Cầu nối quan trọng giữa Đảng với đồng bào dân tộc

Hiện, cả nước có 28.538 người có uy tín, trong đó có 3.178 người là trưởng thôn bản, 2.635 già làng, 1.526 Bí thư chi bộ thôn, 500 chức sắc trong các tôn giáo... Trong công cuộc đổi mới, hội nhập, xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, nhiều già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là những tấm gương sáng, gương mẫu đi đầu trong thực hiện, hướng dẫn và cùng đồng bào dân tộc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa mới, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc.

Linh thiêng cột mốc

Với mỗi người con Việt Nam yêu nước, cột mốc là công trình đánh dấu chủ quyền thiêng liêng. Ngày nay, cùng với các lực lượng chức năng, toàn dân đã và đang chung tay gìn giữ đường biên, cột mốc, giữ vững chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới.

'Cột mốc sống' nơi biên thùy

Đồng bào ở các huyện Quan Sơn, Mường Lát (Thanh Hóa) nguyện một lòng tham gia trông coi, bảo vệ cột mốc biên giới.

Chủ động phòng chống rét cho cây trồng, vật nuôi

Trong những ngày qua, bà con nông dân trong tỉnh đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét cho cây trồng, vật nuôi, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do rét đậm, rét hại gây ra.

Thanh Hóa thành lập mô hình truyền thông xóa bỏ định kiến giới ở xã biên giới Na Mèo

Mô hình truyền thông xóa bỏ định kiến giới của xã Na Mèo được thành lập nhằm hỗ trợ chăm sóc, tư vấn cho nạn nhân bị bạo lực gia đình; tuyên truyền, vận động thúc đẩy bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Triển khai thực hiện Dự án 8 tại xã biên giới Na Mèo

Ngày 27/11, tại bản Cha Khót và bản Na Pọng (xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa), Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Quan Sơn phối hợp với Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Na Mèo (BĐBP Thanh Hóa) tổ chức Hội nghị thành lập, ra mắt và tập huấn các mô hình 'Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng', 'Tổ truyền thông cộng đồng'; truyền thông xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em.

Về bản đặc biệt khó khăn Cha Khót

Theo những già làng ở bản Cha Khót, xã Na Mèo (Quan Sơn), không biết cái tên Cha Khót bắt nguồn từ đâu và từ bao giờ. Chỉ biết rằng, bà con dân tộc Thái đã sinh sống ở bản lâu lắm rồi, cuộc sống dựa vào rừng núi, chăn nuôi. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, so với trước đây, bà con đã bớt đói, nghèo nhưng để đổi thay, thoát khỏi bản đặc biệt khó khăn thì còn lắm gian nan.

Cử tri huyện Quan Sơn kiến nghị một số vấn đề liên quan công tác an sinh xã hội

Sáng 10/11, Tổ đại biểu HĐND tỉnh gồm các đại biểu: Lê Văn Châu, Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh đoàn; Lương Tiến Thành, Phó Giám đốc Sở Tài chính; Vũ Văn Tùng, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh đã có buổi tiếp xúc cử tri huyện Quan Sơn trước Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh khóa XVIII.

Diện mạo huyện vùng cao Quan Sơn ngày càng khởi sắc

Trong quá trình triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) 1719, địa phương còn gặp nhiều khó khăn, nhưng bằng sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và người dân, diện mạo huyện Quan Sơn ngày càng có những chuyển biến tích cực.

Những người 'gieo chữ' giữa đại ngàn

Vượt qua những khó khăn, thiếu thốn, các thầy cô giáo, nhất là giáo viên đang giảng dạy ở các điểm lẻ luôn bám lớp, bám bản, tất cả vì học sinh thân yêu.

'Tiếp sức' cho đồng bào dân tộc

Những năm qua, đồng bào các DTTS huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ các chương trình, dự án của Đảng, Nhà nước, của tỉnh. Tuy nhiên, đời sống đồng bào vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đang được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Giáo viên 'cắm bản' và những hiểm nguy rình rập

Để đem kiến thức đến cho học trò vùng xa xôi, hẻo lánh, hàng nghìn giáo viên ở vùng cao của Thanh Hóa đang nỗ lực vượt qua, kể cả những hiểm nguy.

Mang chữ về bản

2 người thầy ở bản Ché Lầu, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) đã khăn gói xuống thành phố để học tập, sau đó quay trở lại quê hương cống hiến, giúp thế hệ trẻ vùng biên có con chữ, có tri thức.

Già làng Vi Văn Hợi - 'cột mốc sống' ở vùng biên Na Mèo

Những năm qua, phong trào 'Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia' ở khu vực biên giới tỉnh Thanh Hóa đã lan tỏa sâu rộng trong các tầng lớp Nhân dân. Bằng tinh thần trách nhiệm, nhiều người dân trên dải biên giới Thanh Hóa đã tự nguyện sát cánh cùng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh bảo vệ đường biên, cột mốc. Trong đó, già làng Vi Văn Hợi được ví như 'cột mốc sống' ở bản Cha Khót, xã Na Mèo (Quan Sơn).

Phát huy vai trò của đồng bào các dân tộc trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới là nghĩa vụ toàn dân. Tại các xã trên tuyến biên giới vùng 'phên giậu' Tổ quốc, đã có nhiều tập thể, cá nhân, đặc biệt là các già làng, trưởng bản, người có uy tín, những hộ dân sống gần đường biên giới hăng hái, đi đầu đăng ký tham cùng bộ đội biên phòng (BĐBP) bảo vệ đường biên, cột mốc, giữ vững chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.

Phối hợp bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trên tuyến biến giới

Thực hiện chương trình phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa và Sở Nông lâm nghiệp tỉnh Hủa Phăn (Lào) về 'Phối hợp bảo vệ rừng (BVR), phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) vùng biên giới hai tỉnh Hủa Phăn -Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020', những năm qua hai bên thường xuyên trao đổi thông tin, phối hợp tuần tra, kiểm tra an ninh rừng, qua đó góp phần đảm bảo an ninh rừng ở khu vực biên giới.

Đêm lạnh vùng biên viễn

Từ khi dịch bệnh bùng phát đến nay, những người lính biên phòng Thanh Hóa đang từng ngày, từng giờ trực trận nơi tuyến đầu, nhằm ngăn chặn không cho dịch COVID-19 xâm nhập vào địa bàn. Tiết trời đang thu, nhưng khí hậu ở vùng biên viễn khắc nghiệt, lạnh giá như đã bước sang đông vậy. Những người lính làm nhiệm vụ trong điều kiện khó khăn nhưng các anh quyết chí, bền lòng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao phó.

Trực tết cùng chiến sĩ biên phòng

Trong sâu thẳm tâm hồn mỗi người dân Việt Nam, tết là để trở về sum vầy bên gia đình. Thế nhưng, giữa không khí xuân đang chộn rộn khắp mọi miền của Tổ quốc, những người lính biên phòng trên tuyến biên giới của tỉnh, vẫn chắc tay súng, vững đôi chân, từng ngày, từng giờ tuần tra bảo vệ đường biên, cột mốc, giữ gìn sự bình yên cho nhân dân vui xuân, đón tết.

Cô giáo gần 30 năm 'cắm bản' chưa một lần được thưởng Tết

Đắng cay có, vất vả có, nhưng gần 30 năm 'cắm bản' nơi miền biên viễn ươm chữ cho trẻ em vùng cao xứ Thanh, chưa một lần cô nghĩ đến chuyện 'thưởng Tết'. Được cống hiến, được nhìn học trò thành thạo từng con chữ, đếm từng con số với cô đó là niềm hạnh phúc vô bờ bến.

Chuyện giáo viên 'cắm bản'

Chênh vênh bên sườn núi ở các huyện vùng cao Quan Sơn, Mường Lát, Quan Hóa (Thanh Hóa), những lớp học tạm, điểm trường còn muôn vàn khó khăn nhưng hàng ngày vẫn ngân vang tiếng tập đọc của cô và trò.

Nhọc nhằn 'cõng' chữ lên non

Có đi, có gặp mới thấu hiểu được những khó khăn, vất vả của người giáo viên cắm bản. Họ đến đây chỉ với ước nguyện đem ánh sáng và tri thức cho những trẻ em vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhọc nhằn 'cõng' chữ lên non

Có đi, có gặp mới thấu hiểu được những khó khăn, vất vả của người giáo viên cắm bản. Họ đến đây chỉ với ước nguyện đem ánh sáng và tri thức cho những trẻ em vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

12 người dân đang mất liên lạc do ảnh hưởng của bão số 3 tại Quan Sơn - Thanh Hóa

12 người dân ở bản Xa Ná, xã Na Mèo (Quan Sơn - Thanh Hóa) đang bị mất liên lạc do ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão số 3.

Tại tỉnh Thanh Hóa: Bão số 3 làm một người chết, 15 người mất tích

Bão số 3 đang gây ra những thiệt hại nặng nề ở tỉnh Thanh Hóa, khiến ít nhất 1 người thiệt mạng, 15 người mất tích và nhiều bản làng vùng sâu vùng xa bị cô lập.

Một làng có 14 người mất tích vì mưa lũ

Bản Xa Ná, xã Na Mèo (Quan Sơn, Thanh Hóa) hiện có 14 người mất tích do mưa lũ xảy ra ở địa bàn này.

Thanh Hóa: Một người chết, 15 người mất tích do bão số 3

Do ảnh hưởng của mưa bão số 3 khiến năm bản của xã bị cô lập gồm bản Son, bản Ché Lầu, bản Cha Khót, bản Na Poọng, và bản Xa Ná.