhiên, tại nhiều địa phương và vùng ven biển thường gặp khó khăn về nguồn nước tưới do nước mặn xâm nhập, khô hạn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH). Với việc tập trung triển khai thi công các công trình cống, nạo vét kênh trục thủy lợi đã góp phần nâng cao năng lực thích ứng với BĐKH trong sản xuất.
Công an huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai vừa bắt khẩn cấp 2 đối tượng làm giả con dấu, tài liệu cơ quan Nhà nước.
Cơ quan CSĐT Công an huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai) đã ra lệnh bắt và khám xét khẩn cấp 2 đối tượng về tội Làm giả con dấu, tài liệu cơ quan, tổ chức.
Bên cạnh các đề tài/dự án của Sở Khoa học và Công nghệ Trà Vinh chuyển giao cho người trồng dừa sáp, các hộ trồng dừa sáp ở Cầu Kè nói riêng và trong tỉnh nói chung, còn tiếp cận các nguồn vốn đầu tư của tỉnh về chuyển đổi cơ cấu sản xuất để phát triển trồng cây dừa sáp và trang thiết bị đầu tư chế biến các sản phẩm từ trái dừa sáp...
Hiện nay, 100% các tuyến đường giao thông nội vùng kết nối giữa các xã, ấp trong huyện Cầu Kè với các huyện giáp ranh đều được xây dựng đường nhựa và đal (mặt đường từ 03 - 3,5m), tạo thuận lợi cho các phương tiện có tải trọng dưới 3,5 tấn lưu thông dễ dàng.
Trong 07 tháng năm 2024, thông qua Trung tâm Kỹ thuật dịch vụ nông nghiệp, huyện Cầu Kè đã tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật về chăn nuôi, thủy sản và trồng trọt cho trên 500 lượt nông dân.
Qua 13 năm triển khai thực hiện XDNTM (2011 - 2024), huyện Cầu Kè đã có sự đổi thay rất lớn (năm 2019 đạt huyện NTM, năm 2023 đạt huyện NTM nâng cao), đã góp phần đưa đời sống người dân không ngừng nâng cao; hạ tầng cơ sở được tập trung đầu tư hoàn chỉnh đáp ứng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
UBND tỉnh Trà Vinh vừa quyết định công bố tình huống khẩn cấp sạt lở các đoạn trên tuyến đường ven sông Hậu thuộc hai xã Ninh Thới và Hòa Tân, huyện Cầu Kè.
Thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử để quảng bá, xúc tiến thương mại luôn được các doanh nghiệp, hợp tác xã và cơ sở sản xuất hướng đến trong thời đại 4.0. Từ đó, nhiều sản phẩm làm ra được đến tay người tiêu dùng nhanh nhất và hiệu quả nhất. Đặc biệt, các sản phẩm OCOP - sản phẩm đặc thù mang đậm nét truyền thống, đặc sản của từng làng quê và gắn bó với làng nghề sản xuất được thúc đẩy vươn xa để tiêu thụ và đến tay người tiêu dùng gần xa trong cả nước.
Hiện các điểm sạt lở lớn ven Sông Hậu chi phí đầu tư khắc phục, gia cố lớn, nên địa phương rất cần sự hỗ trợ kịp thời, nhằm đảm bảo an toàn cho người dân trong mùa mưa bão năm nay.
Chiều nay (06/7), tại xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trà Vinh tổ chức hội nghị sơ kết công tác văn hóa, thể thao và du lịch 06 tháng đầu năm; triển khai kế hoạch cuối năm 2024; gắn họp mặt kỷ niệm 64 năm ngày truyền thống ngành Du lịch Việt Nam (09/7/1960 - 09/7/2024).
Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ vừa cứu sống bệnh nhân nam bị mảnh đạn văng ghim vào vùng cổ và mũi trong lúc làm vườn.
Trong lúc làm vườn, anh T. cuốc trúng một vật nghi là viên đạn và vật này phát nổ. Hậu quả, dị vật văng làm bị thương ở cổ và mũi anh T, gây chảy nhiều máu. Anh T được chuyển đi viện cấp cứu.
Mảnh vỏ đạn đã bay vào mặt làm đứt xương chính mũi của người đàn ông. Mảnh khác làm đứt mạch máu cổ, khiến anh này suýt mất mạng.
Cù lao Tân Qui nằm giữa dòng Sông Hậu hiền hòa, nằm cách đất liền bên bờ xã An Phú Tân gần 10 phút đò ngang qua sông. Cù lao Tân Qui được mệnh danh là vùng đất màu mỡ với nhiều cây ăn trái đặc sản, nổi tiếng của vùng đồng bằng sông Cửu Long như chôm chôm, măng cụt, sầu riêng... Cù lao có 02 ấp Tân Qui 1 và Tân Qui 2 thuộc xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè.
Ngày 20/6/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký các Quyết định số 547, 548/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ công nhận 02 huyện của tỉnh Trà Vinh đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Huyện Cầu Kè có 11 Hội đồng Đội cấp xã, 30 Liên đội với trên 7.760 đội viên và trên 14.600 thiếu niên, nhi đồng. Những năm qua, các cấp bộ Đoàn trong huyện đã thực hiện tốt nhiệm vụ, vai trò phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng. Với tinh thần 'Tất cả vì đàn em thân yêu', các cấp bộ Đoàn đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, nếp sống cho thiếu niên nhi đồng.
Thông tin từ Văn phòng UBND huyện Cầu Kè, 05 tháng đầu năm 2024, tổng nguồn vốn huy động đầu tư phát triển toàn xã trên địa bàn huyện đạt 54,2% kế hoạch (tương đương 1.897 tỷ đồng). Trong đó, nguồn vốn tín dụng của các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn huyện ước đạt 883,2 tỷ đồng (nâng tổng dư nợ ước đạt 1.227,9 tỷ đồng).
Huyện Cầu Kè là một trong những địa phương có phong trào trồng ổi phát triển từ những năm 2015 - 2016, với các giống ổi như: ổi Đài Loan, ổi Ruby, ổi Nữ hoàng. Sau gần 10 năm phát triển, khoảng năm 2021 đến nay, hàng trăm héc-ta diện tích cây ổi bị bệnh chết hàng loạt, gây thiệt hại rất lớn cho nhà vườn ở Cầu Kè.
Trong thời điểm khô hạn, mặn xâm nhập sâu vào nội đồng nguồn nước ngọt phục vụ trong nông nghiệp trên cây ăn trái, cây màu... trở nên khan hiếm. Nhiều khu vực triền giồng, đất gò cao không chủ động nguồn nước từ kênh rạch; nông dân phải cắt vụ hoặc chuyển từ sử dụng nước trực tiếp sang 'trữ ngọt'. Việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước trong nông nghiệp đang được ngành nông nghiệp tập trung triển khai với các mô hình 'trữ ngọt' qua các ao lót bạt ni-lông; mương vườn kết hợp hệ thống tưới nhỏ giọt hay tưới tiết kiệm...
Chiều nay (10/5), tại xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) Trà Vinh phối hợp Đảng ủy, UBND xã tổ chức lễ ký kết thực hiện các hoạt động đỡ đầu năm 2024.
Thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TU, ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các hoạt động đỡ đầu đơn vị xã; sáng ngày 10/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) tổ chức lễ ký kết phối hợp thực hiện các hoạt động đỡ đầu với xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè.
Chiều ngày 27/4, Du lịch sinh thái Nam Sơn, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè tổ chức lễ khai trương đưa vào hoạt động. Đây là địa chỉ du lịch mới, góp phần vào sự phát triển của du lịch huyện Cầu Kè nói riêng và của tỉnh Trà Vinh nói chung.
Qua ghi nhận của chúng tôi giữa tháng 4/2024, tình hình nước mặn vẫn còn xâm nhập, lấn sâu về thượng nguồn Sông Hậu (vàm Bến Cát, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè), nên nhiều nhà vườn nằm ven tuyến Sông Hậu và khu vực cồn Bần Chát (ấp An Lộc, xã Hòa Tân) đang gặp khó về nguồn nước tưới cho hàng ngàn héc-ta vườn cây ăn trái. Từ đó, ảnh hưởng đến năng suất vườn cây ăn trái và xử lý mùa vụ tiếp theo...
Qua các hoạt động nhằm tôn vinh hình ảnh, phẩm chất cao quý mà bình vị, xứng danh hình ảnh 'Bộ đội Cụ Hồ' trong thời kỳ mới, khẳng định vai trò của lực lượng vũ trang trong tham gia phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội ở địa phương.
Sáng ngày 23/4, Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV, đơn vị tỉnh Trà Vinh có buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại xã An Phú Tân và xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè.
Huyện Cầu Kè có 10 xã và 01 thị trấn, có thế mạnh về nông nghiệp: đất trồng cây hàng năm 8.835,7ha, cây lâu năm 10.988,8ha; dân số 103.518 người, 30.921 hộ; trong đó, hộ Khmer 33.332 người (chiếm 32,2%), dân số trong độ tuổi lao động 80.365 người (chiếm 77,6%), lao động qua đào tạo 60.759 người, chiếm 75,6% lao động trong độ tuổi. Cuối năm 2023, huyện còn 180 hộ nghèo, chiếm 0,58%; cận nghèo 632 hộ, chiếm 2,03%. Đây là kết quả của quá trình thực hiện tái cơ cấu kinh tế đồng bộ, toàn diện.
Phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo của tuổi trẻ, nhiệm kỳ 2019 - 2024, Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam huyện Cầu Kè đã tập trung triển khai nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực thu hút đông đảo lực lượng thanh niên tham gia.
Với lợi thế là huyện có diện tích vườn cây ăn trái tập trung lớn nhất của tỉnh (trên 8.500ha) và môi trường tự nhiên thoáng mát, nằm ven tuyến Sông Hậu... đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho nghề nuôi ong lấy mật của các nhà vườn ở huyện Cầu Kè phát triển và đem lại nguồn thu nhập không nhỏ cho kinh tế vườn.
òa thượng Thích Hoàn Thông thế danh là Nguyễn Minh Có, pháp danh Huệ Đạt, pháp hiệu Hoàn Thông, sinh năm Đinh Tỵ (1917) triều Khải Định năm đầu, tại ấp Hội An, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, trong một gia đình nông dân nghèo
Hiện trên tuyến Đường tỉnh 915 (đường ven Sông Hậu) có nhiều đoạn xuống cấp, hẹp nằm trên địa bàn huyện Tiểu Cần, giáp huyện Cầu Kè… gây mất an toàn khi lưu thông qua đây.
Sáng ngày 16/3, Đoàn ủy Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) Trà Vinh tổ chức chuyến về nguồn tại xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè.