Chính sách pháp luật tài chính kịp thời ứng phó với các thách thức

Thời gian qua, Bộ Tài chính đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng chính sách pháp luật. Theo đó, chính sách pháp luật tài chính được xây dựng đáp ứng các tiêu chí về tính đồng bộ, thống nhất, khả thi và công khai, minh bạch, đã kịp thời ứng phó với các thách thức, vì cộng đồng doanh nghiệp và người dân.

Chính sách tài khóa hỗ trợ hiệu quả tăng trưởng kinh tế

Trao đổi với phóng viên TBTCVN, chuyên gia kinh tế - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, chính sách tài khóa đã đóng vai trò quan trọng trong phục hồi sản xuất kinh doanh, hỗ trợ an sinh xã hội, tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, hơn một năm qua khi chúng ta mở cửa nền kinh tế, chính sách tài khóa đã giúp cho các ngành nghề, lĩnh vực hồi phục và tăng trưởng, vai trò của chính sách tài khóa cũng được thể hiện rõ hơn.

Hoàn thiện thể chế, 'coi việc của doanh nghiệp như việc của mình'

Bộ Tài chính có số lượng văn bản trình cấp có thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền hàng năm rất lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực, có tính phức tạp cao và tác động trực tiếp đến quyền lợi của người dân và doanh nghiệp. Vì vậy, công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật của Bộ Tài chính được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, với tinh thần luôn 'coi việc của doanh nghiệp như việc của mình'.

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường là cần thiết

Theo một số chuyên gia kinh tế, đề xuất bổ sung đồ uống có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trong dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi là cần thiết, nhằm định hướng tiêu dùng, giảm mức tiêu thụ mặt hàng này. Điều này góp phần giảm thiểu tổn thất kinh tế do tăng cân, béo phì và phát sinh các bệnh có liên quan.

Bộ Tài chính cải cách toàn diện thủ tục hành chính

Bộ Tài chính tiếp tục kiểm soát chặt chẽ các thủ tục hành chính thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý nhằm mục tiêu cải cách một cách toàn diện gắn với việc phát triển chính phủ điện tử và quá trình chuyển đổi số. Quá trình này tạo thuận lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Chính sách tài khóa phải gắn với tái cơ cấu ngân sách theo hướng bền vững

Theo gợi ý của một số chuyên gia kinh tế, chính sách tài khóa hiện đứng trước nhiều thách thức. Trong trung và dài hạn, các giải pháp về chính sách tài khóa cần được gắn với cơ cấu lại ngân sách nhà nước theo hướng bền vững, tăng cường hiệu quả, trách nhiệm giải trình của chi tiêu công, đảm bảo an ninh, an toàn tài chính quốc gia.

Tập trung vào lĩnh vực, địa bàn nhiều rủi ro

Trong năm 2022, Thanh tra Bộ Tài chính và thanh tra chuyên ngành trong hệ thống ngành Tài chính đã bám sát kế hoạch và thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra có chất lượng cao. Trong năm 2023, thanh tra ngành Tài chính sẽ tập trung vào những lĩnh vực, địa bàn dễ xảy ra tham nhũng, có nhiều đơn thư tố cáo; chú trọng thanh tra chống thất thu thuế; bố trí, giao dự toán, các khoản chi ngân sách còn lãng phí, không hiệu quả…

Ngành Tài chính phòng, chống tham nhũng hiệu quả

Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong công tác phòng chống tham nhũng (PCTN), lãng phí, Bộ Tài chính đã tích cực, chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN, tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN. Do đó, công tác PCTN của Bộ Tài chính đã có những chuyển biến tích cực.

Giải ngân vốn đầu tư công: 'Gánh nặng' dồn vào dịp cuối năm

Quý III đã sắp kết thúc nhưng theo báo cáo từ Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư của cả nước mới đạt 42,16% kế hoạch và đạt 46,7% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Như vậy, gánh nặng giải ngân hết kế hoạch vốn được giao vào những tháng còn lại của năm là rất lớn. Tuy nhiên, các địa phương đang rất quyết tâm để đẩy nhanh tiến độ thanh toán nguồn vốn đầu tư trong những tháng cuối năm.

Việt Nam sẽ đạt mục tiêu mức xếp hạng tín nhiệm 'Đầu tư' vào năm 2030

Nhân sự kiện Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam từ mức Ba3 lên mức Ba2 - triển vọng Ổn định, phóng viên TBTCVN đã trao đổi với ông Trương Hùng Long - Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), xung quanh nội dung này.

Bộ Tài chính: Từng bước ngăn chặn, đẩy lùi các hành vi tham nhũng

Để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ trong công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, Bộ Tài chính đã đẩy mạnh việc thực hiện nghiêm các quy định về công khai, minh bạch trong các hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, tập trung vào lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra tham nhũng…

Đề xuất bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu: Để giá xăng dầu sớm vận hành theo cơ chế thị trường

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Luật Giá, trong đó đề xuất bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Đề xuất này nhận được sự quan tâm góp ý của các chuyên gia kinh tế, đồng thuận của doanh nghiệp vận tải và người dân.

Chính sách tài khóa thận trọng kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng

Trong những tháng còn lại của năm 2022, Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa linh hoạt, thận trọng, phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN), góp phần kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vĩ mô.

Cải cách hành chính: Bộ Tài chính nâng cao hiệu quả phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực

Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, Bộ Tài chính đã tích cực, chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, thực hiện các quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Thúc đẩy giải ngân đầu tư công từ nguồn vốn vay nước ngoài

Trong 6 tháng đầu năm 2022, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn vay nước ngoài của các bộ, ngành, địa phương đạt 9,12% kế hoạch vốn, cao hơn tỷ lệ giải ngân cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, tỷ lệ này còn thấp so với kết quả giải ngân nguồn vốn đầu tư công trong nước (đạt khoảng 29,76% kế hoạch). Bộ Tài chính đề xuất nhiều giải pháp thúc đẩy giải ngân đầu tư công từ nguồn vốn này.

Ngành Tài chính: Cải cách toàn diện hơn nhờ chuyển đổi số

Giữ vững vị trí thứ 2 trong năm 2021 và 8 năm liên tiếp trong top dẫn đầu về chỉ số cải cách hành chính (Par Index), Bộ Tài chính đã giữ 'lời hứa' của mình - luôn coi cải cách hành chính là ưu tiên hàng đầu. Thời gian tới, Bộ Tài chính tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách toàn diện, đồng bộ, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo.

Thu ngân sách tăng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế

Mức thu ngân sách năm 2021 vượt dự toán cao một phần do chúng ta xây dựng dự toán thấp theo tình hình khó khăn của dịch bệnh. Mặt khác, mức thu năm 2021 tăng 3,8% so với thực hiện năm 2020, trong khi tăng trưởng kinh tế đạt 2,6% cũng là tương thích. Đây là của ý kiến đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (TP. Hồ Chí Minh) nêu trong cuộc trao đổi với phóng viên TBTCVN về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách, bên lề phiên họp Quốc hội mới đây.

Thúc đẩy phát triển hạ tầng để nền kinh tế 'cất cánh'

Sáng 25/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí và việc thực hiện Nghị quyết số 42 của Quốc hội về xử lý nợ xấu. Trong đó, cần giải pháp đột phá, tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, qua đó thúc đẩy quá trình hồi phục kinh tế là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội đưa ra thảo luận.

Thu ngân sách 2 tháng ước đạt hơn 323 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách nhà nước tháng 2/2022 ước đạt 138,5 nghìn tỷ đồng; lũy kế thu 2 tháng đạt 323,8 nghìn tỷ đồng, bằng 22,9% dự toán, tăng 10,8% so cùng kỳ năm 2021.

Giảm thuế giá trị gia tăng giúp bình ổn giá, kích cầu tiêu dùng

Chính sách giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP được triển khai áp dụng kể từ ngày 1/2/2022 đã nhận được sự phản hồi tích cực của người dân và xã hội. Nhiều ý kiến cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài, việc giảm thuế giá trị gia tăng góp phần giảm giá thành sản phẩm, từ đó kính thích sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần kích cầu tiêu dùng, giảm nguy cơ tăng lạm phát.

Bộ Tài chính nỗ lực duy trì thứ hạng Chỉ số tuân thủ pháp luật năm 2021

Năm 2021, Bộ Tài chính không ngừng nỗ lực trên tất cả các mặt công tác, nhằm triển khai nhiệm vụ cải thiện điểm số và duy trì thứ hạng Chỉ số tuân thủ pháp luật (Bl).

Ngành Tài chính đã sớm 'cán đích' dự toán thu ngân sách

Theo Bộ Tài chính, lũy kế thu ngân sách nhà nước 11 tháng ước đạt 1.389,2 nghìn tỷ đồng, bằng 103,4% dự toán, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2020. Như vậy, còn 1 tháng nữa mới hết năm, nhưng ngành Tài chính đã sớm 'cán đích', thu đạt và vượt dự toán của cả năm.

Linh hoạt chính sách tài khóa, đảm bảo cân đối ngân sách

Linh hoạt trong điều hành chính sách tài khóa, đảm bảo cân đối ngân sách đã được Bộ Tài chính thực hiện hiệu quả trong thời gian qua. Tuy nhiên không thể chủ quan trước tình hình, từ nay đến cuối năm, Bộ Tài chính tiếp tục kiên định trong điều hành để thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra, làm tiền đề quan trọng tạo đà cho năm 2022 và các năm tiếp theo.

Còn né tránh, đùn đẩy thì giải ngân sẽ lại tiếp tục 'bàn mãi, bàn nữa'

Trước việc còn một lượng lớn vốn đầu tư công cần phải giải ngân từ nay đến cuối năm để làm đòn bẩy thu hút các nguồn lực đầu tư khác, hỗ trợ kinh tế phục hồi, trong cuộc trao đổi với phóng viên TBTCVN, chuyên gia kinh tế - TS. Vũ Đình Ánh cho rằng, nếu chúng ta không khắc phục được cách nghĩ, cách làm theo kiểu né tránh, đùn đẩy thì vấn đề giải ngân vốn đầu tư công sẽ lại tiếp tục được bàn tiếp, bàn mãi mà không đi vào thực chất.

Điều hành chính sách tài khóa linh hoạt góp phần tiết kiệm, chống lãng phí

Báo cáo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tháng 5/2022 của Bộ Tài chính đã nêu rõ, các bộ, ngành, địa phương đã tuân thủ nghiêm những quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, theo đó giúp tiết kiệm chi cho ngân sách nhà nước.

Giải ngân vốn đầu tư công: Vẫn tồn tại 'tiền có mà không tiêu được'

Việc phân bổ nhanh kế hoạch vốn đầu tư sẽ giúp thúc đẩy tiến độ giải ngân, đưa nền kinh tế nhanh chóng phục hồi sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, sắp kết thúc quý II/2022 vẫn còn một số bộ, ngành, địa phương chưa phân bổ hết nguồn vốn thuộc kế hoạch năm 2022 được giao.

Lãng phí trong đầu tư công sẽ làm giảm động lực phục hồi kinh tế

Báo cáo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021 vừa được Chính phủ trình Quốc hội đã chỉ ra nhiều mặt tích cực của công tác này trong năm vừa qua. Tuy nhiên, vẫn có một vài lĩnh vực còn tồn tại lãng phí, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư công. Theo chuyên gia kinh tế - TS. Cấn Văn Lực, chính sự lãng phí trong đầu tư công sẽ làm giảm động lực phục hồi kinh tế.

Tìm cách giải ngân nhanh vốn đầu tư công

Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là hết quý II/2022, nhưng tiến độ giải ngân vốn đầu tư công vẫn đang rất thấp. Thậm chí, theo báo cáo từ Bộ Tài chính, hiện còn 5 cơ quan trung ương chưa thực hiện giải ngân. Tìm cách để giải ngân nhanh nguồn vốn đầu tư là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị lúc này. Với vai trò kiểm soát, thanh toán vốn, Kho bạc Nhà nước nỗ lực hết mình để tạo điều kiện đầy nhanh tiến trình này.

Giải ngân vốn đầu tư công: Phá tan sự ì ạch với các giải pháp mạnh

Trước tình hình ì ạch giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 548/QĐ-TTg thành lập 6 tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022. Như vậy, một lần nữa cả hệ thống chính trị đã vào cuộc với kỳ vọng giải ngân đạt được kế hoạch đề ra.

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: Tiết kiệm cho ngân sách hàng nghìn tỷ đồng

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, nhờ thực hiện nghiêm các quy định trong quản lý, điều hành ngân sách nhà nước, mua sắm tài sản công… nên công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của cả nước 4 tháng đầu năm đã tiết kiệm cho ngân sách hàng nghìn tỷ đồng.

Ngành Tài chính: Cắt giảm tối đa các thủ tục để hỗ trợ doanh nghiệp

Các cơ quan của Bộ Tài chính, đặc biệt, tại các đơn vị liên quan đến người dân và doanh nghiệp như thuế, hải quan, kho bạc đều 'ghi điểm' bởi những kết quả cụ thể đạt được từ những nỗ lực qua từng tháng, từng năm trong thực hiện cải cách, hiện đại hóa. Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đã trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình quản lý và điều hành của ngành Tài chính, hỗ trợ hiệu quả người dân, doanh nghiệp.

Sửa mức phí một số khoáng sản, giảm tác động xấu tới môi trường

Theo Bộ Tài chính, cần thiết phải sửa quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, nhằm khắc phục những hạn chế của chính sách hiện hành; đồng thời bảo đảm thống nhất, tạo thuận lợi trong việc thực hiện phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; từng bước hạn chế tác động xấu đến môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản.

Thu ngân sách tháng 4 tăng hơn 3 nghìn tỷ đồng so với tháng trước

Theo Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách nhà nước tháng 4 ước đạt 160,2 nghìn tỷ đồng, tăng 3,2 nghìn tỷ đồng so với số thu tháng trước. Tính từ đầu năm đến hết ngày 3/5/2022 (hệ thống Tabmis), thu ngân sách nhà nước đạt 657,408 nghìn tỷ đồng, bằng 46,57% dự toán.

Giải ngân vốn đầu tư công: Cần vào cuộc với trách nhiệm cao

Tỷ lệ giải ngân 4 tháng đầu năm 2022 đạt thấp và giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2021. Với tiến độ này, lượng vốn cần giải ngân từ nay đến cuối năm còn rất lớn. Để đạt tỷ lệ giải ngân cao nhất khi hết năm ngân sách, rất cần sự vào cuộc với trách nhiệm cao hơn nữa của các bộ, ngành, địa phương, chủ đầu tư.

Thủ tục hành chính lĩnh vực tài chính ngày càng đồng bộ, minh bạch

Thủ tục hành chính lĩnh vực tài chính ngày càng đồng bộ, đơn giản, minh bạch và dễ thực hiện. Công tác cải cách thủ tục hành chính được đẩy mạnh theo hướng kiểm soát chặt chẽ việc ban hành thủ tục, đánh giá tác động đầy đủ kết hợp với nghiên cứu cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục, nhất là đối với lĩnh vực thuế, hải quan, ngân sách nhà nước tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Bộ Tài chính nỗ lực vì cộng đồng doanh nghiệp

Trong hơn 2 năm qua, khi kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, bám sát các chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã chủ động điều hành chính sách tài khóa ứng phó hiệu quả với dịch Covid-19, hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân, đảm bảo an sinh xã hội.