Một lỗ hổng được phát hiện cách đây 18 năm, có tên là '0.0.0.0 Day', cho phép các trang web độc hại vượt qua hàng rào bảo mật trên trình duyệt web Google Chrome, Firefox và Apple Safari.
Việc ứng dụng những công nghệ khoa học kỹ thuật mới nhất trong thiết kế, thi công không chỉ giúp đẩy nhanh tiến độ trên công trường mà còn giúp 'siêu dự án' cao tốc Bắc – Nam trở thành một công trình hiện đại bậc nhất nước ta.
Cuộc cách mạng 4.0 góp phần quan trọng trong mọi lĩnh vực, trong đó sử dụng thiết bị bay không người lái (UAV) để kiểm tra đường dây truyền tải điện đang là xu thế trong ngành điện.
Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC TTH) áp dụng thành công hệ thống giám sát 'cước nóng' sản lượng điện tiêu thụ của nhóm phụ tải trọng điểm vào thực tiễn. Đây là giải pháp nhằm nâng cao công tác điều hành, đảm bảo an toàn cung cấp điện cả ở trong những tháng mùa khô do nhóm nghiên cứu của PC TTH thực hiện.
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa tổ chức Hội nghị sơ kết về thực hiện Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông, giai đoạn 2017 - 2020 đoạn từ Ninh Bình đến Nghệ An. Dự án đã thông xe đưa vào khai thác gồm 4 dự án thành phần (Cao Bồ - Mai Sơn, Mai Sơn - QL45, QL45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu) có chiều dài 171,85km, tổng mức đầu tư 27.353 tỷ đồng, đi qua địa phận 4 tỉnh (Nam Định 5,1km, Ninh Bình 24,4km, Thanh Hóa 98,8km, Nghệ An 43,5km).
Việc hoàn thành các dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam từ Ninh Bình đến Nghệ An tiếp tục nâng tổng số km đường cao tốc trục Bắc - Nam lên khoảng 1.050km; góp phần nối thông tuyến
Đầu tháng 4/2023, Truyền tải điện (TTĐ) Đông Bắc 3 đã tổ chức tập huấn sử dụng thiết bị bay UAV cho tất cả các đội truyền tải trực thuộc.
Đó là 1 cái tên 'lạ hoắc' ít người biết đến: Ion Tiriac, công dân Romania từng là vận động viên (VĐV) tennis và khúc côn cầu trên băng, đương kim Chủ tịch Liên đoàn Quần vợt Romania (RTF).
Nếu sau khi trải nghiệm Facebook mới nhưng không thích thì hãy làm theo hướng dẫn dưới đây, bạn sẽ sử dụng lại được giao diện cũ, đặc biệt không cần phải cài phần mềm hoặc thêm tiện ích mở rộng nào.
Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra mắt Mạng lưới các trạm định vị vệ tinh quốc gia (VNGEONET) thu liên tục tín hiệu từ các hệ thống định vị toàn cầu bằng vệ tinh (GNSS) hiện đại, theo tiêu chuẩn quốc tế. VNGEONET đưa vào sử dụng đã góp phần hoàn thiện và hiện đại hóa hạ tầng đo đạc và bản đồ, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh; giám sát tài nguyên, bảo vệ môi trường.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, việc đưa mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia (VNGEONET) vào sử dụng nhằm nâng cao chất lượng xác định vị trí, tọa độ có độ chính xác cao, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa hạ tầng đo đạc và bản đồ cơ bản. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
Cục trưởng Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin Địa lý Việt Nam Phan Đức Hiếu cho biết, hiện nay đã có gần 300 tổ chức cá nhân đăng ký sử dụng dịch vụ RTK qua RTCM. Hệ thống trạm định vị vệ tinh quốc gia được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực phát triển KT- XH.