Bộ trưởng Điều phối Chính trị, Pháp lý và An ninh Indonesia Mahfud MD cho rằng ASEAN đang đứng trước nhiều thách thức, thử thách sức mạnh của ASEAN với tư cách là một cộng đồng.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 9/5, tại thị trấn Labuan Bajo của Indonesia, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam đã tham dự các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, Hội đồng Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN 26 và Hội đồng Điều phối ASEAN 33. Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi chủ trì các hội nghị này.
Không chỉ quan tâm và mong muốn thúc đẩy mạnh mẽ mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, ASEAN và Trung Quốc đang có những bước đi nhằm cụ thể hóa mối quan hệ này thành những kế hoạch hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 15/3, Hội nghị điều phối lần thứ 15 Cộng đồng Chính trị - An ninh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á-ASEAN (ASCCO) đã được tổ chức tại trụ sở Ban Thư ký ASEAN theo hình thức trực tuyến.
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN diễn ra sáng 11/11 ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia, Lãnh đạo các nước ASEAN thông qua Tuyên bố về việc Timor Leste xin gia nhập ASEAN, bày tỏ ủng hộ về nguyên tắc việc kết nạp Timor Leste là thành viên thứ 11 của ASEAN.
Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 40 diễn ra sáng 11/11 ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia, lãnh đạo các nước ASEAN đã thông qua Tuyên bố về việc Timor Leste xin gia nhập ASEAN.
Theo phóng viên TTXVN tại Campuchia, sáng 10/11, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã nhóm họp tại Phnom Penh để rà soát công tác chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41 và các hội nghị cấp cao liên quan. Đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu tham dự các Hội nghị.
Việt Nam luôn coi ASEAN là một trọng tâm trong chính sách đối ngoại, và đã có nhiều đóng góp quan trọng không chỉ với tổ chức ASEAN nói chung, mà còn với Cộng đồng ASEAN nói riêng.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vừa trải qua cột mốc đánh dấu 55 năm hình thành và phát triển không ngừng. Hơn nửa thế kỷ đã chứng kiến một cộng đồng ASEAN thống nhất trong đa dạng, cân bằng lợi ích quốc gia với lợi ích chung của khu vực cũng như của cộng đồng.
Trong một ấn phẩm về ASEAN, Đại sứ Lê Lương Minh, Tổng Thư ký ASEAN (2013-2018), nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đã nhận định rằng trong một cộng đồng mà sự đa dạng được coi là bản sắc như ASEAN, mỗi quốc gia thành viên phải biết vượt lên chính mình, cân bằng lợi ích quốc gia với lợi ích chung của khu vực cũng như của cộng đồng.
Việt Nam đã tích cực và chủ động tham gia hội nhập kinh tế ASEAN và cùng các nước thành viên xây dựng nền móng quan trọng để hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
Trải qua 27 năm là thành viên ASEAN kể từ ngày 28/7/1995, với 3 lần đảm nhiệm cương vị chủ tịch, Việt Nam trở thành một trong những thành viên tích cực và trách nhiệm, góp phần xây dựng ASEAN trở thành Cộng đồng chung hoàn thiện lấy người dân làm trung tâm.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 20/6, Tổng Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Dato Lim Jock Hoi và Đại sứ Australia tại ASEAN Will Nankervis đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) về Sáng kiến Australia vì Tương lai ASEAN (Aus4 ASEAN Futures Initiative).
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 13/4, Hội nghị điều phối Cộng đồng Chính trị - An ninh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASCCO) lần thứ 14 đã được tổ chức theo hình thức trực tuyến.
Ngày 16/2, Hội nghị quan chức cao cấp (SOM) ASEAN được tổ chức trực tiếp và trực tuyến tại Phnom Penh, Campuchia dưới sự điều hành của Campuchia, nước Chủ tịch ASEAN năm 2022.
Trong khuôn khổ chuyến thăm Campuchia từ 15-19/01/2022, Tổng Thư ký ASEAN Dato Lim Jock Hoi đã có buổi gặp và làm việc với Thủ tướng Campuchia Hun Sen vào sáng hôm qua (17/01) để trao đổi về vấn đề Myanmar, Biển Đông và việc Đông Timor trở thành thành viên của ASEAN.
Ngày 30/11, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến Nhóm các cơ quan phòng, chống tham nhũng ASEAN (ASEAN-PAC) lần thứ 17 và chuyển giao vai trò Chủ tịch Nhóm từ Thanh tra Chính phủ Việt Nam sang Cục Chống tham nhũng Brunei Darussalam.
Tại lễ bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 38 và 39, Quốc vương Brunei Sultan Haji Hassanal Bolkiah đã trao chiếc búa chủ tịch của khối cho Thủ tướng Campuchia Hun Sen, đánh dấu nước này sẽ là Chủ tịch luân phiên của ASEAN trong năm 2022.
ASEAN có vị trí địa chính trị cực kỳ quan trọng, như một vành đai an ninh trực tiếp đối với Việt Nam. Chính vì vậy, ASEAN luôn được coi trọng và là ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại của Việt Nam.
ASEAN sẽ phân bổ đồng đều khoảng 100.000 – 250.000 liều vắc-xin cho mỗi nước tùy theo chủng loại vắc-xin, phấn đấu cung cấp lô đầu tiên trong quý 4/2021 và tiếp tục triển khai trong quý 1/2022.
Ngày 27-9, cuộc họp trực tuyến lần thứ 7 Nhóm Công tác liên ngành trực thuộc Hội đồng điều phối ASEAN về ứng phó các tình huống y tế công cộng khẩn cấp (ACCWG-PHE) đã diễn ra với sự tham dự của quan chức cao cấp các nước ASEAN thuộc ba trụ cột Cộng đồng Chính trị - An ninh, Kinh tế và Văn hóa - Xã hội ASEAN, kênh hợp tác y tế ASEAN, đại diện Ban Thư ký ASEAN và Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN (ABAC).
Trong bối cảnh thế giới và khu vực đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19, hơn bao giờ hết, ASEAN cần tăng cường hợp tác chính trị - an ninh để bảo đảm môi trường hòa bình, an ninh và ổn định, đây là điều kiện tiên quyết để ứng phó hiệu quả dịch bệnh, thúc đẩy phục hồi và duy trì tăng trưởng ở khu vực.
Các nước ASEAN thống nhất sử dụng 10,5 triệu USD từ Quỹ ASEAN ứng phó Covid-19 để mua vắcxin hỗ trợ người dân các nước thành viên, trên cơ sở phân bổ đồng đều cho cả 10 nước.
Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia do Bộ Công an chủ trì tổ chức, có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới dự và phát biểu.
Sáng 26-11, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ khai mạc Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia lần thứ 14 (AMMTC 14) theo hình thức trực tuyến.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Cộng đồng ASEAN, đặc biệt là Cộng đồng Chính trị - An ninh phải đoàn kết, khẳng định bản lĩnh đưa con thuyền lớn ASEAN luôn vững tay lái vượt qua những cơn gió ngược.
Phát biểu khai mạc Hội nghị AMMTC 14, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh, Hội nghị AMMTC là dịp để Bộ trưởng các nước thành viên ASEAN cùng nhau trao đổi, đưa ra chính sách và kế hoạch hành động giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia.
'Việt Nam đã có rất nhiều sáng kiến hữu ích cho ASEAN như tăng cường gắn kết cộng đồng ASEAN, tổ chức triển khai các kế hoạch cũ hiệu quả hơn trước'.
Trước thềm hội nghị cấp cao ASEAN 37 và các hội nghị liên quan sẽ diễn ra theo hình thức trực tuyến từ ngày 12 - 15/11, phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn đã có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng SOM Lào Thongphan Savanphet về những nội dung dự kiến sẽ được thảo luận cũng như kết quả của việc triển khai các mục tiêu, sáng kiến và kế hoạch của ASEAN trong năm 2020.
Sáng 10-11, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã cùng các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN dự Lễ ký văn kiện mở rộng để Colombia, Nam Phi và Cuba tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC) được thực hiện bằng hình thức trực tuyến.
Tại hội nghị lần thứ 22 Hội đồng Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSCC-22), diễn ra ngày 10/11 trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37, Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN đều kêu gọi ASEAN và Trung Quốc sớm xây dựng thành công Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).
Tiếp tục chương trình làm việc sáng 10/11, Bộ trưởng Ngoại giao của các nước ASEAN đã tổ chức Hội nghị lần thứ 22 Hội đồng Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC).
Tại đợt Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37, dự kiến sẽ có hơn 80 văn kiện sẽ được trình lãnh đạo thông qua, là số lượng văn kiện lớn nhất từ trước đến nay.
Ngày 5-11, tại Hà Nội, Hải quân nhân dân Việt Nam tổ chức Hội nghị Tư lệnh Hải quân các nước ASEAN lần thứ 14 (ANCM-14) theo hình thức trực tuyến, với chủ đề 'Hợp tác hải quân vì một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng'. Chuẩn Ðô đốc Trần Thanh Nghiêm, Tư lệnh Hải quân nhân dân Việt Nam chủ trì hội nghị. Tới dự tại điểm cầu Hà Nội, có Tùy viên Quốc phòng của chín nước ASEAN và Tùy viên Hải quân Thái-lan tại Hà Nội.
Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 (AMM 53), sáng 9/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã chủ trì Hội nghị Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC) lần thứ 27.
Trong 53 năm hình thành và phát triển Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tổ chức khu vực thành công nhất thế giới đã góp phần quan trọng thiết lập trật tự, duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng cho khu vực, trong đó có việc giải quyết các vấn đề tại Biển Đông. Từ nền tảng này, ASEAN luôn đoàn kết, cùng nhau củng cố sức mạnh nội lực để bứt phá mạnh mẽ trên trường quốc tế.
Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào ngày 8/8/1967, tại Bangkok bởi 5 quốc gia thành viên ban đầu, bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan. Brunei tham gia vào năm 1984, Việt Nam gia nhập năm 1995, Lào và Myanmar vào năm 1997, và Campuchia vào năm 1999.
Nhân kỷ niệm 53 năm ngày thành lập ASEAN (8/8/1967-8/8/2020), sáng 7/8, Đại sứ quán các nước ASEAN tại Caracas đã tổ chức trọng thể Lễ dâng hoa tại Đài tưởng niệm và lăng mộ Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà lãnh đạo huyền thoại của các dân tộc Mỹ Latinh Simon Bolivar ở Pantéon Nacional.
Ngày 8/8/2020, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) kỷ niệm 53 năm thành lập.
Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 với 5 thành viên ban đầu và đã phát triển dần thành một tổ chức hợp tác toàn diện, chặt chẽ, bao gồm cả 10 nước Đông Nam Á.