Việt Nam đã có nhiều nỗ lực cải cách quản lý tài chính công trong thời gian qua và có bước tiến tốt, khá toàn diện. Tuy nhiên, vẫn cần nghiên cứu, đưa ra giải pháp phù hợp để khắc phục tồn tại, hạn chế trong thời gian tới nhằm tăng cường quản lý tài chính công minh bạch.

Để kiểm soát lạm phát, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chuẩn bị các phương án giá, lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng, dịch vụ do Nhà nước quản lý, không tăng giá đột ngột và tăng giá cùng một thời điểm, hạn chế tác động lên lạm phát, bảo đảm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.

Kết nối liên thông, siết chặt quản lý thuế thương mại điện tử

Phát biểu tại Hội nghị sơ kết 1 năm tháo gỡ 'điểm nghẽn' trong triển khai Đề án 06 và đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, cần tiếp tục tăng cường kết nối dữ liệu, liên thông đồng bộ giữa các bộ, ngành, đặc biệt dữ liệu dân cư, dữ liệu thương mại điện tử, dữ liệu thanh toán qua ngân hàng…, quản chặt thu thuế trong lĩnh vực này.

Kinh tế phục hồi, thu ngân sách lấy lại đà tăng trưởng

Theo Bộ Tài chính, lũy kế 5 tháng đầu năm nay, thu ngân sách nhà nước ước đạt 898,4 nghìn tỷ đồng, bằng 52,8% dự toán, tăng gần 15% so với cùng kỳ năm 2023. Số thu ngân sách đạt khá so với dự toán và tăng so cùng kỳ phản ánh sự phục hồi tích cực của nền kinh tế và những nỗ lực của ngành Tài chính.

Tài sản công (TSC) là cơ sở vật chất để phục vụ công tác quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công cho xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế - xã hội. Việc tổng kiểm kê các TSC này là nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy nguồn lực của tài sản trong nền kinh tế. Phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với bà Trần Diệu An - Phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính), xung quanh vấn đề này.

Nợ công Việt Nam được kéo giảm ngoạn mục ra sao?

Kết quả quản lý nợ công là một trong những điểm sáng trong điều hành chính sách tài khóa và chính sách vĩ mô. Việc tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch nâng hạng Việt Nam từ mức BB lên mức BB+ vào tháng 12/2023 sau khi tổ chức Moody's và S&P nâng hạng Việt Nam từ Ba3 lên Ba2 và BB lên BB+ trong năm 2022 đều có dấu ấn từ kết quả củng cố tài khóa và kiểm soát nợ công.

Thu ngân sách nhà nước quý I đạt gần 32% dự toán

Theo Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách nhà nước tháng 3/2024 ước đạt 141,8 nghìn tỷ đồng; lũy kế thu quý I/2024, thu ngân sách ước đạt 539,5 nghìn tỷ đồng, bằng 31,7% dự toán, tăng 9,8% (so sánh với cùng kỳ năm 2023).

Những nỗ lực 'tiêu tiền' giải ngân vốn đầu tư công

Mặc dù tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước trong 3 tháng đầu năm có dấu hiệu khởi sắc so với cùng kỳ năm trước, nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến hoạt động này. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 24/CĐ-TTg ngày 22/3/2024 về việc đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024. Vì vậy, các địa phương đang rất khẩn trương cho công việc này.

Bộ Tài chính cam kết đồng hành và tạo thuận lợi cho các đối tác, doanh nghiệp, nhà đầu tư Hàn Quốc

Sáng ngày 7/3/2024, tại Seoul, Hàn Quốc, Bộ Tài chính Việt Nam, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã tổ chức Hội nghị Xúc tiến Đầu tư tại Hàn Quốc với chủ đề 'Việt Nam - Điểm đến đầu tư'. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc tham dự và chủ trì hội nghị. Hội nghị kỳ vọng sẽ mở ra những cơ hội lớn hơn cho hợp tác và sự phát triển thịnh vượng giữa hai nước nói chung và các doanh nghiệp, nhà đầu tư hai nước nói riêng, đặc biệt trong lĩnh vực thị trường tài chính.

Thắt chặt kỷ cương trong chi tiêu công

Không phải ngẫu nhiên mà trong chỉ thị mới đây về tăng cường tiết kiệm chi ngân sách nhà nước (NSNN), Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh hơn nữa tiết kiệm chi tiêu công, bởi trên thực tế, ở đâu đó, vẫn còn tình trạng sử dụng ngân sách chưa nghiêm, ảnh hưởng đến kỷ cương hành chính và hiệu quả sử dụng nguồn lực NSNN.

Bộ Tài chính tập trung giải quyết dứt điểm các đơn thư khiếu nại kéo dài

Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo luôn được Bộ Tài chính chú trọng. Theo đó, Bộ Tài chính chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về khiếu nại, tố cáo và làm tốt công tác tiếp công dân để giảm các khiếu nại vượt cấp.

Chính sách thuế là 'điểm tựa' cho doanh nghiệp vượt khó

Năm 2023 đi qua để lại nhiều dấu ấn, trong đó, chính sách thuế - 'điểm tựa' cho doanh nghiệp vượt khó là một trong những thành công trong điều hành của Bộ Tài chính.

Thị trường bảo hiểm Việt Nam: Thay đổi mạnh mẽ để tăng chất lượng, bền vững

Năm 2023, có thể nói thị trường bảo hiểm Việt Nam đã trải qua một năm nhiều khó khăn, thách thức. Dưới sự quan tâm của Chính phủ, sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ Tài chính, sự quyết tâm của các cơ quan quản lý, sự nỗ lực của hiệp hội, các doanh nghiệp và sự chia sẻ của khách hàng…, thị trường đã qua giai đoạn khó khăn nhất và có thể kỳ vọng rằng 'sau cơn mưa, trời lại sáng'.

Cải cách thuế - hải quan tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi

Chính sách và thủ tục hành chính thuế và hải quan luôn nhận được sự quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan và các đơn vị luôn quan tâm hỗ trợ tích cực các doanh nghiệp, đồng hành, chia sẻ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; xem đây là một phần quan trọng trong việc đưa chính sách vào cuộc sống.

Phân bổ dự toán chi thường xuyên đảm bảo đúng tiêu chuẩn, định mức

Đối với chi thường xuyên, quan điểm của Bộ Tài chính là chi đúng quy định, không có ngoại lệ và chi tiêu trong điều kiện chúng ta có. Dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương giao dự toán chi phải đảm bảo khớp đúng dự toán được giao, bảo đảm về thời gian theo quy định, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức.

Thị trường trái phiếu: Cần tiếp tục phát huy tính tự chủ của nhà đầu tư

Thị trường trái phiếu đang có tín hiệu phục hồi và dần đi vào quỹ đạo ổn định, thể hiện những giải pháp trong thời gian qua đã phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, trong một 'sân chơi' đã được trang bị các phương tiện, công cụ đầy đủ, yếu tố quan trọng nữa là nhận thức và kiến thức của các nhà đầu tư cần tiếp tục được nâng cao.

Giải ngân vốn đầu tư công: Không còn thời gian để kêu khó

Mặc dù các cấp, ngành, địa phương đã có rất nhiều cố gắng và được đánh giá là làm tương đối tốt so với năm trước, nhưng cho đến thời điểm này, khả năng hấp thụ vốn đầu tư công của cả nước vẫn thấp. Đáng chú ý, hiện còn nhiều bộ, cơ quan trung ương, địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp hơn trung bình của cả nước. Chỉ còn đúng 1 tháng nữa là kết thúc năm, vì thế áp lực giải ngân vốn đầu tư đang rất lớn.

Chính sách tài chính hướng tới tăng trưởng xanh, phát triển bền vững

Xu hướng phát triển kinh tế xanh, bền vững, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số đòi hỏi chính sách tài chính phải có sự điều chỉnh linh hoạt, phù hợp nhằm huy động và phân bổ hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. 'Chính sách tài chính vượt qua thách thức, hướng tới phát triển bền vững' là chủ đề của Diễn đàn Tài chính Việt Nam năm 2023.

Bộ Tài chính triển khai nhiều giải pháp thu ngân sách, phấn đấu đạt dự toán

Theo Bộ Tài chính, thu ngân sách nhà nước (NSNN) 10 tháng năm 2023 ước đạt 1.398,7 nghìn tỷ đồng, bằng 86,3% dự toán, giảm 9,2% so cùng kỳ năm 2022. Còn 2 tháng cuối năm, Bộ Tài chính tiếp tục triển khai nhiều giải pháp nhằm phấn đấu thu đạt dự toán được giao. Đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành Tài chính, bên cạnh việc tiếp tục triển khai nhiều giải pháp về thuế hỗ trợ doanh nghiệp, người dân.

Giảm thuế giúp doanh nghiệp nâng quy mô sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh

Trả lời phỏng vấn phóng viên TBTCVN xung quanh đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng của Bộ Tài chính, ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội, cho rằng: 'Việc tiếp tục được giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sẽ giúp doanh nghiệp giảm được giá thành hàng hóa, dịch vụ, qua đó tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, nuôi dưỡng nguồn thu cho ngân sách nhà nước'.

Sửa Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: Sử dụng hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi). Việc sửa Luật nhằm giải quyết những hạn chế, bất cập trong thực hiện, đồng thời phát huy hiệu lực, hiệu quả công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP), góp phần tăng cường quản lý, sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế.

Mở rộng không gian chính sách tài khóa

Theo các chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh hiện nay, cần nghiên cứu mở rộng hơn không gian chính sách tài khóa gắn với hiệu quả của đầu tư công. Chính sách tài khóa phải phối hợp hài hòa, chặt chẽ với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác với liều lượng phù hợp để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Giải ngân vốn đầu tư công đã có nhiều khởi sắc

Tỷ lệ giải ngân của cả nước trong 8 tháng qua tăng nhiều so với cùng kỳ năm trước, đã tạo động lực để các địa phương đưa ra quyết tâm giải ngân đạt từ 95% trở lên vào cuối năm đúng như mục tiêu Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công nhiều địa phương đã bứt phá

Nhờ nỗ lực thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp đề ra, cho đến giữa tháng 7 vừa qua, nhiều địa phương đã có tỷ lệ giải ngân tăng cao. Với tỷ lệ tăng đó, các địa phương cũng đang kỳ vọng sẽ bứt phá trong những tháng tiếp theo để giải ngân hết 100% nguồn vốn được giao.

Lập dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2024 cần sát thực tế

Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương trong lập dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 phải sát với thực tế. Đối với số thu nội địa, các địa phương phấn đấu tăng khoảng 5 - 7% so với đánh giá ước thực hiện năm 2023.

Gia hạn, miễn, giảm thuế kịp thời, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển

Trong bối cảnh nền kinh tế còn đối diện nhiều khó khăn, thách thức, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh. Thực hiện các chính sách trên, ngành Thuế đã và đang thực hiện gia hạn, miễn, giảm thuế, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, nuôi dưỡng nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước.

Nộp ngân sách hàng nghìn tỷ đồng từ xử lý sai phạm qua thanh tra tài chính

Trong 6 tháng đầu năm 2023, công tác thanh tra, kiểm tra của ngành Tài chính đã đáp ứng kịp thời, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Bộ Tài chính và Chính phủ đối với các vấn đề dư luận xã hội quan tâm. Đặc biệt, công tác xử lý sau thanh tra được thực hiện đúng quy định, các sai phạm trong quản lý tài chính ngân sách được phát hiện kịp thời, thu về cho ngân sách hàng nghìn tỷ đồng.

Bộ Tài chính nỗ lực phát triển thị trường tài chính xanh

Phát triển thị trường tài chính xanh là một trong những nền tảng để thực hiện các mục tiêu chuyển đổi xanh và phát triển bền vững. Trong thời gian qua, nhiều chính sách tài chính đã được ban hành nhằm tạo điều kiện huy động và phát triển thị trường tài chính xanh.

Bộ Tài chính đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, quyết liệt chuyển đổi số

Trong 6 tháng đầu năm 2023, Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện kiểm soát chặt chẽ các thủ tục hành chính thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý nhằm cải cách một cách toàn diện gắn với việc phát triển chính phủ điện tử và quá trình chuyển đổi số. Qua đó tạo thuận lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Chính sách pháp luật tài chính kịp thời ứng phó với các thách thức

Thời gian qua, Bộ Tài chính đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng chính sách pháp luật. Theo đó, chính sách pháp luật tài chính được xây dựng đáp ứng các tiêu chí về tính đồng bộ, thống nhất, khả thi và công khai, minh bạch, đã kịp thời ứng phó với các thách thức, vì cộng đồng doanh nghiệp và người dân.

Chính sách tài khóa hỗ trợ hiệu quả tăng trưởng kinh tế

Trao đổi với phóng viên TBTCVN, chuyên gia kinh tế - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, chính sách tài khóa đã đóng vai trò quan trọng trong phục hồi sản xuất kinh doanh, hỗ trợ an sinh xã hội, tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, hơn một năm qua khi chúng ta mở cửa nền kinh tế, chính sách tài khóa đã giúp cho các ngành nghề, lĩnh vực hồi phục và tăng trưởng, vai trò của chính sách tài khóa cũng được thể hiện rõ hơn.

Hoàn thiện thể chế, 'coi việc của doanh nghiệp như việc của mình'

Bộ Tài chính có số lượng văn bản trình cấp có thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền hàng năm rất lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực, có tính phức tạp cao và tác động trực tiếp đến quyền lợi của người dân và doanh nghiệp. Vì vậy, công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật của Bộ Tài chính được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, với tinh thần luôn 'coi việc của doanh nghiệp như việc của mình'.

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường là cần thiết

Theo một số chuyên gia kinh tế, đề xuất bổ sung đồ uống có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trong dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi là cần thiết, nhằm định hướng tiêu dùng, giảm mức tiêu thụ mặt hàng này. Điều này góp phần giảm thiểu tổn thất kinh tế do tăng cân, béo phì và phát sinh các bệnh có liên quan.

Bộ Tài chính cải cách toàn diện thủ tục hành chính

Bộ Tài chính tiếp tục kiểm soát chặt chẽ các thủ tục hành chính thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý nhằm mục tiêu cải cách một cách toàn diện gắn với việc phát triển chính phủ điện tử và quá trình chuyển đổi số. Quá trình này tạo thuận lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Chính sách tài khóa phải gắn với tái cơ cấu ngân sách theo hướng bền vững

Theo gợi ý của một số chuyên gia kinh tế, chính sách tài khóa hiện đứng trước nhiều thách thức. Trong trung và dài hạn, các giải pháp về chính sách tài khóa cần được gắn với cơ cấu lại ngân sách nhà nước theo hướng bền vững, tăng cường hiệu quả, trách nhiệm giải trình của chi tiêu công, đảm bảo an ninh, an toàn tài chính quốc gia.

Tập trung vào lĩnh vực, địa bàn nhiều rủi ro

Trong năm 2022, Thanh tra Bộ Tài chính và thanh tra chuyên ngành trong hệ thống ngành Tài chính đã bám sát kế hoạch và thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra có chất lượng cao. Trong năm 2023, thanh tra ngành Tài chính sẽ tập trung vào những lĩnh vực, địa bàn dễ xảy ra tham nhũng, có nhiều đơn thư tố cáo; chú trọng thanh tra chống thất thu thuế; bố trí, giao dự toán, các khoản chi ngân sách còn lãng phí, không hiệu quả…

Ngành Tài chính phòng, chống tham nhũng hiệu quả

Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong công tác phòng chống tham nhũng (PCTN), lãng phí, Bộ Tài chính đã tích cực, chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN, tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN. Do đó, công tác PCTN của Bộ Tài chính đã có những chuyển biến tích cực.

Giải ngân vốn đầu tư công: 'Gánh nặng' dồn vào dịp cuối năm

Quý III đã sắp kết thúc nhưng theo báo cáo từ Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư của cả nước mới đạt 42,16% kế hoạch và đạt 46,7% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Như vậy, gánh nặng giải ngân hết kế hoạch vốn được giao vào những tháng còn lại của năm là rất lớn. Tuy nhiên, các địa phương đang rất quyết tâm để đẩy nhanh tiến độ thanh toán nguồn vốn đầu tư trong những tháng cuối năm.

Việt Nam sẽ đạt mục tiêu mức xếp hạng tín nhiệm 'Đầu tư' vào năm 2030

Nhân sự kiện Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam từ mức Ba3 lên mức Ba2 - triển vọng Ổn định, phóng viên TBTCVN đã trao đổi với ông Trương Hùng Long - Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), xung quanh nội dung này.

Bộ Tài chính: Từng bước ngăn chặn, đẩy lùi các hành vi tham nhũng

Để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ trong công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, Bộ Tài chính đã đẩy mạnh việc thực hiện nghiêm các quy định về công khai, minh bạch trong các hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, tập trung vào lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra tham nhũng…

Đề xuất bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu: Để giá xăng dầu sớm vận hành theo cơ chế thị trường

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Luật Giá, trong đó đề xuất bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Đề xuất này nhận được sự quan tâm góp ý của các chuyên gia kinh tế, đồng thuận của doanh nghiệp vận tải và người dân.

Chính sách tài khóa thận trọng kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng

Trong những tháng còn lại của năm 2022, Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa linh hoạt, thận trọng, phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN), góp phần kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vĩ mô.

Cải cách hành chính: Bộ Tài chính nâng cao hiệu quả phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực

Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, Bộ Tài chính đã tích cực, chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, thực hiện các quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Thúc đẩy giải ngân đầu tư công từ nguồn vốn vay nước ngoài

Trong 6 tháng đầu năm 2022, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn vay nước ngoài của các bộ, ngành, địa phương đạt 9,12% kế hoạch vốn, cao hơn tỷ lệ giải ngân cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, tỷ lệ này còn thấp so với kết quả giải ngân nguồn vốn đầu tư công trong nước (đạt khoảng 29,76% kế hoạch). Bộ Tài chính đề xuất nhiều giải pháp thúc đẩy giải ngân đầu tư công từ nguồn vốn này.

Ngành Tài chính: Cải cách toàn diện hơn nhờ chuyển đổi số

Giữ vững vị trí thứ 2 trong năm 2021 và 8 năm liên tiếp trong top dẫn đầu về chỉ số cải cách hành chính (Par Index), Bộ Tài chính đã giữ 'lời hứa' của mình - luôn coi cải cách hành chính là ưu tiên hàng đầu. Thời gian tới, Bộ Tài chính tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách toàn diện, đồng bộ, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo.