Có nên bổ sung 'biện pháp tạm giữ hành chính để xác định tình trạng nghiện ma túy đối với người sử dụng trái phép chất ma túy' trở thành chủ đề tranh luận giữa các đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, ngày 22-10.
Đây là vấn đề mà Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Đoàn Nam Định) đề nghị Ban soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính cần cân nhắc khi đưa vào luật.
'Để xác định tình trạng nghiện phải theo dõi thường xuyên, liên tục trong một thời gian nhất định, ở đây là phải là 3 ngày đối với ma túy dạng thuốc phiện và 5 ngày đối với ma túy dạng tổng hợp', ĐBQH Bùi Văn Xuyền cho biết, và khẳng định nếu không tạm giữ hành chính thì có những đối tượng không hợp tác sẽ không có cách nào xác định được tình trạng nghiện.
'Tôi cho rằng, xử lý nhiều cán bộ sai phạm trong nhiệm kỳ này thì sang nhiệm kỳ sau sẽ bớt đi, thời gian tới sẽ tốt lên, không lặp lại vết xe đổ nữa. Đây cũng là bước sàng lọc cho nhiệm kỳ tới hoạt động tốt hơn. Vừa chọn được cán bộ tốt, cũng là bài học, tấm gương để cán bộ ở nhiệm kỳ mới soi vào', đại biểu Quốc hội Bùi Văn Xuyền, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội chia sẻ với Tiền Phong.
Rất nhiều quy định kể cả trong Đảng, pháp luật Nhà nước về quản lý xã hội trên địa bàn thế nhưng hiệu quả còn thấp là do chưa xác định rõ được trách nhiệm. Trách nhiệm cá nhân cứ 'lẩn' vào trong tập thể nên không đem lại hiệu quả cao.
Bổ sung quy định ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước với cá nhân, tổ chức kinh doanh có vi phạm hành chính được nhiều đại biểu tán thành, song còn ý kiến băn khoăn.
ĐBQH Trương Trọng Nghĩa nói khi phạt bổ sung bằng việc cắt điện, nước thì phải rà trường hợp cụ thể để áp dụng chứ 'chồng vi phạm rồi cắt điện, nước thì vợ, con họ sống thế nào?'...
Sau 9 ngày làm việc, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV đã kết thúc đợt họp đầu tiên theo hình thức trực tuyến. Đây là lần đầu tiên trong hơn 70 năm qua, Quốc hội Việt Nam họp trực tuyến liên tục nhiều ngày.
Tình trạng chung hiện nay, nhiều xe có giá trị thấp, xe cũ, trong khi mức phạt cao nên người vi phạm không đến giải quyết đóng phạt mà bỏ luôn.
Thảo luận tại phiên họp, các đại biểu đề nghị chú ý đến các yếu tố đặc thù như truyền thống lịch sử, yêu cầu đảm bảo quốc phòng, an ninh,...
Liên quan đến việc Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông liên tục chậm tiến độ, ĐBQH Bùi Văn Xuyền cho biết, cá nhân ông đã từng chất vấn Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) về việc này nhưng đến nay dự án vẫn lỗi hẹn.
Nghị quyết thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội đã được Quốc hội chính thức thông qua. Theo đó việc thí điểm không tổ chức HĐND tại 177 phường được thực hiện từ ngày 1/7/2021. Vậy vấn đề được đặt ra là ở những nơi không còn HĐND bộ máy sẽ được sắp xếp như thế nào?.
Nghị quyết về thí điểm không tổ chức HĐND tại các phường thuộc quận, thị xã của TP Hà Nội dự kiến sẽ được Quốc hội xem xét thông qua vào ngày 27/11. Theo đánh giá của nhiều đại biểu Quốc hội, cán bộ cơ sở và người dân, mô hình mới này có tính khả thi cao, mang lại lợi ích lớn cho công tác quản lý của mô hình chính quyền đô thị và giúp việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy hợp lý.
Trả lời chất vấn của đại biểu liên quan đến tiến độ Dự án Nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) Thái Bình 2, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho hay, về mặt kỹ thuật của nhà máy, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo đánh giá về khả năng tiếp tục dự án, đầu tư bổ sung hoàn thiện những phần còn lại nhưng với nguyên tắc không làm thay đổi tổng mức đầu tư dự án được phê duyệt.
Sáng 7/11, tiếp tục chương trình chất vấn của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh tiếp tục trả lời chất vấn nhiều vấn đề các đại biểu quan tâm liên quan lĩnh vực Công Thương.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, nếu thực hiện theo quy trình, thủ tục giao vốn hiện hành, đến cuối năm 2019 sẽ khó thực hiện giao vốn hết và nếu như vậy sẽ không thể thực hiện giải ngân theo quy định của Luật Đầu tư công mới.
Sáng 6-11, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường là trưởng ngành đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XIV, xoay quanh các vấn đề được cử tri quan tâm như Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; phát triển thị trường nông sản; phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản...
Phát biểu khai mạc phiên chất vấn sáng nay (6/11), Chủ tịch Quốc hội đề nghị các Bộ trưởng trả lời thẳng thắn, đúng trọng tâm câu hỏi, đặc biệt thể hiện trách nhiệm và có giải pháp rõ ràng, cụ thể về từng nội dung đại biểu chất vấn.
Phát biểu khai mạc phiên chất vấn sáng nay (6/11), Chủ tịch Quốc hội đề nghị các Bộ trưởng trả lời thẳng thắn, đúng trọng tâm câu hỏi, đặc biệt thể hiện trách nhiệm và có giải pháp rõ ràng, cụ thể về từng nội dung đại biểu chất vấn.
Thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8 Quốc hội Khóa XIV, chiều 05/11, Quốc hội thảo luận việc phân bổ 4.069 tỷ đồng từ nguồn điều chỉnh giảm nguồn vốn dự kiến bố trí cho các dự án quan trọng quốc gia và và một số nội dung liên quan đến kế hoạch đầu tư công trung hạn. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành nội dung làm việc.
Theo chương trình làm việc dự kiến tại kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XIV, ngày mai (29-10), Quốc hội sẽ nghe Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân (HĐND) tại các phường thuộc quận, thị xã của thành phố Hà Nội. Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết sẽ do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày. Các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận nội dung này ở tổ ngay sau đó.