Đúng dịp kỷ niệm 50 năm Chiến thắng chốt chặn Tàu Ô (28-8-1972 - 28-8-2022), cán bộ, chiến sĩ Đội quy tập mộ liệt sĩ K72 Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Phước lên đường làm nhiệm vụ trên mảnh đất anh hùng của chiến thắng vang dội năm xưa, tại xã Minh Đức, huyện Hớn Quản. Ngay ngày đầu ra quân (22-8), Đội K72 đã tìm kiếm, quy tập được 2 bộ hài cốt liệt sĩ tại khu vực Nhà văn hóa ấp 2, xã Minh Đức.
Sáng nay 16-7, tại Khu di tích đặc biệt Bộ Chỉ huy quân giải phóng miền Nam Việt Nam (huyện Lộc Ninh), Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Bình Phước - Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia tổ chức hội nghị tổng kết công tác hội và gặp mặt hội viên Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia tỉnh Bình Phước năm 2022.
Địa danh Đồng Xoài trở nên gần gũi, thân thương với mọi người và địa phương cả nước với tên gọi Đồng Xoài rực lửa chiến công. Đã 57 năm trôi qua kể từ ngày chiến thắng Đồng Xoài (9-6-1965 - 9-6-2022) nhưng ký ức về một thời bom đạn đầy hào hùng vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí của những chiến sĩ Trung đoàn 2, Sư đoàn 9 năm xưa, đơn vị chủ lực được Trung ương Cục, Bộ chỉ huy Miền đưa về cùng lực lượng bộ đội địa phương làm nên một Đồng Xoài rực lửa chiến công.
Ngày 7/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Phước long trọng kỷ niệm 50 năm giải phóng Lộc Ninh (7/4/1972-7/4/2022) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì. Dịp này, đồng thời công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận 6 đơn vị hành chính xã, thị trấn là xã An toàn khu và huyện Lộc Ninh là vùng An toàn khu thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
Cách đây 50 năm, ngày 7-4-1972, thắng lợi của Chiến dịch Nguyễn Huệ đã giải phóng Lộc Ninh - huyện đầu tiên được giải phóng trong toàn miền Nam, góp phần mở ra một bước đột phá chiến lược trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tiếp nối truyền thống, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lộc Ninh đã, đang đồng tâm, hiệp lực, tận dụng thời cơ, lợi thế để vươn mình mạnh mẽ.
Chiều nay 6-4, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã đến dâng hương và viếng tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Căn cứ Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (gọi tắt là Bộ chỉ huy miền Tà Thiết), thuộc địa bàn huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Lộc Ninh (7-4-1972 - 7-4-2022) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì.
Chiều 6-4, huyện Lộc Ninh tổ chức gặp mặt nguyên cán bộ, lãnh đạo, chỉ huy, cơ quan, đơn vị, các nhân chứng lịch sử tham gia Chiến dịch Nguyễn Huệ giải phóng Lộc Ninh ngày 7-4-1972.
Hôm nay (27-3), tại huyện Lộc Ninh, Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Phước thừa ủy quyền UBND tỉnh đón tiếp đoàn Tổng lãnh sự Vương quốc Campuchia tại TP. Hồ Chí Minh cùng 50 sinh viên Campuchia đang học tại TP. Hồ Chí Minh đến tham quan tại tỉnh.
Vâng! Chính là những tháng ngày này cách nay 55 năm trước, đất Tân Châu đang còn nóng bỏng dưới mưa bom bão đạn của cuộc hành quân càn quét mang tên Junction City. Trận càn được nhiều nhà nghiên cứu quân sự đánh giá là lớn nhất trong toàn bộ cuộc chiến tranh Việt Nam thời chống Mỹ.
Căn cứ nổi - Chiến khu rừng Sác, với nhiệm vụ chủ yếu là án ngữ đường thủy chiến lược trên sông Lòng Tàu, phá hủy các kho tàng, bến bãi của địch.
Ngày nay, màu xanh Rừng Sác - Cần Giờ đã che phủ tất cả vết tích của chiến tranh, khiến du khách khó thể hình dung được đây là vùng đất một thời từng bị bom đạn hủy diệt
Trong những ngày cuối của Tháng Thanh niên năm 2021, các cấp bộ đoàn và tuổi trẻ cả nước tiếp tục tổ chức thực hiện nhiều công trình, phần việc thanh niên thiết thực.
Bình Phước là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, địa bàn chiến lược quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nơi đây đã ghi dấu nhiều chiến công vang dội của quân và dân ta, trong đó có chiến thắng Đồng Xoài lừng danh.
Được mệnh danh là sư đoàn bách chiến bách thắng, ấy vậy mà, sư đoàn Anh Cả Đỏ của Mỹ lại phải thua đau khi đối đầu với đội quân 'chân trần, chí thép'.
Cuộc hành quân lớn nhất của Mỹ ở Việt Nam được tổ chức cực kỳ chuyên nghiệp, tiêu tốn rất nhiều tiền của; nhưng cuối cùng vẫn kết thúc bằng một thất bại đầy cay đắng cho đội quân viễn chinh.
Những hình ảnh về Thiếu tướng Nguyễn Thị Định - nữ tướng đầu tiên của QĐND Việt Nam được rút ra từ bộ sưu tập tư liệu ảnh quý hiếm của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
Sau hai lần họp vào tháng 10 và 12-1967, Bộ Chính trị thông qua phương án tổng công kích, tổng khởi nghĩa do Bộ Tổng Tham mưu soạn thảo đã được Quân ủy Trung ương nhất trí.
Sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất, nhà tan, phải chứng kiến người dân nô lệ mất nước sống cơ cực dưới chế độ thực dân, phong kiến, đã hun đúc trong đồng chí Lê Đức Anh lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh cách mạng. Với ý chí và nghị lực mạnh mẽ đã thôi thúc đồng chí hăng hái tham gia hoạt động cách mạng và đi suốt các cuộc chiến tranh của dân tộc, trở thành người cộng sản kiên cường, người chỉ huy tài ba, người lãnh đạo xuất sắc, giản dị cống hiến trọn đời cho Tổ quốc và dân tộc Việt Nam.
Trải qua hơn 80 năm hoạt động cách mạng, dù trên cương vị và hoàn cảnh nào, Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh - Nhà lãnh đạo xuất sắc của đất nước, vị tướng tài ba, quyết đoán của quân đội cũng tỏ rõ phẩm chất của người chiến sĩ cộng sản kiên trung, luôn hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, để lại nhiều dấu ấn nổi bật với cách mạng Việt Nam.
Ðại tướng NGÔ XUÂN LỊCH,Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy T.Ư, Bộ trưởng Quốc phòngĐồng chí Ðại tướng Lê Ðức Anh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng là nhà chiến lược quyết đoán, sắc sảo của cách mạng Việt Nam, nhà quân sự tài ba, nhà lãnh đạo xuất sắc của Ðảng.
Khi nhắc đến Bình Phước, không thể không nhắc đến Khu di tích Quốc gia đặc biệt Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam được Trung ương Cục đặt tại Tà Thiết, xã Lộc Thành, huyện Lộc Ninh. Nơi đây đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại, có ý nghĩa to lớn, có tính chất quyết định đến giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Trải qua các cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc, thiếu tướng Trần Ngọc Thổ, nguyên Tham mưu trưởng Quân khu 7, nay là Phó chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang với Tổ quốc, với nhân dân.
Sau khi nghiên cứu, lên phương án chi tiết, mùa hè năm 1969, Bộ chỉ huy Miền quyết định tổ chức đợt tiến công địch tại khu vực Túc Trưng, Định Quán, Gia Ray và thị xã Long Khánh (tỉnh Đồng Nai) nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, mở rộng và củng cố vùng giải phóng, phá kế hoạch 'bình định cấp tốc', làm thất bại một bước chiến lược 'quét và giữ' của Mỹ và quân ngụy Sài Gòn.
Có dịp đến thăm TP Hồ Chí Minh thì Rừng Sác là địa danh mà các cựu chiến binh Mỹ thường không thể bỏ qua. Nơi đây đặc công Đoàn 10 với lối đánh 'xuất quỷ, nhập thần' khiến lính Mỹ gặp phải 'một cuộc chiến đấu kỳ lạ trong một cuộc chiến tranh kỳ lạ' - tướng Mỹ W. Westmoreland, Tổng Chỉ huy lực lượng viễn chinh Mỹ ở miền Nam Việt Nam đã thừa nhận.
Phước Long là tỉnh đầu tiên ở miền Nam được giải phóng vào ngày 6-1-1975. 45 năm qua, cuộc sống người dân đã thay đổi, đi lên rất nhiều, nhưng đi kèm với đó là những trăn trở làm thế nào để mảnh đất anh hùng này phát triển nhanh, bền vững trong tương lai gần.
Những hình ảnh về Thiếu tướng Nguyễn Thị Định - nữ tướng đầu tiên của QĐND Việt Nam được rút ra từ bộ sưu tập tư liệu ảnh quý hiếm của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ở chiến trường B, có nhiều lúc, nhiều nơi, những người cầm quân thường dùng mệnh đề 'Gạo là tư lệnh', có ý khẳng định vai trò quyết định của lương thực trong việc thực hiện nhiệm vụ. Trên thực tế, kẻ thù đã dùng mọi cách nhằm triệt nguồn cung cấp, cản trở đường tiếp vận lương thực của ta. Vì vậy, hạt gạo lắm khi phải đổi bằng máu. Sự hy sinh của chiến sĩ ta trong công tác bảo đảm lương thực, nhất là tạo nguồn và vận chuyển gạo không phải nhỏ.
Những hình ảnh về Thiếu tướng Nguyễn Thị Định - nữ tướng đầu tiên của QĐND Việt Nam được rút ra từ bộ sưu tập tư liệu ảnh quý hiếm của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
Những hình ảnh về Thiếu tướng Nguyễn Thị Định - nữ tướng đầu tiên của QĐND Việt Nam được rút ra từ bộ sưu tập tư liệu ảnh quý hiếm của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
Vùng đất Đông Nam bộ đi vào lịch sử với truyền thống cách mạng kiên cường, anh dũng. Chiến tranh đã lùi xa nhưng vẫn còn đây những di tích mang tầm quốc gia như nhắc nhớ về một thời kháng chiến trường kỳ, gian khổ và việc giữ gìn, tôn tạo các di tích vừa giáo dục truyền thống cho thế hệ mai sau vừa phục vụ cho phát triển du lịch bền vững.
Sáng 15-1, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Đoàn An điều dưỡng 28 (Cục Chính trị Quân khu 7) tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập (15-1-1970/ 15-1-2020).
Cách đây 55 năm, tại chiến trường trọng điểm Đông Nam bộ, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương, trực tiếp là Trung ương Cục và Bộ Chỉ huy Miền, quân dân ta đã lập nên chiến công vang dội - chiến thắng Bình Giã, đánh dấu sự chuyển mình của cách mạng miền Nam trong tiến trình lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước.