Đất nước Liban và khu vực Trung Đông rung chuyển vì vụ nổ hàng loạt máy nhắn tin. Cho đến nay, vẫn chưa ai biết được thuốc nổ được đưa vào máy ở khâu nào trong quy trình sản xuất và phân phối. Vụ việc cũng cho thấy tính dễ bị tổn thương của chuỗi cung ứng, đe dọa đến an ninh quốc gia.
Theo các nguồn tin an ninh, thuốc nổ PETN – một trong những loại chất nổ mạnh nhất đã được cài vào hộp pin của máy nhắn tin và bộ đàm, gây nên các vụ nổ kinh hoàng tại Liban.
Theo một nguồn tin từ Liban, trong vụ loạt máy nhắn tin và bộ đàm phát nổ gây thương vong tại Liban những ngày gần đây, thuốc nổ PETN, một trong những loại thuốc nổ mạnh nhất, được cài vào hộp pin của các thiết bị trên một cách tinh vi nên cực kỳ khó phát hiện.
Quá trình truy nguồn gốc các máy nhắn tin phát nổ ở Lebanon mở rộng sang Hungary, Bulgaria và Na Uy nhưng vẫn chưa có kết luận rõ ràng.
Israel có những tính toán chiến lược gì nếu thực sự đứng đằng sau vụ hàng loạt máy nhắn tin, bộ đàm của Hezbollah phát nổ?
Bộ Viễn thông Lebanon cho biết, những chiếc bộ đàm cầm tay mới phát nổ là mẫu IC-V82 của Công ty sản xuất thiết bị thu phát sóng vô tuyến ICOM, trụ sở tại Osaka, Nhật Bản.
Công ty Icom của Nhật Bản hôm nay cho biết đã ngừng sản xuất mẫu máy bộ đàm hai chiều được sử dụng trong các vụ nổ xảy ra hôm 18/09 tại Lebanon từ khoảng 10 năm trước. Theo Icom, lần cuối cùng công ty xuất khẩu những thiết bị này ra nước ngoài, bao gồm Trung Đông, là vào năm 2014.
Công ty ICOM của Nhật Bản cho biết, mẫu bộ đàm liên quan đến loạt vụ nổ mới ở Lebanon đã ngừng sản xuất cách đây một thập kỷ.
Lực lượng Vệ binh Iran phủ nhận báo cáo 19 thành viên của họ thiệt mạng ở Syria trong loạt vụ tấn công phá hoại khiến nhiều máy nhắn tin đồng loạt phát nổ.
Chỉ một ngày sau khi hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Lebanon, một loạt thiết bị điện tử khác đã phát nổ ngày 18.9 trong làn sóng thứ hai. Phía Lebanon cáo buộc Israel đứng đằng sau cả hai vụ tấn công. Diễn biến mới này đã làm gia tăng mối lo ngại rằng cuộc xung đột âm ỉ giữa hai bên có thể leo thang thành chiến tranh toàn diện; đồng thời khiến dư luận băn khoăn về khả năng các thiết bị bị xâm phạm, đặc biệt là sau khi các vụ đánh bom như vậy đã giết chết hoặc làm bị thương rất nhiều thường dân.
Loạt vụ nổ xảy ra với máy nhắn tin và bộ đàm của nhóm vũ trang Hezbollah làm dấy lên câu hỏi về nguy cơ các thiết bị liên lạc cầm tay cũng như các phương tiện điện tử nói chung bị vũ khí hóa.
Israel cho biết một 'kỷ nguyên mới' của chiến tranh đang bắt đầu, ngầm thừa nhận vai trò của mình trong các cuộc tấn công kép gây sốc nhắm vào Hezbollah mới đây.