Việc minh bạch thông tin, chất lượng sản phẩm là một trong những yêu cầu để các mặt hàng nông sản của tỉnh có thể xuất khẩu sang các thị trường trên thế giới được bền vững.
Những năm qua, công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đã góp phần giảm thiểu tai nạn lao động (TNLĐ) và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Khai thác và sử dụng hiệu quả các tiềm năng, lợi thế để phát triển công nghiệp trong lĩnh vực chế biến nông-lâm sản, sản xuất, phân phối điện theo công nghệ tiên tiến là những định hướng để từng bước đưa Gia Lai trở thành một hình mẫu trong phát triển công nghiệp xanh, sinh thái, tuần hoàn.
Gia Lai là một trong những tỉnh có diện tích trồng chanh dây nhiều nhất khu vực Tây Nguyên. Chanh dây cho năng suất bình quân 35-40 tấn quả/ha/vụ, nếu thị trường ổn định, giá bán cao, các HTX, nông dân có thể thu về 350-450 triệu đồng.
Chế biến các mặt hàng từ quả chanh dây nhằm gia tăng giá trị cho sản phẩm là hướng đi mới của nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trong bối cảnh giá cả có nhiều biến động.
Với mục tiêu tăng trưởng khoảng 13% so với năm 2023, Gia Lai phấn đấu đạt giá trị ngành công nghiệp chế biến và chế tạo khoảng 22.143 tỷ đồng trong năm 2024.
Ngay từ đầu năm 2024, phong trào thi đua 'Lao động giỏi-Lao động sáng tạo' đã được đoàn viên, công nhân, lao động ở các doanh nghiệp trong tỉnh Gia Lai tích cực hưởng ứng, góp phần giảm chi phí sản xuất và tăng năng suất lao động.
Với kinh nghiệm trên 30 năm sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ trái cây tại hơn 40 quốc gia, Công ty TNHH Quicornac (Khu Công nghiệp Trà Đa, TP. Pleiku) đã lựa chọn Gia Lai để phát triển sản xuất, chế biến chanh dây.
Tết Giáp Thìn 2024 đang đến gần. Thời điểm này, các cấp Công đoàn và doanh nghiệp trong tỉnh Gia Lai đang khẩn trương chuẩn bị các hoạt động chăm lo nhằm mang lại một cái Tết đủ đầy, ấm áp cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) sau 1 năm nỗ lực làm việc.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn song ngành công nghiệp của tỉnh Gia Lai vẫn phát huy hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh về chế biến nông-lâm sản, năng lượng tái tạo để duy trì đà tăng trưởng 9,45% trong năm 2023.
Triển khai Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10-4-2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, Gia Lai đang nỗ lực đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào địa bàn tỉnh.
Giá cà phê tăng cao đã góp phần vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh trong năm 2023 cũng như tạo đà cho việc hoàn thành kế hoạch năm tiếp theo.
Để cây chanh dây phát triển và đem lại giá trị kinh tế bền vững, tỉnh Gia lai đang hướng dẫn người dân từng bước thay đổi phương thức sản xuất, liên kết với HTX để thuận lợi trong khâu tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường, giúp tăng thu nhập cho người nông dân.
Thời gian qua, ngành chức năng của tỉnh Gia Lai đã triển khai nhiều giải pháp quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường. Trong đó, việc kiểm soát chất lượng nguồn nước xả thải tại các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) được đặc biệt chú trọng.
Với mục tiêu hiện thực hóa chuỗi nông nghiệp tuần hoàn, Công ty TNHH Quicornac (Khu Công nghiệp Trà Đa, TP. Pleiku) đã triển khai cung cấp phụ phẩm vỏ chanh dây cho các trang trại chăn nuôi. Bên cạnh đó,Công ty còn liên kết với các đơn vị để nghiên cứu ủ phân hữu cơ vi sinh từ vỏ chanh dây, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường.
Theo báo cáo của UBND tỉnh, trong năm 2023 trên địa bàn tỉnh có 950 doanh nghiệp thành lập mới, với tổng vốn đăng ký 9.850 tỷ đồng.
Chiều 17-10, Đoàn đại biểu Quốc hội 3 nước Campuchia, Lào, Việt Nam với khoảng 150 đại biểu đã đến thăm nhà máy chế biến trái cây của Công ty TNHH Quicornac (Khu Công nghiệp Trà Đa, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Cùng đi với đoàn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long; Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Siu Hương; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh.
Sáng 5-10, tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku), Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Trương Hải Long và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế đã chủ trì hội nghị trực tuyến gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX). Tại hội nghị, nhiều khó khăn mà các DN, HTX gặp phải đã được phân tích cũng như đưa ra hướng giải quyết với mục tiêu góp phần ổn định sản xuất kinh doanh, tạo đà phát triển trong thời gian tới.
Một trong những ảnh hưởng tích cực của đạo Tin Lành trong lĩnh vực kinh tế là góp phần cùng với Nhà nước giúp đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) ở Tây Nguyên dần từ bỏ tập quán du canh du cư, đốt rừng làm rẫy và dựa vào thiên nhiên là chính chuyển sang định canh, định cư...
Thị trường quốc tế yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng ngày càng cao, truy xuất được nguồn gốc, thân thiện môi trường, trách nhiệm xã hội.
Trong những năm gần đây, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp và xây dựng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói để nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ xuất khẩu. Từ nền tảng vững chắc này, giá trị nông sản của bà con nông dân, đặc biệt là các thành viên HTX ngày càng được nâng cao, đời sống từ đó cũng không ngừng được cải thiện.
Chỉ sau chưa đầy một năm xuống giống, gia đình anh Tũy ở làng Hlang, xã Hnol, huyện Đak Đoa đã thu về khoảng 100 triệu đồng từ bán quả chanh dây. Nhiều bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai cũng rất phấn khởi vì có nguồn thu nhập ổn định từ loại cây trồng này, và đặc biệt là đồng thuận tham gia vào HTX sản xuất chanh dây để đạt hiệu quả cao hơn.
Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và canh tác theo hướng hữu cơ, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, vườn chanh leo của ông Nguyễn Văn Minh, tổ 3, thị trấn Đăk Pơ, huyện Đăk Pơ (Gia Lai) luôn cho năng suất, chất lượng cao, đủ điều kiện xuất khẩu sang châu Âu, đem lại thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.
Năm 2022, ngành sản xuất, chế biến chanh dây ở Gia Lai đã có những bứt phá ngoạn mục cả về năng suất, sản lượng lẫn kim ngạch xuất khẩu.
Với vai trò cầu nối của Sở Nông nghiệp và PTNT, các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp và doanh nghiệp tỉnh Gia Lai đang từng bước hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây được xem là bước đột phá mới trong phát triển nông nghiệp hiện nay.
Gia Lai đang nỗ lực kêu gọi đầu tư vào các dự án công nghiệp chế biến nhằm nâng cao giá trị, giảm áp lực về đầu ra cho các mặt hàng nông sản, hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững.