Chủ động triển khai sản xuất lúa vụ hè thu

Sau khi hoàn thành thu hoạch lúa vụ đông xuân, thời điểm này, nông dân các địa phương trên địa bàn tỉnh đang tập trung ra đồng làm đất và chuẩn bị các điều kiện để sản xuất vụ hè thu. Đồng hành với nông dân, ngành nông nghiệp và các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo vụ hè thu thắng lợi.

Nước mát Plei Keo

Sau khi hoàn thành, công trình thủy lợi Plei Keo đã phát huy hiệu quả, cung cấp nguồn nước tưới ổn định cho hơn 250 ha lúa nước 2 vụ và hoa màu, giúp người dân vùng căn cứ cách mạng Ayun (huyện Chư Sê) từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.

Chư Sê chủ động phòng tránh hạn vụ Đông Xuân

Cùng với thu hoạch vụ mùa, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê phối hợp với chính quyền các địa phương hướng dẫn người dân chuẩn bị mọi điều kiện để gieo trồng vụ Đông Xuân 2023-2024. Trong đó, huyện chú trọng triển khai các giải pháp chống hạn ngay từ đầu vụ như: chọn giống ngắn ngày, chống chịu hạn tốt, gieo sạ sớm, chuyển đổi những diện tích thường xuyên bị hạn sang trồng các cây trồng phù hợp.

Gia Lai nhân rộng các mô hình giảm nghèo

Các ngành, địa phương ở tỉnh Gia Lai chú trọng xây dựng các mô hình giảm nghèo trong vùng dân tộc thiểu số (DTTS). Nhiều mô hình đã phát huy hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Đánh giá hiệu quả các giống lúa mới đang sử dụng ở Bắc Bình

Cử tri xã Phan Rí Thành, Bắc Bình đã kiến nghị các ngành chức năng huyện cần đánh giá lại hiệu quả của bộ giống lúa mới đang sử dụng có phù hợp với cơ cấu mùa vụ hay không, nhất là các giống lúa Đài Thơm 8, ST 24, ST 25, Lộc Trời 28, An Sinh 1399.

Nông dân phấn khởi vì vụ lúa hè thu được mùa, được giá

Vụ hè thu năm nay toàn tỉnh gieo cấy được trên 22.360 ha. Hiện tại trên các cánh đồng lúa, nông dân đang tất bật thu hoạch lúa với niềm vui được mùa, được giá.

Bắc Bình: Gần 4.000 ha cây trồng ứng dụng công nghệ cao

Theo UBND huyện Bắc Bình, từ đầu năm 2023 đến nay toàn huyện gieo trồng ước trên 47.600 ha/63.900 ha, đạt 74,52% kế hoạch. Trong đó, toàn huyện có gần 4.000 ha cây trồng sản xuất ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ cao.

Những 'mảng màu sáng' trên vùng cao Đak Pơ

Đak Pơ là huyện thuần nông của tỉnh Gia Lai, đời sống của 90% dân số phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Để nâng cao đời sống cho người dân, huyện đã triển khai đồng loạt nhiều chương trình, dự án hỗ trợ, phát huy hiệu quả của khu vực HTX nhằm phát triển các vùng nông nghiệp tập trung, quy mô lớn trên địa bàn.

Dự báo nắng hạn ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp

Nhằm triển khai sản xuất vụ hè thu 2023 đảm bảo kịp thời vụ, hạn chế ảnh hưởng của thời tiết nắng hạn được dự báo khắc nghiệt trong năm nay, ngành nông nghiệp đã chỉ đạo, phối hợp với các địa phương động viên người dân tập trung các phương tiện máy móc làm đất, xuống giống. Liên quan đến nội dung này, phóng viên Báo Quảng Trị đã phỏng vấn Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NGUYỄN HỒNG PHƯƠNG.

Khẩn trương sản xuất vụ hè thu

Theo kế hoạch, vụ hè thu năm nay toàn tỉnh dự kiến gieo cấy khoảng 25.000 ha lúa. Để đảm bảo tiến độ sản xuất, những ngày này, các địa phương trên địa bàn tỉnh đang khẩn trương vệ sinh đồng ruộng, làm đất để gieo cấy vụ hè thu theo đúng khung thời vụ, đạt hiệu quả và năng suất cao.

Hướng đến kỷ niệm 40 năm Ngày tái lập huyện Bắc Bình (1/6/1983 - 1/6/2023): Xây dựng nông thôn mới từ phát triển 3 trụ cột kinh tế

Động thái này đang tiến gần đến tương lai mở ra tuyến đường 'thần thánh', mở ra thương mại, dịch vụ và mở ra cả du lịch, khi hồ Sông Lũy hiện đang thu hút du khách gần xa tìm đến ngắm cảnh.

Bắc Bình: Xây dựng nông thôn mới gắn với nâng cao đời sống người dân

Năm 2023, huyện Bắc Bình tiếp tục nâng cao chất lượng 258 tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) đã đạt, phấn đấu thực hiện thêm 20 tiêu chí và đưa xã Bình Tân đạt chuẩn xã NTM nâng tổng số xã NTM toàn huyện 11/16 xã.

Chư Sê mở rộng diện tích lúa chất lượng cao

Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã triển khai chương trình hỗ trợ giống lúa mới chất lượng cao để giúp người dân từng bước thay đổi phương thức canh tác, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ đó, năng suất lúa trung bình đạt 6,5-7 tấn/ha, cao hơn giống lúa địa phương 1-1,5 tấn/ha.

Nông nghiệp Chư Sê duy trì đà tăng trưởng

Giá vật tư nông nghiệp tăng cao đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nông dân huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai). Tuy nhiên, nhờ sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền cùng việc áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất của người dân, ngành nông nghiệp huyện đã có nhiều khởi sắc.

Nhiều giải pháp tránh hạn vụ Đông Xuân ở Chư Sê

Song song với thu hoạch vụ mùa, bà con nông dân huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đang tích cực chuẩn bị các điều kiện để gieo trồng vụ Đông Xuân 2022-2023 theo đúng lịch thời vụ. Bên cạnh đó, ngành chức năng huyện cũng đề ra nhiều giải pháp giúp người dân sản xuất tránh hạn trong vụ Đông Xuân sắp tới.

Hội nghị đầu bờ giới thiệu giống lúa An Sinh 1399 tại xã Bờ Ngoong

Ngày 20-9, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiêp Duyên Hải Nam Trung bộ phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) và UBND xã Bờ Ngoong tổ chức Hội nghị đầu bờ giới thiệu giống lúa thuần chất lượng cao An Sinh 1399 tại cánh đồng làng Amo.

Khẩn trương sản xuất lúa vụ hè thu

Theo kế hoạch, vụ hè thu năm nay toàn tỉnh sẽ gieo cấy khoảng 22.300 ha lúa. Hiện tại, ngành nông nghiệp và các địa phương đang đồng hành với nông dân trong việc huy động tối đa nhân lực, phương tiện để đẩy nhanh tiến độ gieo cấy theo đúng khung lịch thời vụ.

Triệu Phong tích cực triển khai sản xuất vụ hè thu

Để sản xuất vụ hè thu đạt hiệu quả cao, căn cứ Thông báo số 837 ngày 19/4/2022 của Sở Nông nghiệp và PTNT về thông báo lịch thời vụ và cơ cấu giống cây trồng vụ hè thu và thu đông năm 2022 cũng như căn cứ vào đặc điểm khí hậu, đất đai, tình hình sử dụng vật tư kỹ thuật, phương thức canh tác của nông dân, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Triệu Phong yêu cầu các địa phương bám sát khung thời vụ của huyện để thực hiện.

Khẩn trương thu hoạch lúa vụ đông xuân

Khắc phục những thiệt hại do ảnh hưởng của thời tiết bất lợi, những ngày này, nông dân trên địa bàn tỉnh đang tập trung ra đồng thu hoạch lúa vụ đông xuân với phương châm 'xanh nhà hơn già đồng' và khẩn trương triển khai sản xuất vụ hè thu.

Hợp tác xã Phú Hưng triển khai nhiều dịch vụ hiệu quả

Nằm ở vùng bán sơn địa, Hợp tác xã dịch vụ sản xuất nông nghiệp Phú Hưng (HTX Phú Hưng), xã Hải Phú, huyện Hải Lăng có 630 hộ với gần 2.300 nhân khẩu. Diện tích đất tự nhiên 1.000 ha, trong đó đất trồng lúa 100 ha, đất trồng màu 130 ha, phần còn lại là đất ở và đất trồng rừng. Những năm qua, nhờ nỗ lực khắc phục khó khăn, chọn hướng phát triển đúng đắn, hiệu quả, HTX Phú Hưng liên tục giành được những thắng lợi trong sản xuất, kinh doanh và trở thành đơn vị dẫn đầu 52 HTX và 13 tổ hợp tác ở huyện Hải Lăng.

Nông dân Hướng Hóa tập trung chăm sóc lúa đông xuân

Thời tiết sau tết Nguyên đán Nhâm Dần có nắng ấm, thuận lợi cho cây lúa nhanh bén rễ hồi xanh và đẻ nhánh. Những ngày này trên khắp các cánh đồng, nông dân huyện Hướng Hóa đang tập trung xuống đồng chăm sóc, làm cỏ, chăm bón và tỉa dặm cho lúa vụ đông xuân.

Tập trung triển khai sản xuất vụ đông xuân

Khắc phục những khó khăn do ảnh hưởng của COVID-19, thời tiết diễn biến khó lường, giá cả các loại vật tư, phân bón tăng cao… những ngày này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân trong tỉnh đang tập trung ra đồng làm đất, gieo cấy lúa theo đúng khung lịch thời vụ đã đề ra.

Mưa lớn ảnh hưởng đến sản xuất vụ đông xuân

Theo kế hoạch, từ ngày 5/1/2022 các địa phương sẽ bắt đầu gieo cấy vụ đông xuân. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của không khí lạnh, những ngày qua trên địa bàn tỉnh đã có mưa lớn kéo dài làm nhiều diện tích trồng lúa bị ngập sâu trong nước, nguy cơ không thể hoàn thành gieo cấy vụ đông xuân theo đúng khung lịch thời vụ.

Chuẩn bị tốt các điều kiện để sản xuất vụ đông xuân

Vụ sản xuất đông xuân 2021 - 2022 trên địa bàn tỉnh sẽ được tiến hành trong điều kiện có nhiều bất lợi. Về thời tiết, theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia và Đài Khí tượng thủy văn Quảng Trị, nền nhiệt độ vụ đông xuân này có xu hướng xấp xỉ đến thấp hơn so với trung bình nhiều năm cùng kỳ, đặc biệt có nhiều đợt rét đậm, rét hại, mưa lớn đầu vụ ảnh hưởng đến tiến độ gieo trồng và sự sinh trưởng của cây lúa, hoa màu. Đáng quan tâm là hiện nay giá vật tư nông nghiệp tăng rất cao so với cùng kỳ năm trước (giá phân đạm u rê tăng 108,6%, phân Kali tăng 94,4%, NPK 16-16-8 tăng 51,1%). COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến quá trình tổ chức, chỉ đạo và tiến hành sản xuất vụ đông xuân. Với dự báo có nhiều khó khăn trên, các địa phương cần chuẩn bị tốt nhất các điều kiện để tổ chức sản xuất vụ đông xuân 2021 - 2022 đúng tiến độ, đạt hiệu quả cao.