Giăng 'thiên la địa võng' khi cổ phần hóa: Cách nào tránh thất thoát 'đất vàng'?

Trao đổi với VietnamFinance, ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc Hội, cho rằng hiện vẫn còn nhiều hạn chế trong quá trình cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nên cần tục hoàn thiện chính sách, có giải pháp 'thúc' tiến độ, ngăn ngừa trục lợi, lãng phí tài sản đất đai trong thời gian tới.

Cổ phần hóa doanh nghiệp chậm: Thực thi chính sách, pháp luật chưa tốt

Quá trình cổ phần hóa chậm, còn sai sót có liên quan đến vấn đề pháp luật và thực thi pháp luật, trong đó còn nhiều lúng túng trước các vấn đề pháp lý về đất đai, quyền sở hữu tài sản vô hình, các báo cáo tài chính…

Đất cổ phần hóa làm khó người dân

Hàng chục ngàn căn hộ, nhà phố đã được bán, đưa vào sử dụng từ nhiều năm. Thế nhưng, hợp đồng mua bán chính thức vẫn chưa thể tiến hành, dẫn đến không thể làm sổ hồng cho người mua.

Cổ phần hóa 'dậm chân tại chỗ'

6 tháng đầu năm 2023, cả nước không ghi nhận doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) nào cổ phần hóa, chỉ có 27 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án cơ cấu lại doanh nghiệp. Trước đó, trong giai đoạn 2021-2022, số tiền thu từ cổ phần hóa(CPH), thoái vốn nộp vào ngân sách nhà nước chỉ đạt 4.848 tỷ đồng, bằng 8% kế hoạch được Thủ tướng giao.

Làm gì để nhà, đất không bị chuyển hóa vào tay tư nhân?

Cũng như nhìn nhận của nhiều chuyên gia, TS. Nguyễn Văn Hiến – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính – Maketing cho rằng, một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra thất thoát lãng phí tài sản công trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là ở các lỗ hổng pháp lý. Vì vậy, phải tìm cách 'vá lỗ hổng pháp lý' này càng sớm càng tốt. Phóng viên TBTCVN có cuộc phỏng vấn TS. Nguyễn Văn Hiến về các nội dung này.

Cổ phần hóa, thoái vốn DNNN: Doanh nghiệp 'sợ làm là bị sai'

Tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 15, nhiều đại biểu Quốc hội e rằng vướng mắc từ chính sách pháp luật không được giải tỏa cho năm sau và những năm sau nữa, các báo cáo về kết quả cổ phần hóa (CPH), thoái vốn doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vẫn như cũ. Và DN buộc phải chọn cách chậm mà an toàn hơn làm bị sai.

Không sửa Luật Đất đai, khó cổ phần hóa DNNN

Trong báo cáo của Bộ Tài chính mới đây cho thấy, tiến trình cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đang rất chậm và không đạt được mục tiêu đề ra. Nguyên nhân của việc chậm trễ liên quan đến khâu xác định giá trị DN, nhưng nổi cộm nhất vẫn là vấn đề định giá và chuyển đổi tài sản đất đai của DNNN.

Thực tiễn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại TP. Hồ Chí Minh và một số đề xuất, kiến nghị

Thực tế cho thấy, quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại TP. Hồ Chí Minh thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn, thách thức như: Phê duyệt phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ giai đoạn 2016-2020; Việc xử lý vướng mắc về tài chính tại các doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa; Rà soát diện tích đất của các doanh nghiệp đã cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước...

Rà soát quy định không tính giá trị đất vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa, thoái vốn

Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp Đặng Quyết Tiến đề xuất cần rà soát, nghiên cứu quy định việc không tính giá trị đất vào giá trị doanh nghiệp (DN) khi thực hiện cổ phần hóa (CPH), thoái vốn.

Gỡ nút thắt đất đai trong cổ phần hóa

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 360/QĐ-TTg phê duyệt Đề án 'Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021 - 2025'.

Giải pháp mới cho cổ phần hóa, thoái vốn

Thí điểm chuyển đổi một số doanh nghiệp nhà nước (DNNN) sang mô hình công ty cổ phần 100% vốn nhà nước, sau đó niêm yết trên thị trường chứng khoán và thực hiện thoái vốn/huy động vốn qua sàn là một trong những giải pháp mới trong lộ trình cơ cấu lại DNNN giai đoạn 2021 - 2025 vừa được Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ.

Kỳ vọng cổ phần hóa doanh nghiệp giai đoạn mới

Theo dự thảo đề án cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giai đoạn 2021-2025 đang được Bộ Tài chính xây dựng, cổ phần hóa (CPH) DNNN giai đoạn tới sẽ có cách làm mới. Đó là, sẽ phân loại DNNN để thúc đẩy cải cách và chia thành 2 loại hình lớn là thương mại và công ích; không có danh sách DN CPH mà sẽ có danh mục các ngành nghề Nhà nước cần giữ vốn, thoái vốn…

Lực cản đất đai trong cổ phần hóa

Chia sẻ tại hội thảo về cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước (DNNN) mới đây, đại diện Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, việc quản lý, sử dụng nhiều đất và chưa có cách hiểu thống nhất trong áp dụng văn bản pháp luật liên quan đến giá đất tính trong giá trị DN CPH đang tạo ra khó khăn cho DN.

Sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước

Giai đoạn 2016-2019, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai các đề án, chương trình, kế hoạch cơ cấu lại, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thoái vốn nhà nước và đã đạt được một số kết quả quan trọng.

Hiệu quả hoạt động DNNN: Tăng doanh thu, giảm nợ phải trả

Các doanh nghiệp sau cổ phần hóa có xu hướng tăng trưởng ổn định, tỷ lệ vốn nhà nước góp tại các công ty cổ phần có xu hướng dịch chuyển gắn liền với quá trình tái cơ cấu, CPH DNNN. Tuy nhiên, tại một số DNNN vẫn có những dự án chưa hiệu quả, làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.

Đất đai vẫn là 'nút thắt' làm chậm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Cả nước có hàng trăm trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất của doanh nghiệp nhà nước nhưng không tính giá trị quyền sử dụng đất và giá trị quyền thuê đất vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa (CPH), hoặc tính giá trị doanh nghiệp chưa sát với giá thị trường làm thất thu ngân sách nhà nước và chậm tiến trình CPH.

Một số doanh nghiệp cổ phần hóa chỉ vì đất vàng

Sáng 24-11, tại Hà Nội, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam (KTNN) phối hợp Hiệp hội Kế toán công chứng Anh (ACCA) tổ chức hội thảo 'Nâng cao hiệu quả công tác cổ phần hóa (CPH) tại các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và vai trò của KTNN'.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước gắn với niêm yết trên thị trường chứng khoán – Lý luận và thực tiễn

Thời gian qua, công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước gắn với niêm yết/đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán đã cho thấy sự chuyển biến tích cực và mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên trên thực tế, công tác này còn chậm do nhiều nguyên nhân gồm cả khách quan và chủ quan, do vậy, cần có thêm nhiều giải pháp đồng bộ, cụ thể, quyết liệt và sự vào cuộc thực sự của nhiều cơ quan, doanh nghiệp trong thời gian tới.

Hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Sáng 10-8, tại Trụ sở Chính phủ, đồng chí TRƯƠNG HÒA BÌNH, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp (DN) chủ trì họp các bộ, ngành, tập đoàn kinh tế, tổng công ty về việc sửa đổi ba nghị định của Chính phủ về cổ phần hóa (CPH), thoái vốn nhà nước tại DN.

Kiểm toán DNNN CPH: Thiếu sót trong công tác quản lý, sử dụng đất từ cơ quan quản lý đến DNNN

Qua kiểm toán công tác quản lý, sử dụng đất của DNNN cổ phần hóa (CPH) giai đoạn 2011-2017 tại 5 tỉnh, thành phố: Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên và Quảng Ninh, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) khu vực VI nhận thấy phần lớn DN đưa ra phương án sử dụng đất không phù hợp với hoạt động sản xuất, kinh doanh; còn tình trạng DN cố giữ đất để trục lợi từ quyền thuê đất nhà nước hoặc chờ cơ hội để chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Cùng với đó, công tác quản lý đất đai còn nhiều thiếu sót.

Thoái vốn và CPH DNNN: Có tiếp tục lùi?

Do tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thoái vốn và cổ phần hóa (CPH) giai đoạn 2017-2020 đang ở mức thấp, nên áp lực về khối lượng công việc năm 2020 sẽ rất lớn. Đây là lý do khiến giới đầu tư kỳ vọng về những thương vụ thoái vốn và CPH của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) lớn, nhưng liệu có diễn ra suôn sẻ trong năm 2020?

Cải cách chính sách tài chính, thúc đẩy cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2021-2030

Trong hơn 30 năm qua, Đảng ta luôn quan tâm đến đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Hệ thống doanh nghiệp nhà nước vừa phát triển, mở rộng, vừa được sắp xếp, cơ cấu lại và từng bước chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường.

Rất cần nghị quyết đặc biệt về phát triển doanh nghiệp tư nhân

Việt Nam đã ký một loạt các FTA thế hệ mới nhưng các doanh nghiệp (DN) Việt Nam chỉ chiếm một tỷ lệ thấp trong xuất khẩu so với khối DN FDI. Theo các chuyên gia, Nhà nước cần có chính sách đặc biệt về phát triển DN tư nhân. Cần xem các nước phát triển đối xử với DN tư nhân như thế nào, từ đó đưa ra giải pháp thích hợp cho mình.

Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước

Công tác cổ phần hóa (CPH), thoái vốn doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được xác định là giải pháp chủ yếu của quá trình tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động của DN, đồng thời có tác động tích cực tới sự phát triển của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, theo Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) Đặng Quyết Tiến, tiến trình CPH và thoái vốn hiện đang rất chậm, không đạt kế hoạch đề ra, cần có những giải pháp quyết liệt khắc phục tình trạng này trong thời gian tới.

Hệ lụy từ sự chậm trễ

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 9-2019, vẫn còn 378/526 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chưa được phê duyệt phương án cơ cấu lại (chiếm 71%). Nếu tính lũy kế giai đoạn 2016 đến thời điểm này mới có 168 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa (CPH) với tổng giá trị doanh nghiệp là 443.056 tỷ đồng, trong đó, giá trị vốn nhà nước là 206.694 tỷ đồng. Nhưng cũng chỉ có 36 doanh nghiệp thực hiện đúng hạn, đạt 28% kế hoạch.

Ở Việt Nam, một đất nước có nền kinh tế chuyển đổi từ bao cấp sang thị trường, nên nguồn lực đất công là tài sản công vô cùng lớn, tạo nên cơ hội thuận lợi cho tăng vốn đầu tư phát triển, nếu biết cách thu từ đất công.

Phải có sự phối hợp đồng bộ trong cổ phần hóa, thoái vốn DNNN

Trong 9 tháng đầu năm 2019, Bộ Tài chính đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan tăng cường công tác triển khai tháo gỡ vướng mắc các quy định pháp lý để đẩy nhanh tiến độ cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước (DNNN).