Cứ 12 phút, thế giới lại có một người tử vong vì sốt xuất huyết Dengue. Theo báo cáo từ Bộ Y tế, từ ngày 14/12/2024 - 17/2/2025, Việt Nam đã ghi nhận 16.607 ca, trong đó có một ca tử vong do sốt xuất huyết Dengue.
Cứ 12 phút, thế giới lại có một người tử vong vì sốt xuất huyết Dengue. Cục Phòng bệnh đánh giá sốt xuất huyết Dengue là một trong các thách thức lớn với y tế Việt Nam năm 2025.
Việt Nam liên tiếp ghi nhận nhiều trường hợp mắc cúm gia cầm lây từ động vật sang người, trong đó có ca đã tử vong.
Ngay sau khi nhận được thông tin về ca mắc cúm A(H9), Viện Pasteur TP.HCM đã phối hợp BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM và ngành y tế tỉnh Tiền Giang để khoanh vùng điều tra dịch tễ và đánh giá nguy cơ.
Tổ chức Y tế thế giới phân loại biến thể phụ JN.1 ở người mắc COVID-19 là 'biến thể đáng quan tâm'.
21.000 ống thuốc phenobarbital dạng tiêm để điều trị bệnh tay chân miệng nặng vừa về đến Việt Nam sau thời gian dài bị gián đoạn.
Một bệnh nhi 5 tuổi đã tử vong đêm qua (31-5) nghi ngờ do bệnh tay chân miệng dựa trên chẩn đoán lâm sàng.
Thêm một chùm 3 bệnh nhân người lớn bị ngộ độc Botulinum do ăn giò chả và mắm để lâu được phát hiện. Song, vấn đề nan giải là tất cả bệnh viện đã hết thuốc giải độc, bệnh nhân đang phải thở máy hỗ trợ.
'Nhiều BS, đơn vị hai năm trước tiên phong chống COVID-19, được tôn vinh như thiên thần thì giờ đây đang phải làm kiểm điểm' - ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở y tế TP.HCM cho biết.
Về việc TP.HCM kiến nghị được nuôi cấy, phân lập virus SARS-CoV-2 trong phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III, Cục Y tế dự phòng đã có công văn gửi Sở Y tế TP.
496 người bị chó cắn, 55 người bị mèo cào phải đi tiêm phòng dại tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM dịp Tết vừa qua.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm đã ghi nhận sự xuất hiện của biến thể phụ XBB tại tỉnh Tây Ninh và TP.HCM.
Ngành y tế TP.HCM dự báo biến thể phụ XBB.1.5 xâm nhập TP.HCM là khó tránh khỏi, nhất là dịp Tết Nguyên đán 2023 sắp tới.
Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (HCDC) TP.HCM Nguyễn Hồng Tâm, cho biết với những dữ liệu khai thác được cho đến nay, chỉ có thể xác định hai bệnh nhân ở cùng nhà.
Sau 12 ngày điều trị, bệnh nhân đậu mùa khỉ đầu tiên đã hết sốt, các bóng nước ở mặt, tay, chân… đã khô mài, tróc vẩy và lên da non.
Sau 12 ngày điều trị, nữ bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ đã phục hồi sức khỏe, PCR dịch tiết 1 số vị trí kiểm tra hiện đã âm tính…
Ngoài thời gian chăm sóc bệnh nhân, các điều dưỡng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới sau khi hết ca phải ở lại thêm vài tiếng để hoàn tất các thủ tục hồ sơ.
Dịch bệnh truyền nhiễm hiện nay vẫn diễn biến rất phức tạp, trong nước đã ghi nhận gia tăng trở lại các ca mắc COVID-19, nhiều bệnh nhân phải nhập viện điều trị và nhiều ca bệnh chuyển nặng.
Khoa nhiễm D BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM ghi nhận số bệnh nhân COVID-19 tăng gấp đôi so với tuần trước. Các bệnh viện khác cũng ghi nhận số ca mắc tăng trở lại.
Sốt xuất huyết trong thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.
Sở Y tế TP.HCM cho biết, sau hơn 2 tuần triển khai đợt cao điểm tiêm vaccine phòng COVID-19, đến nay đã có 615.135 lượt người được tiêm vaccine phòng COVID-19.
Qua thăm hỏi một số thân nhân có người thân điều trị sốt xuất huyết ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM và báo cáo của bệnh viện, Phó Thủ tướng yêu cầu điều tra nguyên nhân người bệnh mắc sốt xuất huyết ở tỉnh phải lên TP.HCM điều trị nhiều.
Các bệnh viện lo ngại số ca mắc sốt xuất huyết tăng nhanh sẽ dẫn đến tình trạng nhập viện ồ ạt gây quá tải, khó khăn cho công tác điều trị.
Mùa hè thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho lăng quăng, bọ gậy phát triển. Trong khi ý thức và hành vi vệ sinh phòng bệnh của người dân chưa tốt, còn chủ quan, lơ là, không chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết.
Hơn 50% công suất giường điều trị nội trú của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM hiện đang tiếp nhận bệnh nhân sốt xuất huyết.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM đang điều trị hai người nhập cảnh từ châu Phi bị sốt rét.
Sau 2 tháng điều trị tại bệnh viện, bà Dư chẳng còn nơi nào để về khi người con gái duy nhất vô tình cắt đứt mọi liên lạc, không chịu đến nhận mẹ. Ngày cuối đời, bà sống lay lắt nhờ tình thương của những người xa lạ…
Tình trạng bệnh lý, có kèm theo bệnh lý nền hay không hoặc thời gian điều trị… sẽ quyết định chi phí điều trị của bệnh nhân mắc Covid-19.
Mức chi phí điều trị Covid-19 trung bình phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân. Trong đó, với F0 phải lọc máu hay sử dụng ECMO, chi phí điều trị rất lớn.
Sau khi thực hiện đánh giá, phân loại cấp độ dịch và mở cửa lại, một số tỉnh ở miền Tây có số ca mắc tăng, xuất hiện hàng loạt ổ dịch ngoài cộng đồng.
Nhận tin dương tính nCoV khi đang ở bệnh viện, Lâm nhờ người chăm sóc mẹ vừa trải qua phẫu thuật để dọn đồ đi cách ly. Cậu nói khi khỏi bệnh sẽ tiếp tục tham gia tình nguyện.
Bộ Y tế và TP.HCM đã xây dựng ba bệnh viện dã chiến số 13, 14, 16 với các trung tâm hồi sức tích cực nhằm tăng cường cho việc điều trị COVID-19. Tuy nhiên, cả ba bệnh viện đang thiếu hụt nhiều thứ để có thể vận hành tốt.
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM, người tiêm đủ 2 mũi vắc xin Covid-19 vẫn phải thực nghiêm 5K. BV này từng ghi nhận 69 nhân viên văn phòng tiêm đủ 2 mũi vắc xin vẫn nhiễm Covid-19
Đó là nhấn mạnh của BS Nguyễn Hoài Nam – Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM tại buổi họp báo tối 16/7, khi chia sẻ về các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 đang tăng cường triển khai và kỳ vọng sớm khống chế được dịch bệnh.
Sau 7 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, TP.HCM đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Thành phố đang tiếp tục tranh thủ 'thời gian vàng' còn lại để khống chế dịch bệnh.
Trong số 1.764 ca nhiễm COVID-19 có 1.463 trường hợp là các tiếp xúc được truy vết, đã cách ly hoặc khu phong tỏa và 301 trường hợp đang điều tra dịch tễ.