Chính sách tài khóa thận trọng kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng

Trong những tháng còn lại của năm 2022, Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa linh hoạt, thận trọng, phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN), góp phần kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vĩ mô.

Cải cách hành chính: Bộ Tài chính nâng cao hiệu quả phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực

Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, Bộ Tài chính đã tích cực, chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, thực hiện các quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Thúc đẩy giải ngân đầu tư công từ nguồn vốn vay nước ngoài

Trong 6 tháng đầu năm 2022, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn vay nước ngoài của các bộ, ngành, địa phương đạt 9,12% kế hoạch vốn, cao hơn tỷ lệ giải ngân cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, tỷ lệ này còn thấp so với kết quả giải ngân nguồn vốn đầu tư công trong nước (đạt khoảng 29,76% kế hoạch). Bộ Tài chính đề xuất nhiều giải pháp thúc đẩy giải ngân đầu tư công từ nguồn vốn này.

Ngành Tài chính: Cải cách toàn diện hơn nhờ chuyển đổi số

Giữ vững vị trí thứ 2 trong năm 2021 và 8 năm liên tiếp trong top dẫn đầu về chỉ số cải cách hành chính (Par Index), Bộ Tài chính đã giữ 'lời hứa' của mình - luôn coi cải cách hành chính là ưu tiên hàng đầu. Thời gian tới, Bộ Tài chính tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách toàn diện, đồng bộ, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo.

Thu ngân sách tăng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế

Mức thu ngân sách năm 2021 vượt dự toán cao một phần do chúng ta xây dựng dự toán thấp theo tình hình khó khăn của dịch bệnh. Mặt khác, mức thu năm 2021 tăng 3,8% so với thực hiện năm 2020, trong khi tăng trưởng kinh tế đạt 2,6% cũng là tương thích. Đây là của ý kiến đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (TP. Hồ Chí Minh) nêu trong cuộc trao đổi với phóng viên TBTCVN về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách, bên lề phiên họp Quốc hội mới đây.

Thúc đẩy phát triển hạ tầng để nền kinh tế 'cất cánh'

Sáng 25/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí và việc thực hiện Nghị quyết số 42 của Quốc hội về xử lý nợ xấu. Trong đó, cần giải pháp đột phá, tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, qua đó thúc đẩy quá trình hồi phục kinh tế là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội đưa ra thảo luận.

Thu ngân sách 2 tháng ước đạt hơn 323 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách nhà nước tháng 2/2022 ước đạt 138,5 nghìn tỷ đồng; lũy kế thu 2 tháng đạt 323,8 nghìn tỷ đồng, bằng 22,9% dự toán, tăng 10,8% so cùng kỳ năm 2021.

Giảm thuế giá trị gia tăng giúp bình ổn giá, kích cầu tiêu dùng

Chính sách giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP được triển khai áp dụng kể từ ngày 1/2/2022 đã nhận được sự phản hồi tích cực của người dân và xã hội. Nhiều ý kiến cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài, việc giảm thuế giá trị gia tăng góp phần giảm giá thành sản phẩm, từ đó kính thích sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần kích cầu tiêu dùng, giảm nguy cơ tăng lạm phát.

Bộ Tài chính nỗ lực duy trì thứ hạng Chỉ số tuân thủ pháp luật năm 2021

Năm 2021, Bộ Tài chính không ngừng nỗ lực trên tất cả các mặt công tác, nhằm triển khai nhiệm vụ cải thiện điểm số và duy trì thứ hạng Chỉ số tuân thủ pháp luật (Bl).

Ngành Tài chính đã sớm 'cán đích' dự toán thu ngân sách

Theo Bộ Tài chính, lũy kế thu ngân sách nhà nước 11 tháng ước đạt 1.389,2 nghìn tỷ đồng, bằng 103,4% dự toán, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2020. Như vậy, còn 1 tháng nữa mới hết năm, nhưng ngành Tài chính đã sớm 'cán đích', thu đạt và vượt dự toán của cả năm.

Linh hoạt chính sách tài khóa, đảm bảo cân đối ngân sách

Linh hoạt trong điều hành chính sách tài khóa, đảm bảo cân đối ngân sách đã được Bộ Tài chính thực hiện hiệu quả trong thời gian qua. Tuy nhiên không thể chủ quan trước tình hình, từ nay đến cuối năm, Bộ Tài chính tiếp tục kiên định trong điều hành để thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra, làm tiền đề quan trọng tạo đà cho năm 2022 và các năm tiếp theo.

Còn né tránh, đùn đẩy thì giải ngân sẽ lại tiếp tục 'bàn mãi, bàn nữa'

Trước việc còn một lượng lớn vốn đầu tư công cần phải giải ngân từ nay đến cuối năm để làm đòn bẩy thu hút các nguồn lực đầu tư khác, hỗ trợ kinh tế phục hồi, trong cuộc trao đổi với phóng viên TBTCVN, chuyên gia kinh tế - TS. Vũ Đình Ánh cho rằng, nếu chúng ta không khắc phục được cách nghĩ, cách làm theo kiểu né tránh, đùn đẩy thì vấn đề giải ngân vốn đầu tư công sẽ lại tiếp tục được bàn tiếp, bàn mãi mà không đi vào thực chất.

Điều hành chính sách tài khóa linh hoạt góp phần tiết kiệm, chống lãng phí

Báo cáo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tháng 5/2022 của Bộ Tài chính đã nêu rõ, các bộ, ngành, địa phương đã tuân thủ nghiêm những quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, theo đó giúp tiết kiệm chi cho ngân sách nhà nước.

Giải ngân vốn đầu tư công: Vẫn tồn tại 'tiền có mà không tiêu được'

Việc phân bổ nhanh kế hoạch vốn đầu tư sẽ giúp thúc đẩy tiến độ giải ngân, đưa nền kinh tế nhanh chóng phục hồi sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, sắp kết thúc quý II/2022 vẫn còn một số bộ, ngành, địa phương chưa phân bổ hết nguồn vốn thuộc kế hoạch năm 2022 được giao.

Lãng phí trong đầu tư công sẽ làm giảm động lực phục hồi kinh tế

Báo cáo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021 vừa được Chính phủ trình Quốc hội đã chỉ ra nhiều mặt tích cực của công tác này trong năm vừa qua. Tuy nhiên, vẫn có một vài lĩnh vực còn tồn tại lãng phí, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư công. Theo chuyên gia kinh tế - TS. Cấn Văn Lực, chính sự lãng phí trong đầu tư công sẽ làm giảm động lực phục hồi kinh tế.

Tìm cách giải ngân nhanh vốn đầu tư công

Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là hết quý II/2022, nhưng tiến độ giải ngân vốn đầu tư công vẫn đang rất thấp. Thậm chí, theo báo cáo từ Bộ Tài chính, hiện còn 5 cơ quan trung ương chưa thực hiện giải ngân. Tìm cách để giải ngân nhanh nguồn vốn đầu tư là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị lúc này. Với vai trò kiểm soát, thanh toán vốn, Kho bạc Nhà nước nỗ lực hết mình để tạo điều kiện đầy nhanh tiến trình này.

Giải ngân vốn đầu tư công: Phá tan sự ì ạch với các giải pháp mạnh

Trước tình hình ì ạch giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 548/QĐ-TTg thành lập 6 tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022. Như vậy, một lần nữa cả hệ thống chính trị đã vào cuộc với kỳ vọng giải ngân đạt được kế hoạch đề ra.

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: Tiết kiệm cho ngân sách hàng nghìn tỷ đồng

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, nhờ thực hiện nghiêm các quy định trong quản lý, điều hành ngân sách nhà nước, mua sắm tài sản công… nên công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của cả nước 4 tháng đầu năm đã tiết kiệm cho ngân sách hàng nghìn tỷ đồng.

Ngành Tài chính: Cắt giảm tối đa các thủ tục để hỗ trợ doanh nghiệp

Các cơ quan của Bộ Tài chính, đặc biệt, tại các đơn vị liên quan đến người dân và doanh nghiệp như thuế, hải quan, kho bạc đều 'ghi điểm' bởi những kết quả cụ thể đạt được từ những nỗ lực qua từng tháng, từng năm trong thực hiện cải cách, hiện đại hóa. Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đã trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình quản lý và điều hành của ngành Tài chính, hỗ trợ hiệu quả người dân, doanh nghiệp.

Sửa mức phí một số khoáng sản, giảm tác động xấu tới môi trường

Theo Bộ Tài chính, cần thiết phải sửa quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, nhằm khắc phục những hạn chế của chính sách hiện hành; đồng thời bảo đảm thống nhất, tạo thuận lợi trong việc thực hiện phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; từng bước hạn chế tác động xấu đến môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản.

Thu ngân sách tháng 4 tăng hơn 3 nghìn tỷ đồng so với tháng trước

Theo Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách nhà nước tháng 4 ước đạt 160,2 nghìn tỷ đồng, tăng 3,2 nghìn tỷ đồng so với số thu tháng trước. Tính từ đầu năm đến hết ngày 3/5/2022 (hệ thống Tabmis), thu ngân sách nhà nước đạt 657,408 nghìn tỷ đồng, bằng 46,57% dự toán.

Giải ngân vốn đầu tư công: Cần vào cuộc với trách nhiệm cao

Tỷ lệ giải ngân 4 tháng đầu năm 2022 đạt thấp và giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2021. Với tiến độ này, lượng vốn cần giải ngân từ nay đến cuối năm còn rất lớn. Để đạt tỷ lệ giải ngân cao nhất khi hết năm ngân sách, rất cần sự vào cuộc với trách nhiệm cao hơn nữa của các bộ, ngành, địa phương, chủ đầu tư.

Thủ tục hành chính lĩnh vực tài chính ngày càng đồng bộ, minh bạch

Thủ tục hành chính lĩnh vực tài chính ngày càng đồng bộ, đơn giản, minh bạch và dễ thực hiện. Công tác cải cách thủ tục hành chính được đẩy mạnh theo hướng kiểm soát chặt chẽ việc ban hành thủ tục, đánh giá tác động đầy đủ kết hợp với nghiên cứu cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục, nhất là đối với lĩnh vực thuế, hải quan, ngân sách nhà nước tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Bộ Tài chính nỗ lực vì cộng đồng doanh nghiệp

Trong hơn 2 năm qua, khi kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, bám sát các chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã chủ động điều hành chính sách tài khóa ứng phó hiệu quả với dịch Covid-19, hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân, đảm bảo an sinh xã hội.

Tiếp tục tiết kiệm triệt để các khoản chi ngân sách

Nhờ có tiết kiệm, trong hơn 2 năm qua chúng ta đã có thêm nguồn lực chi cho phòng chống dịch Covid-19. Năm 2022, Chính phủ vẫn tiếp tục kiên định điều hành chi ngân sách với phương châm tiết kiệm triệt để mọi khoản chi ngân sách, trong đó có cả chi thường xuyên và chi đầu tư, dành nguồn cho phòng chống dịch và an sinh xã hội, nhất là trong bối cảnh còn nhiều khó khăn như hiện nay.

Thu ngân sách nhà nước giảm nhẹ trong tháng đầu năm

Theo Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách nhà nước tháng 1/2022 ước đạt 183,5 nghìn tỷ đồng, bằng 13% dự toán, bằng 96,8% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, thu nội địa ước đạt 151,3 nghìn tỷ đồng, bằng 12,9% dự toán. Đến thời điểm cuối tháng 1, về cơ bản các bộ, ngành, địa phương đã khẩn trương hoàn thành việc phân giao dự toán đến các đơn vị sử dụng ngân sách theo quy định.

Một năm chèo lái tài tình 'con thuyền' ngân sách

2021 là năm đầy thử thách đối với ngành Tài chính. Với bản lĩnh, kinh nghiệm điều hành, Bộ Tài chính đã nỗ lực rất lớn để làm tốt hai nhiệm vụ cùng một lúc, vừa thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách, vừa đảm bảo kinh phí cho hoạt động của bộ máy và phòng, chống dịch. Có thể nói, đây là một năm chèo lái tài tình 'con thuyền' ngân sách.

Bộ Tài chính tập trung cải cách tổ chức bộ máy hành chính

Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước luôn là một trong những mục tiêu ưu tiên của Bộ Tài chính. Trong đó, tập trung bồi dưỡng nguồn nhân lực và sắp xếp tổ chức bộ máy hoạt động tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả vẫn là nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới của Bộ Tài chính.

Giải ngân vốn đầu tư vẫn đạt thấp

Kết thúc năm 2021 nhưng tỷ lệ giải ngân của cả nước mới đạt trên 77% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao. Tỷ lệ này thấp hơn so với cùng thời điểm này năm trước (trên 82%).

Nhà nước không can thiệp hành chính vào hoạt động của doanh nghiệp

Một trong những nội dung chính sách quan trọng được đề xuất sửa đổi tại Dự án Luật sửa đổi Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp là thống nhất khái niệm về vốn nhà nước, quy định rõ vốn nhà nước sau khi đã đầu tư vào doanh nghiệp là tài sản/vốn của pháp nhân doanh nghiệp.

Những khuyến nghị góp phần đảm bảo bền vững tài khóa

Sáng 18/11, Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổng kết tình hình thực hiện các khuyến nghị Báo cáo đánh giá chi tiêu công Việt Nam trong 5 năm qua. Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng dự và chỉ đạo hội nghị. Qua thực tế triển khai cho thấy, những khuyến nghị của báo cáo này đã góp phần quan trọng vào công tác chi tiêu công, góp phần đảm bảo bền vững tài khóa.

Thêm quy định để cá nhân phải công khai, minh bạch

Trả lời phỏng vấn báo chí, ông Vũ Đức Hội - Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính) cho biết, Nghị định số 93/2021/NĐ-CP đã quy định cụ thể để đảm bảo tính công khai, minh bạch trong hoạt động từ thiện, như: cá nhân phải mở tài khoản riêng tại ngân hàng, có biên nhận các khoản đóng góp nếu người đóng góp yêu cầu và không được tiếp nhận thêm sau khi kết thúc thời gian cam kết...

Bài 2: Bộ Tài chính đã rất chủ động trong các mục tiêu cải cách

Trao đổi với phóng viên TBTCVN, chuyên gia kinh tế Nguyễn Văn Toàn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho rằng, việc đạt được kết quả ấn tượng về cải cách hành chính trong bối cảnh đại dịch cho thấy Bộ Tài chính đã rất chủ động trong các mục tiêu cải cách. Những cải cách hành chính, nhất là về thuế và hải quan của Bộ Tài chính có tác động rất lớn tới doanh nghiệp cũng như việc nuôi dưỡng nguồn thu.

Thu ngân sách 10 tháng đạt hơn 91% dự toán

Theo Bộ Tài chính, tính từ đầu năm đến 31/10/2021, thu ngân sách nhà nước đạt 1.224,3 nghìn tỷ đồng, bằng 91,1% dự toán. Cùng với triển khai kịp thời các gói hỗ trợ người dân và doanh nghiệp theo quy định, các cơ quan thuế, hải quan đã tăng cường các giải pháp nhằm thu đúng, thu đủ về ngân sách, phấn đấu đảm bảo các cân đối thu-chi ngân sách nhà nước theo dự toán đề ra.