Không phải chỉ là TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương… như trước kia, nhiều địa phương đang trở thành những 'ngôi sao đang lên' trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có tỉnh Bắc Giang.
Theo danh sách các nhà cung ứng mới nhất của Apple, tính đến hiện tại, có khoảng 25 nhà cung ứng của Apple đã hiện diện ở Việt Nam, với 27 cơ sở sản xuất được đặt tại 13 tỉnh, thành. Một số cái tên tiêu biểu có thể kể đến như Foxconn, Luxshare, Goertek…
Không phải chỉ là TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương… như trước kia, nhiều địa phương đang trở thành những 'ngôi sao đang lên' trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Cùng với sự gia tăng của dòng vốn đầu tư hiện hữu, việc những dòng vốn mới gia nhập thị trường không chỉ mang đến làn gió mát, mà còn mang theo cả kỳ vọng về một bước tiến dài trong thu hút các dự án có chất lượng.
Compal Electronics, nhà sản xuất chính của iPad và Apple Watch, đã thuê được quỹ đất trị giá 30 triệu USD tại Việt Nam 'để mở rộng năng lực sản xuất'.
Chuỗi cung ứng rộng lớn tại Trung Quốc của Apple tiếp tục trải qua thay đổi khi một nhà thầu lớn mở nhà máy ở Việt Nam, còn một số dây chuyền MacBook dịch chuyển sang Thái Lan.
Chuỗi cung ứng rộng khắp của Apple tại Trung Quốc tiếp tục trải qua những thay đổi khi nhà máy iPhone lớn nhất thế giới bắt đầu tuyển dụng thêm nhân viên để sản xuất dòng iPhone 15, Compal Electronics xây một nhà máy mới tại Việt Nam và một số dây chuyền sản xuất MacBook được chuyển đến Thái Lan.
Sau hơn 30 năm tập trung vào các vùng kinh tế trọng điểm, bản đồ đất công nghiệp đang ghi danh những vùng đất mới trong một giai đoạn có nhiều sự thay đổi cả về sản xuất và chuỗi cung ứng. Tạp chí Kinh tế Sài Gòn có cuộc trao đổi với ông Hiếu Lê, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam, về những dịch chuyển trên thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam thời gian gần đây.
Môi trường đầu tư, kinh doanh bị đánh giá là 'trước mở, sau thắt' đang cản trở dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Sau thời gian tìm hiểu và khảo sát, Công ty TNHH Compal Electronics Việt Nam đã chính thức ký kết hợp tác đầu tư vào Khu công nghiệp Liên Hà Thái với Công ty cổ phần Green i-Park.
Chiều ngày 7/6/2023 tại Khu công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ Liên Hà Thái (GREEN iP - 1), thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, công ty Cổ phần Green i-Park đã ký hợp đồng với Công ty TNHH Compal Electronics Việt Nam về việc thuê đất để làm nhà xưởng sản xuất các loại máy vi tính, linh kiện điện tử. Kinh phí đầu tư giai đoạn 1 là 260 triệu USD.
Việc vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang chậm lại khiến dư luận đặt câu hỏi: có phải Việt Nam đang mất dần lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài? Câu trả lời là không phải!
Với mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp phát triển, Vĩnh Phúc đã xây dựng các chính sách nhằm đa dạng các lĩnh vực đầu tư để hướng đến các tập đoàn đa quốc gia, các nhà đầu tư chiến lược.
Cả nước có khoảng 563 khu công nghiệp nằm trong quy hoạch tại 61/63 tỉnh thành. Hiện nay, 5 tỉnh thành có nhiều khu công nghiệp đang hoạt động nhất là Đồng Nai, Bình Dương, TPHCM, Long An và Bắc Ninh.
Trong khi chưa thể sớm kỳ vọng sự bứt phá từ dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Mỹ hay châu Âu, Việt Nam vẫn phải trông vào FDI nội khối.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam vẫn đang trong xu hướng chậm lại, nhưng rất có thể, đây chỉ là 'khoảng lặng' trước một cơn sóng lớn.
Sức hút của Việt Nam như một điểm đến đầu tư hấp dẫn đã được khẳng định suốt thời gian qua, tuy nhiên để 'đẹp hơn'trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài, vẫn còn đó nhiều việc phải làm…
Các hãng chip và các hãng lắp ráp thiết bị điện tử đang tăng cường chuyển sang ngành xe điện nhằm bù đắp cho sự chững lại kéo dài của các mặt hàng điện tử tiêu dùng. Việc chuyển sang ngành xe điện hứa hẹn tỷ suất lợi nhuận cao hơn, đồng thời mở ra thị trường mới cho một số hãng. Tuy vậy, các nhà phân tích cảnh báo rằng chỉ riêng mảng xe điện thì không đủ sức khỏa lấp nhu cầu tiêu thụ smartphone và các thiết bị điện tử khác.
Tình hình kinh tế thế giới tiếp tục có nhiều biến động nhanh, phức tạp và khó lường, kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Tuy nhiên, các dấu hiệu tích cực đến từ việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cũng như tăng trưởng du lịch đầu năm dự báo sẽ là những động lực cho sự phục hồi của nền kinh tế.
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam hứa hẹn sẽ tăng tốc trong thời gian tới.
Chỉ riêng khoản hỗ trợ của các đối tác phát triển đã lên tới 2,6 tỷ USD. Bên cạnh đó, còn có 167.000 tỷ đồng, tương đương 7,1 tỷ USD, của các dự án đầu tư trong và ngoài nước.
Năm 2022, xuất khẩu điện thoại và linh kiện tăng chưa đến 1% so với năm 2021 và dự báo sẽ tiếp tục gặp khó trong năm 2023 do tác động của tình trạng lạm phát tại nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng về trung và dài hạn, mặt hàng này vẫn là một trong những 'đầu tàu' xuất khẩu.
Theo tính toán của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong năm 2023, có thể thu hút 36-38 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam.
Việt Nam vừa kết thúc chặng cuối cùng trong hành trình 35 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bằng những tín hiệu vui. Một chặng đường mới lại đang tiếp tục mở ra, mà ở đó, có thể có những bước ngoặt mang tính lịch sử…
Khi toàn bộ nhà máy đi vào sản xuất, dự kiến doanh thu đạt trên 153.000 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho khoảng 16.950 lao động.
Một số tập đoàn công nghệ tại Việt Nam đang triển khai nghiên cứu, sản xuất chip và mở ra cơ hội trở thành trung tâm sản xuất chip nếu tận dụng tốt những yếu tố thuận lợi, có chính sách khuyến khích, ưu đãi lớn cho lĩnh vực này.
Đã có 10 doanh nghiệp điện tử lớn của Đài Loan như: FOXCONN, PEGATRON, WISTRON, COMPAL, QISDA… đầu tư xây dựng nhà máy tại Việt Nam và hoạt động hiệu quả.
Hàng trăm triệu người Trung Quốc đang đương đầu với nhiệt độ cao, đồng thời cũng trực tiếp đối mặt với vấn đề nguồn cung điện căng thẳng do nguồn nước có thể sử dụng để phát điện giảm mạnh.
Để giải quyết tình trạng hạn hán kéo dài, Trung Quốc đã điều động máy bay không người lái khổng lồ để để gieo mưa nhân tạo ở Tứ Xuyên.