Xem gì trên báo Hải Dương ngày 24.8?

Vì sao bác sĩ 'dứt áo ra đi'?; Chí Linh đầu tư hạ tầng theo chuẩn đô thị loại II... là những nội dung chính đăng trên báo Hải Dương ngày 24.8.

An Khê công bố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Sáng 18-8, thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã long trọng tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận địa phương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2020.

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Giám sát công tác trồng rừng và quản lý bảo vệ rừng tại thị xã An Khê

Ngày 18-7, đoàn giám sát do bà Ayun H'Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát công tác trồng rừng và quản lý bảo vệ rừng tại thị xã An Khê giai đoạn 2017-2021.

Gia Lai: Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Ia Grai và thị xã An Khê

Ngày 7.6, các Tổ đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai đã có buổi tiếp xúc, lắng nghe ý kiến cử tri tại huyện Ia Grai và thị xã An Khê trước kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh khóa XII (nhiệm kỳ 2021 - 2026).

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Ia Grai và thị xã An Khê

Ngày 7-6, các Tổ đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai đã có buổi tiếp xúc, lắng nghe ý kiến cử tri tại huyện Ia Grai và thị xã An Khê trước kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026).

Thị xã An Khê và Ayun Pa hoàn thành xây dựng nông thôn mới

Ngày 2-6-2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh đã ký Quyết định số 670 và 672/QĐ-TTg công nhận thị xã An Khê và Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2020.

Giáo dục lịch sử địa phương gắn với di tích Tây Sơn Thượng đạo

Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) là vùng đất lưu giữ nhiều di tích lịch sử văn hóa. Trong đó, Di tích quốc gia đặc biệt Tây Sơn Thượng đạo được xem như địa chỉ đỏ để mọi tầng lớp nhân dân đến học tập, bồi đắp niềm tự hào và khơi dậy tình yêu quê hương đất nước.

'Thủ phủ' năng lượng tái tạo

Gia Lai đang nổi lên như 'thủ phủ' của ngành công nghiệp năng lượng tái tạo với 'làn sóng' đầu tư mạnh mẽ ở lĩnh vực điện mặt trời, điện gió và trong tương lai là điện sinh khối, điện mặt trời nổi. Xu hướng này hoàn toàn phù hợp với Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh.

Tôn vinh hạnh phúc gia đình

Bạn sẽ chọn khoảnh khắc hạnh phúc nào bên gia đình để lưu giữ thật sâu trong ký ức? Để mỗi khi khó khăn trên đường đời cần đến một điểm tựa, khoảnh khắc dấu yêu đó sẽ vực dậy tinh thần, tiếp thêm sức mạnh cho bạn vững vàng bước tiếp. Đó là thông điệp mà cuộc thi ảnh 'Khoảnh khắc gia đình hạnh phúc' do Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai tổ chức từ ngày 23 đến 30-5.

An Khê: Điểm đến hấp dẫn du khách

Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đang xây dựng kế hoạch phát huy giá trị các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử-văn hóa nổi tiếng để trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách gần xa.

An Khê: Hội thảo khoa học 'Quần thể di tích ấp Tây Sơn Nhì-Cửu An'

Ngày 17-5, UBND thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội thảo khoa học lấy ý kiến góp ý cho hồ sơ khoa học 'Quần thể di tích ấp Tây Sơn Nhì-Cửu An'.

An Khê cần duy trì phát triển mô hình kinh tế tập thể

Ngày 11-5, đoàn công tác do bà Ayun H'Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã tiến hành giám sát kết quả thực hiện Kế hoạch hành động 'Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Gia Lai theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020' tại thị xã An Khê.

Đi ngang qua nhóm hỗn chiến, nam thanh niên trọng thương vì bị chém nhầm

Lê Thanh Hoàng cùng đồng bọn mang theo nhiều hung khí, tụ tập để giải quyết mâu thuẫn nhưng lại chém nhầm người khác khiến nạn nhân bị thương tích nặng.

Những điểm đến thú vị và cảnh đẹp 'đốn tim' du khách khi đến Gia Lai

Du lịch Gia Lai đang là điểm đến mới trong chương trình du lịch Tây Nguyên hiện nay, đặc biệt thu hút giới trẻ và khách du lịch với loại hình du lịch sinh thái-văn hóa mang nét đặc trưng riêng.

Thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ở Công ty điện gió tại An Khê

Ngày 12-4, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) thuộc Công an tỉnh Gia Lai đã tổ chức thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại Công ty cổ phần Điện gió Cửu An (thôn An Bình, xã Cửu An, thị xã An Khê) với khoảng 50 người tham gia.

An Khê: Công bố các quyết định của Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai

Sáng 31-3, Công an thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức lễ công bố các quyết định của Giám đốc Công an tỉnh về bố trí trưởng, phó trưởng và cán bộ Công an 5 xã trên địa bàn.

An Khê: Phát hiện bãi tập kết hơn 1.000 m3 cát trái phép

Ngày 29-3, Công an thị xã An Khê cho biết vừa chuyển hồ sơ vụ khai thác, vận chuyển cát trái phép đến Công an tỉnh để trình Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 4 trường hợp liên quan.

Tình sử bi thương trên khúc sông nhiều người gặp nạn ở Long An

Phát hiện người con gái vì tương tư, thương nhớ mình mà sinh bệnh rồi chết, anh học sinh nghèo đau đớn đến bên cạnh, thắt cổ quyên sinh. Nơi cả 2 nằm lại xuất hiện nhiều chuyện kể ly kỳ, ma mị.

Nhan nhản vi phạm bến bãi sông nội đồng

Các cấp, ngành cần vào cuộc quyết liệt, chấn chỉnh hoạt động bến bãi, đưa hoạt động này đi vào nền nếp.

Hồn gốm Cửu An

Dẫu nghề làm gốm không thật sự phổ biến ở đất Cửu An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai), song nơi đây vẫn có những lò gốm vang danh tứ xứ. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, sản phẩm gốm và gạch ngói Cửu An đã được bán khắp vùng. Ngày nay, lò gốm xưa mờ phai vết dấu nhưng những chiếc chum, viên ngói rêu cũ mang đậm hồn cốt quê hương vẫn khiến nhiều người rưng rưng mỗi khi nhắc về. Chuyện xóm Lò Gốm Một sớm cuối thu mưa giăng lất phất, tôi trở lại xã Cửu An để tìm gặp ông Nguyễn Sanh-hậu duệ của chủ lò gốm lâu đời nhất trên vùng đất Tây Sơn Nhì. Tại phòng khách, ông Nguyễn Sanh chăm chú dõi theo chương trình trên ti vi. Say sưa đến độ tôi phải chào tới vài lần, ông mới giật mình quay lại. Không quá bất ngờ vì đã có lời hẹn trước, ông Sanh chỉ cười giải thích: 'Phim nói về tinh hoa gốm Việt. Hay quá! Tôi xem mà thấy nhớ xóm Lò Gốm ngày xưa'. Nhớ cũng phải thôi, bởi nghề gốm đã gắn bó với gia đình ông Sanh qua nhiều thế hệ và từng mang đến sự hưng thịnh cho cả vùng quê nghèo suốt mấy mươi năm. Cuối thế kỷ XIX, ông Nguyễn Ảnh (cha vợ ông Sanh) đã quyết định lập nghiệp cùng gốm. Bằng việc xây dựng lò gốm đầu tiên tại An Điền Nam, ông Ảnh được xem là người mở đường cho nghề gốm phát triển ở Cửu An nói riêng và toàn vùng An Khê nói chung lúc bấy giờ. Ông Sanh chậm rãi kể: Trên khu đất rộng chừng 2 ha, cha vợ tôi dựng lên 3 cái lò. Chúng có hình dạng giống hệt chiếc mai rùa, được đắp hoàn toàn bằng đất sét pha cát lên cốt gạch nhằm giúp giữ nhiệt tốt. Chiều dài khoảng 4 m, ngang 3 m, còn cửa vào lò thì trổ tầm 1 m. Để đảm bảo hoạt động, lò cần 10-15 nhân công. Đất sét khai thác lên được đem đi ủ nước rồi giao cho đám trai tráng giậm bằng chân cho thật nhuyễn. Sau đó, người thợ sẽ dùng dây kẽm chuyên dụng cắt đất thành những phần nhỏ để chuẩn bị cho công đoạn đóng gạch, ngói hoặc tạo hình vật dụng. Ông Nguyễn Sanh nâng niu những 'cổ vật' của gia đình-nơi chất chứa tình yêu nghề của người thợ gốm và cả hồn cốt, tinh hoa của miền quê Cửu An nghèo khó một thời. Ảnh: Hồng Thi

Vất vả công nhân đường sông

Sau 4 lần thay tên gọi, 5 lần đổi con dấu và mấy phen tách nhập, phân chia quản lý từng vùng… đến ngày 1.1.2016, đơn vị mang tên gọi mới: Công ty CP Quản lý đường thủy Hải Dương.

Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Gia Lai: Đồng hành cùng người nghèo vượt qua đại dịch

Đại dịch Covid-19 kéo dài hơn 2 năm qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của đại bộ phận người dân, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh Gia Lai bằng những giải pháp thiết thực đã đồng hành cùng người nghèo và các đối tượng yếu thế vượt qua khó khăn do dịch bệnh.

Độc đáo kiến trúc nhà ngõ, bình phong

Hàng trăm năm qua, nhiều công trình kiến trúc cổ với nhà ngõ, bình phong được người dân gìn giữ, bảo tồn, trở thành bản sắc văn hóa truyền thống của vùng đất Tây Sơn Thượng đạo.

Vùng đất mở cửa một vương triều

An Khê-cửa ngõ và là vùng kinh tế quan trọng phía Đông Gia Lai chính là châu thổ đầu tiên của sông Ba, dòng sông dài nhất của miền Trung phát nguồn từ hệ núi Ngọc Rô (tỉnh Kon Tum) rồi chảy qua Gia Lai, Phú Yên để đổ ra Biển Đông. Nằm cận thượng nguồn của sông Ba, châu thổ này là vùng đất được cư dân miền xuôi đến mở đất lập làng từ hàng trăm năm trước, mở ra việc sống chung và giao thương với cư dân bản địa sớm nhất Bắc Tây Nguyên. Chính nhờ vậy mà Tây Sơn Tam kiệt: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đã chọn vùng đất này làm căn cứ buổi đầu cho cuộc dấy nghĩa mở ra vương triều Tây Sơn với trang sử chống ngoại xâm hiển hách của dân tộc. Dòng sông mở Kbang là thị trấn đầu tiên nằm bên sông Ba, cách những buôn làng của người Mơ Nâm, Bahnar nơi đầu nguồn trên cả trăm cây số. Thị trấn Kbang cách thị xã An Khê 30 km, tôi phải qua lại nhiều lần để nhận ra tính độc đáo của một châu thổ cao nguyên dọc dài từ xã Nghĩa An (huyện Kbang) đến khỏi phố thị An Khê. Những ruộng đồng, nương bãi, gò đồi thoáng rộng hai bên sông, đâu cũng thắm màu xanh. Che chắn chung quanh là những hệ núi trập trùng. Những làng mạc hai bên đường hay ẩn dưới vườn cây của người Bahnar, người Kinh thảy đều tươi sức sống. Trải mình qua những lũng sâu, vực thẳm, giữa trùng điệp núi rừng ở đoạn thượng nguồn, đến An Khê, sông Ba đã mang vào hình vóc của một con sông lớn. Cầu Sông Ba trên quốc lộ 19 ở thị xã An Khê là cây cầu kiên cố đầu tiên mà người Pháp xây dựng ở đoạn sông Ba cận thượng nguồn này. Cây cầu dài nằm giữa hai đầu phố xá rộng lớn đã làm đẹp cho cảnh quan đô thị An Khê và đối lại, phố xá cũng làm cho cây cầu giữa châu thổ lồng lộng này thêm nét duyên dáng, trữ tình. Sớm mai, đi trên cầu Sông Ba nhìn những người Bahnar cưỡi xe, mang gùi từ các ngả đường đổ đến phố chợ hay đến rẫy nương sẽ nhận ra sự phát triển của đô thị cửa ngõ này có sự góp vào đáng kể của cộng đồng cư dân bản địa. Từ cầu Sông Ba nhìn ra bốn phía thấy dòng sông như một cửa mở cho mạch sống của một vùng cao nguyên rộng lớn, ba

Đóng 2 cửa cống ngăn ô nhiễm, Bình Giang, Thanh Miện có thể thiếu nước đổ ải

Để bù đắp lượng nước thiếu hụt, Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải đã tận dụng triều cường, lấy nước ngược qua các cống Cầu Xe, An Thổ (Tứ Kỳ).

4 điểm sạt lở bờ kênh Bắc Hưng Hải cần xử lý khẩn cấp

Dự kiến tổng kinh phí đầu tư 13,6 tỷ đồng.

Gia Lai: Thông tin dịch tễ 14 trường hợp mắc Covid-19 tại thị xã An Khê

Tối 21-12, Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 của tỉnh Gia Lai thông tin về các trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 trên địa bàn thị xã An Khê.

Long An kỷ niệm 160 năm Chiến thắng Vàm Nhựt Tảo (10/12/1861 – 10/12/2021)

Chiều 10/12, UBND tỉnh Long An tổ chức Lễ kỷ niệm 160 năm Chiến thắng Vàm Nhựt Tảo (10/12/1861 - 10/12/2021) tại Khu Di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo, xã Tân Bình, huyện Tân Trụ.

Chém người vì câu chửi, ngồi tù 28 năm

Sau khi lên tiếng khiêu khích và bị nhóm người chửi lại, Đoàn Ngọc Lân đã mang theo hung khí rủ thêm bạn đuổi theo tấn công khiến 1 người bị thương tích với tỷ lệ lên đến 49%.

Gia Lai: Nhóm đối tượng chém người lãnh án 28 năm tù

Sáng 8-12, Hội đồng xét xử sơ thẩm Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai đã tuyên phạt 3 bị cáo cùng trú tại xã Cư An, huyện Đak Pơ, gồm: Đoàn Ngọc Lân (SN 1998) 11 năm tù, Nguyễn Thế Hùng (SN 2001) 9 năm tù, Trần Văn Thức (SN 1994) 8 năm tù cùng về tội 'Giết người'.

An Khê: Các xã quyết tâm về đích nông thôn mới nâng cao

Cả hệ thống chính trị và người dân 4 xã Xuân An, Cửu An, Thành An, Song An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đều đồng lòng, quyết tâm thực hiện mục tiêu kế hoạch đề ra, phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao vào cuối năm nay.