Ngày 23-11, Sở VH-TT TPHCM tổ chức Lễ kỷ niệm 18 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TPHCM.
Việc số hóa di sản không chỉ là xu hướng tất yếu của thời đại công nghệ; trước những thách thức của thời gian, số hóa còn là giải pháp hữu hiệu để bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
Bộ VH-TT-DL vừa có quyết định xếp hạng 3 bảo tàng tại TPHCM, gồm: Bảo tàng Lịch sử TPHCM, Bảo tàng TPHCM và Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (đều trực thuộc Sở VH-TT TPHCM) là bảo tàng hạng I.
Sáng 2-9, tại tiền sảnh Nhà hát Thành phố, nhân kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, Sở VH-TT TPHCM, Liên hiệp Các hội VHNT TPHCM phối hợp tổ chức chương trình ca múa nhạc truyền thống cách mạng Mùa thu và mãi mãi chủ đề Tình ca đất nước.
Bảo tàng Lịch sử TPHCM cùng Hội Cổ vật TPHCM phối hợp tổ chức trưng bày chuyên đề 'Di sản và ký ức - Bức tranh từ những mảnh ghép', với gần 170 hiện vật về gốm sứ Việt Nam và gốm sứ Việt Nam đặt hàng Trung Quốc qua các triều đại trong lịch sử.
Chiều 5-7, Bảo tàng TPHCM ra mắt dự án thí điểm Hộp kể chuyện. Dự án này nằm trong khuôn khổ dự án FSPI Chia sẻ và gìn giữ di sản Việt Nam, do bộ phận Hợp tác và hoạt động văn hóa của Đại sứ quán Pháp tiến hành dự án thí điểm ở các khu vực khác nhau của Việt Nam.
Dấu ấn kiến trúc của nhiều đô thị trên cả nước mang phong cách Đông Dương, phản ánh một giai đoạn lịch sử. Trong đó, nhiều công trình được thực hiện bởi các kiến trúc sư phương Tây hài hòa cùng văn hóa bản địa. Nhiều công trình kiến trúc tại TPHCM cũng không nằm ngoài phong cách đó.
Vừa rời rạp chiếu bộ phim Lật mặt 6, chị Ngân Hà (ngụ đường Lê Văn Sỹ, quận Tân Bình, TPHCM) cho biết: 'Tôi phải đặt vé trước 2 ngày để có suất chiếu và chỗ ngồi ưng ý. Tôi khá ấn tượng với bộ phim bởi nhiều tình tiết bất ngờ, lôi cuốn và dàn diễn viên khá tròn vai. Tôi nghĩ bộ phim có tính giải trí và cũng để lại nhiều suy ngẫm. Đã khá lâu tôi mới ra rạp xem phim và thấy không khí dịp lễ năm nay rất sôi động'.
Trong không gian của bảo tàng sáng 1-5, đa phần là người trẻ. Họ không chọn một chuyến du lịch dài ngày hay đi chơi cùng bạn bè, họ đến bảo tàng để nghe thật kỹ những điều thuộc về ký ức…
Sáng 30/4, người dân và du khách đã đến Bảo tàng lịch sử TPHCM chiêm ngưỡng 150 hiện vật ở triển lãm chuyên đề 'Sắc mộc – Nghệ thuật điêu khắc gỗ thời Nguyễn'. Khách tham quan thực sự ấn tượng với các hiện vật mang nét đẹp văn hóa, câu chuyện lịch sử, đồng thời thể hiện nét tài hoa, tư duy thẩm mỹ tinh tế của các nghệ nhân xưa.
Nhân ngày Giỗ tổ Hùng Vương và 48 năm ngày Thống nhất đất nước, TPHCM sẽ tổ chức nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật tại trung tâm thành phố và nhiều quận huyện.
Đợt nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30-4, 1-5 năm nay kéo dài trong 5 ngày, người dân có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí. Bên cạnh việc lựa chọn các tour du lịch trong và ngoài nước, hay về quê nghỉ dưỡng, còn có các hoạt động vui chơi giải trí, thưởng thức các chương trình nghệ thuật phong phú đa dạng.
Nhân kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 137 năm Ngày Quốc tế Lao động, Bảo tàng Lịch sử TPHCM tổ chức trưng bày chuyên đề 'Sắc mộc – Nghệ thuật điêu khắc gỗ thời Nguyễn', giới thiệu đến công chúng 150 hiện vật là những tác phẩm mỹ thuật ứng dụng trên chất liệu gỗ - thể hiện nét tài hoa và tư duy thẩm mỹ tinh tế của nghệ nhân Việt Nam dưới triều Nguyễn. Trưng bày chuyên đề diễn ra từ nay đến ngày 30-6.
Không chỉ là những tác phẩm điêu khắc gỗ, mỗi hiện vật còn ẩn chứa những câu chuyện lịch sử, tư duy và triết lý của nghệ nhân thời Nguyễn.
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa để tạo dựng bản sắc cho một thành phố, một vùng đất là bài toán thấy rõ lợi ích. TPHCM - thành phố trẻ nhưng không thiếu những di sản văn hóa vật thể lẫn phi vật thể để tạo dựng bản sắc cho đô thị, tài nguyên khai thác du lịch. Nhưng muốn hiệu quả, phải đầu tư và nâng chất đồng bộ, mà bài toán đầu tiên chính là: Tiền đâu?
Lần đầu tiên học sinh khối 7 trên địa bàn TPHCM thực hiện khảo sát trực tuyến đánh giá năng lực vận dụng ở 6 môn học thuộc Chương trình GDPT 2018.
Sở VH-TT TPHCM, Trung tâm Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa TPHCM tổ chức lễ khởi công công trình tu bổ, tôn tạo Bảo tàng Lịch sử TPHCM, Đền thờ Hùng Vương trong khuôn viên Thảo Cầm Viên (quận 1).
Nếu xem Đề cương Văn hóa Việt Nam là bản 'Cương lĩnh văn hóa' đầu tiên của Việt Nam thì 'đầu ra' cho một hành trình dài 80 năm chính là một ngành công nghiệp văn hóa, mở đường phát triển kinh tế và làm nền tảng cho nhiều lĩnh vực.
Sự khác biệt của một số bảo tàng tại TPHCM nằm ở chỗ không chỉ là nơi lưu trữ, bảo tồn các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, mà mỗi bảo tàng cũng là một di sản.
Bảo tàng Lịch sử TPHCM trưng bày chuyên đề Thanh ngoạn từ nay đến 30-3, với các bộ sưu tập của 4 nhà sưu tập: Thân Việt Hùng, Nguyễn Đông Nhựt, Huỳnh Chí Thanh, Nguyễn Thị Tuyết. Chuyên đề trưng bày gần 200 cổ vật, phần lớn có xuất phát từ cung đình triều Nguyễn.
Ngày 9/2, Sở GD&ĐT TPHCM tổ chức vòng chung kết cấp TP Hội thi 'Lớn lên cùng sách' dành cho 200 học sinh khối 6-7 và khối 8-9.
Sáng 8/2, Sở GD&ĐT TPHCM tổ chức Hội thi 'Văn hay chữ tốt' năm học 2022-2023.
Sáng 8-2, tại Bảo tàng Lịch sử TPHCM, 150 học sinh đến từ các trường THCS trên địa bàn TP Thủ Đức và 21 quận, huyện đã tham gia Cuộc thi 'Văn hay chữ tốt' lần thứ 23 năm học 2022-2023 do Sở GD-ĐT TPHCM tổ chức.
Sân khấu cháy vé, rạp chiếu phim chật khán giả, bảo tàng thu hút khách tham quan…, Tết Dương lịch 2023 đã đánh dấu đời sống văn hóa của người dân TPHCM hoàn toàn phục hồi sau 2 mùa tết ám ảnh bởi dịch Covid-19.
Ngày 9-12, UBND quận 1 tổ chức lễ ký kết hưởng ứng công tác chuyển đổi số, sử dụng di sản văn hóa trong dạy và học giữa các bảo tàng với trường học trên địa bàn quận. Tham dự lễ ký kết có các đơn vị bảo tàng gồm: Bảo tàng Lịch sử TPHCM, Bảo tàng TPHCM, Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Tôn Đức Thắng, Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM.
Sở Văn hóa - Thể thao TPHCM vừa công bố danh sách 185 công trình, địa điểm đã được quyết định xếp hạng Di tích trên địa bàn. Đây là danh sách tính đến hết tháng 10/2022.
Sân khấu luôn được xem là loại hình nghệ thuật giúp thiếu nhi dễ dàng tiếp cận, phát triển toàn diện về tinh thần, tư duy thẩm mỹ, ý thức xã hội, tính nhân văn... Thế nhưng, hơn 10 năm qua, nhiều sân khấu, điểm diễn nghệ thuật cho thiếu nhi tại TPHCM cứ dần mất đi.
Ngày 7-9, tại TPHCM, đã lần lượt diễn ra các hoạt động thuộc khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế TPHCM lần thứ 16 (ITE HCMC 2022) chính thức quay trở lại sau 2 năm tạm ngưng do dịch Covid-19. Hội chợ năm nay có Chủ đề Cùng vững bước, cùng đi lên, diễn ra từ nay đến 10-9 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn, quận 7, TPHCM.
Hơn 200 hiện vật cổ ngọc quý giá sẽ hội tụ trong triển lãm 'Dáng ngọc', diễn ra vào hôm nay (30/8) tại Bảo tàng Lịch sử TPHCM.
Kỹ thuật viết chữ trên lá buông của người Khmer là một loại hình tri thức dân gian, ẩn chứa kho tàng vô giá của tri thức nhân loại.
Trong dịp lễ 30-4 và 1-5, nhiều gia đình không đi du lịch xa mà chọn trải nghiệm tại chỗ với các điểm đến là khu vui chơi, rạp chiếu phim, sân khấu, bảo tàng và Đường sách.
Những năm gần đây, công nghệ đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực du lịch và lữ hành.
Sự lan tỏa của mạng xã hội; chất lượng và thực lực nghệ sĩ là những yếu tố làm nên thành công của sản phẩm văn hóa hiện nay. Nhưng, yếu tố giúp tác phẩm đi vào công chúng lại chính là truyền thông. Chỉ cần đi đúng hướng, sản phẩm văn hóa truyền thống sẽ tạo được hiệu quả thực sự.