Bài 1: Vươn lên thoát nghèo

Với mục tiêu 'không để ai bị bỏ lại phía sau', các cấp ủy, chính quyền huyện Minh Hóa (Quảng Bình) thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác phát triển kinh tế - xã hội gắn với giảm nghèo, đặt người nghèo, hộ nghèo vào vị trí chủ thể trung tâm của công tác giảm nghèo… Cùng với hỗ trợ của Nhà nước, nhiều hộ nghèo đã vươn lên thoát nghèo bền vững.

Nhân lên sức mạnh trong đồng bào các dân tộc thiểu số - Bài 1: Động lực để bản làng vươn lên

Những ngày tháng 11 này, khắp các bản làng dọc dãy Trường Sơn khu vực miền Trung rộn ràng trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Với đồng bào dân tộc ở nơi biên giới, đây không chỉ là ngày vui, ngày hội mà còn là dịp để thể hiện sự đoàn kết, đồng sức đồng lòng xây dựng bản làng. Càng ý nghĩa hơn khi Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã tạo động lực để các bản làng vươn lên.

Người 'mở đường' làm kinh tế hộ gia đình ở vùng biên giới

'Ông Cao Xuân Xiêm, sinh năm 1961, người dân tộc Chứt, hiện đang nuôi đàn bò 80 con, là người mở đường làm kinh tế hộ gia đình ở vùng biên giới xã Dân Hóa. Ông có người con trai học bác sĩ, bây giờ đang làm Trưởng trạm y tế xã. Tấm gương của gia đình ông Xiêm đã truyền cảm hứng cho nhiều gia đình khác ở trong vùng làm theo'.

BẢN TIN MẶT TRẬN: Chủ tịch Đỗ Văn Chiến về vùng Mỏ dự Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Ngày 9/8, Cửa Ông - địa danh gắn liền với công nhân vùng mỏ Cẩm Phả (Quảng Ninh) hân hoan trong niềm vui 'Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc'. Ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam cùng dự sự kiện này.

'Cây đại thụ' bên dãy Giăng Màn

Từ nhiều năm nay, ông Cao Xuân Xiêm (62 tuổi) - Trưởng bản Ka Ai, xã Dân Hóa (huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) được dân bản ví như một 'cây đại thụ' bên dãy Giăng Màn.

Mang ánh sáng về vùng biên

'Trước đây, khi màn đêm buông xuống, bản làng tối đen buồn lắm, nhà nào cũng đi ngủ sớm. Từ khi được Bộ đội Biên phòng (BĐBP) xây dựng, trao tặng hệ thống điện, mỗi tối, tôi đều đóng điện cả trục đường dọc bản sáng trưng.

Đổi thay nhờ 'Ánh sáng vùng biên'

Khi màn đêm buông xuống, những tuyến đường trên các bản làng sát biên giới của tỉnh Quảng Bình đều có ánh đèn điện chiếu sáng. Nhờ vậy, việc đi lại, sinh hoạt của người dân được thuận lợi hơn, hệ thống điện chiếu sáng cũng góp phần tăng cường an ninh trật tự tại khu vực biên giới. Những công trình mang tên 'Ánh sáng vùng biên' được BĐBP Quảng Bình triển khai xây dựng thực sự đang làm đổi thay nhiều vùng đất khó.

Những mùa vàng trên miền biên giới

Trong suốt những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, biên giới Quảng Bình luôn oằn mình với những 'tọa độ lửa' Cha Lo, Tăng Ký, Làng Ho… để rồi hôm nay, cũng trên những hố bom đạn ấy, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) và đồng bào Rục, Chứt, Mày, Ma Coong, A Rem, Bru-Vân Kiều cùng nhau xây dựng đời sống mới, thay diện mạo biên giới bằng những cánh đồng lúa nước hai vụ.

Những đứa trẻ bước qua hủ tục

Một vài dân tộc thiểu số sống ở dãy Trường Sơn quan niệm người mẹ mới sinh con chẳng may chết đi thì đứa trẻ phải chôn theo, nếu không làng sẽ bị mất mùa, dịch bệnh…