Hiện nay, các công ty dệt may, giày dép trong các khu công nghiệp của Đồng Nai sử dụng khoảng 280 ngàn lao động làm việc trong các nhà máy. Đây là 2 ngành nghề sử dụng nhiều lao động nhất tỉnh, chiếm gần 50% số lao động đang làm việc trong các khu công nghiệp. Đồng Nai là một trong 5 tỉnh, thành có xuất khẩu giày dép, dệt may lớn nhất Việt Nam.

Cần bảo vệ quyền lợi người lao động

Nhằm bảo vệ người lao động (NLĐ) trong trường hợp người sử dụng lao động không còn khả năng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) đang trình Quốc hội xem xét đã đề xuất NLĐ có thể lựa chọn nộp khoản tiền bị doanh nghiệp (DN) chậm, trốn đóng BHXH để đủ điều kiện xác nhận hưởng hưu trí.

Đề xuất thêm quỹ đất xây dựng các khu tái định cư

Một số dự án xây dựng khu tái định cư (TĐC) trên địa bàn thành phố Biên Hòa đang gặp khó khăn. Do đó, thành phố đã đề xuất thêm các khu đất mới để xây dựng các khu TĐC phục vụ nhu cầu TĐC cho người dân khi triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn.

Doanh nghiệp có đơn hàng, công nhân tăng tốc sản xuất

Sau thời gian sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, thời điểm này, nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn Đồng Nai đã khởi sắc về đơn hàng và tạo việc làm ổn định cho người lao động (NLĐ).

Lan tỏa phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động

Năm 2023, phong trào thi đua yêu nước do các cấp Công đoàn Đồng Nai phát động đã tạo được sự lan tỏa sâu rộng, thu hút đông đảo công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) toàn tỉnh hưởng ứng, tham gia.

Dệt may với mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD

Những tháng đầu năm, cùng với sự phục hồi sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế thì ngành dệt may đã có bước tăng trưởng trở lại. Các nhà sản xuất, chuỗi cung ứng hàng dệt may toàn cầu tiếp tục chọn Việt Nam là nơi sản xuất và đặt hàng. Việt Nam hiện vẫn giữ vị trí thứ 3 thế giới trong xuất khẩu dệt may và Đồng Nai nằm trong tốp đầu cả nước về xuất khẩu dệt may.

Bổ sung quỹ đất cho Biên Hòa làm tái định cư

Thành phố Biên Hòa sẽ có thêm 2-3 khu đất để làm khu tái định cư (TĐC), nhà ở cho người có thu nhập thấp. Đây là nội dung thành phố mới đề xuất và được lãnh đạo UBND tỉnh thống nhất chủ trương.

Gần 98% công nhân Đồng Nai trở lại làm việc vào sáng mùng 10 Tết

Sáng 19-2 (tức mùng 10 tết), phần lớn các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn Đồng Nai chọn làm ngày khai trương đầu năm. Đại diện các DN cho biết, tỷ lệ lao động trở lại làm việc đạt từ 96-98%.

Khuyến khích doanh nghiệp tiếp tục đổi mới, mở rộng đầu tư vào Đồng Nai

Sáng 2-2, Phó bí thư Tỉnh ủy, Trường đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Quản Minh Cường làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc tết Công ty TNHH Hyosung Việt Nam (H.Nhơn Trạch), Công ty CP Công nghiệp Chính xác Việt Nam (H.Trảng Bom), Công ty CP Đồng Tiến (TP.Biên Hòa).

Doanh nghiệp tái cấu trúc để chờ cơ hội

Khó khăn là bối cảnh chung không chỉ ở Đồng Nai mà là của cộng đồng doanh nghiệp (DN) trên khắp cả nước. Đơn hàng sụt giảm, xuất khẩu yếu, chi phí sản xuất gia tăng khiến cho nhiều DN co hẹp sản xuất, thậm chí ngừng hoạt động, nhưng đây cũng được coi là cơ hội để tái cơ cấu lại DN.

Doanh nghiệp dệt may chú trọng đầu tư cho chất lượng

Việt Nam hiện vẫn là quốc gia có xuất khẩu dệt may xếp thứ 3 thế giới, nhưng đang bị cạnh tranh gay gắt từ một số quốc gia khác. Điều đó khiến cho ngành dệt may Việt Nam đang đứng trước nhiều thử thách, đòi hỏi phải có giải pháp tổng thể từ phía Nhà nước lẫn nỗ lực của doanh nghiệp (DN).

Khám bệnh, tặng quà cho 300 đồng bào dân tộc thiểu số, người cao tuổi

Hội Chữ thập đỏ tỉnh vừa tổ chức chương trình khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân 2 xã: Phú Thịnh và Phú Lộc (H.Tân Phú). Trong chương trình, 300 người dân thuộc gia đình chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, người cao tuổi, gia đình khó khăn đã được khám bệnh, phát thuốc và nhận phần quà trị giá 600 ngàn đồng.

Vốn FDI vào Đồng Nai liên tục bị sụt giảm

Thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của tỉnh Đồng Nai trong những năm gần đây liên tục sụt giảm. Không chỉ vốn nước ngoài mà cả vốn đầu tư trong nước trong nửa đầu năm nay cũng bị giảm mạnh.

Xuyên đêm phối hợp dập lửa cứu kho vải

Đến 3h sáng ngày 12/10, vụ cháy lớn tại kho hàng chứa vải may mặc của Công ty CP Đồng Tiến trên đường Phan Trung, phường Tân Tiến, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai mới được dập tắt...

Cháy kho hàng trong đêm, nhà xưởng cùng hàng hóa bị thiêu rụi

Ngọn lửa bùng phát từ kho vải Công ty cổ phần Đồng Tiến khiến hơn 2.000m 2 nhà kho cùng hàng hóa bên trong đã bị thiêu rụi.

Ngành xuất khẩu tỷ USD 'ngấm đòn' Covid-19

Dịch bệnh khiến doanh nghiệp chưa thể mở lại sản xuất, hoặc mở lại cầm chừng. Tình trạng thiếu nguyên liệu, thiếu nhân lực sản xuất gây nên việc chậm đơn hàng và khách hàng buộc phải chuyển đơn hàng sang các quốc gia khác. Đây là thực trạng mà nhiều doanh nghiệp dệt may, da giày đang phải đối diện.

Khu công nghiệp hút vốn đầu tư trong nước

Nguồn vốn đầu tư trong nước vào các khu công nghiệp (KCN) của Đồng Nai những năm gần đây tăng dần. Các doanh nghiệp (DN) Việt sau khi vào KCN đã tăng vốn, mở rộng sản xuất từng bước lớn mạnh, sản phẩm làm ra đáp ứng nhu cầu trong nước, xuất khẩu.

Cơ hội vàng để xuất khẩu

Mặc dù dịch bệnh khó khăn, song nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam vẫn tìm được nhiều cơ hội xuất khẩu. Ngay từ những ngày đầu Tết Nguyên đán 2021, các DN đã xuất nhiều lô hàng đi nhiều nước.

Hướng đến sự phát triển bền vững

Hai thành tựu nổi bật của Đồng Nai trong phát triển kinh tế là công nghiệp và xây dựng nông thôn mới (NTM). Tỉnh đã sớm tìm ra cơ hội bứt phá mạnh mẽ với các dự án hạ tầng lớn để hướng tới sự phát triển bền vững.

Đồng Nai tăng trưởng kinh tế gấp hơn 2 lần cả nước

Năm 2020, dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nằm trong khoảng 2,6-2,8%. Đây là mức tăng trưởng được đánh giá là cao so với các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Tại Đồng Nai, tăng trưởng kinh tế năm nay khả năng sẽ đạt 6%, cao gấp hơn 2 lần so với bình quân chung của cả nước.

Xuất khẩu dệt may khó về đích

Năm 2020, dự báo kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam chỉ đạt 32-33 tỷ USD, giảm 6-7 tỷ USD so với năm trước. Dù thị trường xuất khẩu dệt may đang hồi phục, nhưng dự kiến sẽ khó về đích như kế hoạch đã đặt ra từ đầu năm. Ngành dệt may của Đồng Nai cũng chịu khó khăn chung như cả nước.

Doanh nghiệp đón đầu RCEP

Từ năm 2012, các nước trong khối ASEAN đã cùng với 6 đối tác là Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand bắt đầu đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Dự kiến đến tháng 11-2020, RCEP sẽ được ký kết.

Ra sức 'dệt thêu'...

Cách đây hơn 30 năm, phong trào thi đua 'Giỏi việc nước, đảm việc nhà' trong nữ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) được Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam phát động và cho thấy sức sống bền bỉ cho đến nay. Đây là phong trào mang tính đặc thù về giới nhằm phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của nữ CNVCLĐ trong công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng gia đình no ấm - bình đẳng - tiến bộ - hạnh phúc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu bình đẳng giới.

Ngành dệt may gặp nhiều thách thức

Thời gian qua, dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực có kim ngạch lớn thứ hai của Đồng Nai. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên kim ngạch xuất khẩu ngành này trong 6 tháng đầu năm giảm khoảng 16,6% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức giảm sâu nhất của ngành dệt may trong hơn 10 năm qua.

Tìm kiếm cơ hội từ các thị trường tiềm năng

Trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, việc mở rộng thị trường của doanh nghiệp (DN) trong nước là vấn đề được quan tâm hàng đầu khi các hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực.

Xuất khẩu dệt may đạt 697 triệu USD

Theo Phòng Quản lý thương mại (Sở Công thương), kim ngạch xuất khẩu dệt may của Đồng Nai trong 5 tháng đầu năm nay đạt 697 triệu USD, giảm gần 11% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân khiến xuất khẩu dệt may những tháng đầu năm nay giảm mạnh là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp trên lĩnh vực dệt may phải tạm dừng hoặc chỉ hoạt động cầm chừng trong thời gian 1-2 tháng liên tục.