Tọa đàm với doanh nghiệp trẻ, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan mong muốn các bạn trẻ khởi nghiệp chú trọng đến chiều sâu, thay vì lợi ích trước mắt.
Chiều 11-11, tại Hội trường 2-9, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai tổ chức tọa đàm với doanh nghiệp, nhóm trẻ khởi nghiệp về chủ đề xây dựng vùng nguyên liệu cà phê và du lịch nông nghiệp.
Theo các chuyên gia, việc thúc đẩy giá trị của các khu dự trữ sinh quyển có tầm quan trọng đặc biệt trong hoạch định chính sách quốc gia và phát triển bền vững.
Việt Nam có một hệ thống gồm 11 Khu dự trữ Sinh quyển Thế giới được UNESCO công nhận và đây là danh hiệu UNESCO trao tặng cho các khu vực có giá trị đặc biệt về thiên nhiên và đa dạng sinh học.
Từ ngày 13-15/10, tại thành phố Pleiku, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức chương trình giao lưu kết nối, giới thiệu các mô hình sinh kế cho phụ nữ yếu thế, bị mua bán trở về và phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo.
Khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa đang dần khẳng định vị trí trong hệ sinh thái khởi nghiệp chung của tỉnh Gia Lai. Điều đó cho thấy tài nguyên tại chỗ đang dần được khai mở bởi những người trẻ có tri thức và khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Từ ngày 11 đến 17-9, đoàn công tác của lãnh đạo tỉnh Gia Lai do đồng chí Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn đã có các hoạt động thăm, làm việc tại Hàn Quốc nhằm quảng bá, xúc tiến đầu tư và thương mại.
Chúng ta đã có rất nhiều đợt 'tuyên chiến' với các vấn nạn đáng báo động như: hàng giả, hàng lậu, tội phạm ma túy, mua bán người qua biên giới, cháy nổ… Và hiện nay là một chủ đề tưởng mới mà không mới: phòng-chống tội phạm về đa dạng sinh học.
UBND tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị đánh giá lại việc thực hiện kế hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025; mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Sáng 19-8, tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (khóm 1, phường 1, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau), Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Bảo tàng tỉnh Cà Mau khai mạc trưng bày 'Gia Lai- Thiên nhiên, con người và những di sản đã được tôn vinh'.
Chúng tôi ghé vào một quán cà phê trên đường Nguyễn Thượng Hiền, TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) để trú mưa. Phải công nhận rằng: Thưởng thứ hương vị cà phê trong một buổi sáng mưa trên cao nguyên thật tuyệt vời.
Mặc cho thời tiết nắng mưa bất chợt, trong ngày 24 và 25-7, các trại sinh của trại hè 'Tìm về di sản' năm 2023 vẫn hăng say tham gia hành trình đầy ắp niềm vui và tinh thần tập thể với mục đích tìm hiểu vốn quý di sản ông cha.
Ngày 26-7, tại TP. Pleiku, Ban Quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới cao nguyên Kon Hà Nừng phối hợp với Văn phòng Dự án tổ chức Frankfurt Zoological Society tại Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề 'Định hướng hoạt động về bảo tồn và phát triển bền vững Khu dự trữ sinh quyển thế giới cao nguyên Kon Hà Nừng, tỉnh Gia Lai đến năm 2023'. Thông qua góc nhìn đa chiều, các chuyên gia, nhà khoa học đã giúp cho tỉnh xây dựng hoàn thiện kế hoạch bảo tồn và phát triển bền vững khu dự trữ sinh quyển.
Sáng 26-7, tại TP. Pleiku, Ban Quản lý Khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng phối hợp với Văn phòng Dự án tổ chức Frankfurt Zoological Society tại Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề 'Định hướng hoạt động về bảo tồn và phát triển bền vững Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng, tỉnh Gia Lai đến năm 2030'.
Ngày 26/7, tại thành phố Pleiku, Gia Lai, Ban Quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng phối hợp Văn phòng Dự án tổ chức Frankfurt Zoological Society tại Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề 'Định hướng hoạt động về bảo tồn và phát triển bền vững Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng, tỉnh Gia Lai đến năm 2023'.
Sáng 26-7, tại TP. Pleiku, Ban Quản lý Khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng phối hợp với Văn phòng Dự án tổ chức Frankfurt Zoological Society tại Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề 'Định hướng hoạt động về bảo tồn và phát triển bền vững Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng, tỉnh Gia Lai đến năm 2030'.
Thời gian đến, tỉnh Gia Lai sẽ mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh ở khu vực phía Đông nhằm thu hút các nhà đầu tư.
Chiều 14-7, tại thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) diễn ra hội nghị Xúc tiến Đầu tư thị xã An Khê và các huyện phía Đông tỉnh Gia Lai năm 2023. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long dự và chỉ đạo hội nghị.
Với nhiều tiềm năng và lợi thế, môi trường đầu tư thông thoáng, 5 huyện phía Đông tỉnh Gia Lai được kỳ vọng sẽ thu hút tối đa các nguồn lực đầu tư vào khu vực này.
Theo kế hoạch, giữa tháng 7 này, thị xã An Khê và các huyện phía Đông tỉnh Gia Lai sẽ tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2023. Hội nghị được kỳ vọng sẽ tạo 'cú hích' trong công tác thu hút đầu tư vào khu vực này.
Ngoài biển, sông, những con thác cũng là một lựa chọn tránh nóng hiệu quả.
Thác K50 hay còn gọi là Hang Én giữa trung tâm Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng là ngọn thác hùng vĩ bậc nhất Tây Nguyên.
Vượt gần 20 cây số đường rừng để vào lõi Cao nguyên Kon Hà Nừng (Kon Chư Răng, xã Sơn Lang, huyện Kbang, Gia Lai) chúng tôi dựng trại bên bờ thác K50, tách biệt chốn thành thị ồn ã. Bên ánh lửa ấm áp, nơi đây chỉ có tiếng suối reo và câu chuyện giữ rừng của người Ba Na.
K50 được xem là thác nước hùng vỹ nhất Tây Nguyên với cột nước cao hơn 54m, tạo hiệu ứng cầu vồng quanh năm. 'Viên ngọc' quý này nằm trong rừng nguyên sinh của Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng với vô số động vật, cá, chim... sinh sống xung quanh.
Sáng 5-1, UBND tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2023. Hội nghị diễn ra dưới hình thức trực tiếp kết nối trực tuyến đến 17 điểm cầu tại các địa phương trong tỉnh.
Tại hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng-an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và xúc tiến đầu tư vùng diễn ra tại tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai tiếp tục kêu gọi đầu tư 5 dự án quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được xác định là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Vì vậy, những năm qua, cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở ở Gia Lai đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, tạo chuyển biến tích cực trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Trong 2 ngày (24 và 25-11), tỉnh Gia Lai đã tổ chức hội nghị xúc tiến du lịch tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp. Hội nghị là dịp để Gia Lai giới thiệu, quảng bá những sản phẩm du lịch hấp dẫn đến các doanh nghiệp nhằm kết nối, thu hút khách.
Chiều 25-11, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 Ngày thành lập (25/11/2002-25/11/2022). Dự lễ kỷ niệm có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên, lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh; huyện Mang Yang, Kbang và lãnh đạo Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh qua các thời kỳ.
Tại hội nghị triển khai chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và xúc tiến đầu tư vùng với chủ đề 'Phát triển xanh-Hài hòa-Bền vững' tổ chức tại Lâm Đồng ngày 20-11, một trong nhiều giải pháp phát triển được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính xác định là: 'Phát triển văn hóa gắn với du lịch'.
Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch hành động về đa dạng sinh học tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; trong đó, đặt mục tiêu đến năm 2030 tăng độ che phủ rừng trên 49,2%.
Theo dự thảo báo cáo quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia đến năm 2050, Việt Nam sẽ quy hoạch 258 khu bảo tồn, 100 cơ sở bảo tồn, 8 hành lang đa dạng sinh học, 32 khu vực đa dạng sinh học cao.
Gia Lai có bề dày lịch sử, truyền thống, văn hóa đặc sắc, phong phú, con người với những đức tính tốt đẹp đã góp phần làm cho mảnh đất cao nguyên ngày càng rạng rỡ, xinh tươi. Trong nhiệm kỳ 2020-2025, dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021, Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh xác định: 'Phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, cách mạng. Khai thác, bảo tồn và tôn tạo các di sản văn hóa tiêu biểu gắn với phát triển du lịch. Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với lĩnh vực văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông…'.
Trong 8 tháng đầu năm, có 48 đoàn do Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn và lãnh đạo Bộ Ngoại giao đến tìm hiểu nhu cầu cùng đặt hàng cụ thể của các địa phương
Ngày 15-7, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai đã tổ chức sơ kết công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ những tháng còn lại của năm 2022.
Chiều 12-7, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên-Trưởng ban Quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng chủ trì cuộc họp để thông qua quy chế quản lý và phân công nhiệm vụ.
Sáng 6-7, kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII bước vào phiên làm việc đầu tiên. Đại diện Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và một số ban, ngành báo cáo tình hình hoạt động 6 tháng đầu năm 2022; phương hướng, nhiệm vụ công tác những tháng còn lại của năm và nhiều nội dung quan trọng khác.
Việc UNESCO công nhận cao nguyên Kon Hà Nừng là Khu dự trữ sinh quyển thế giới đã mở ra cơ hội đầu tư phát triển du lịch và các mô hình kinh tế theo hướng 'tăng trưởng xanh' gắn với quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.
Đầu tháng 6 vừa qua, các thành viên của Gia Lai Discovery phối hợp với đơn vị đối tác tổ chức tour du lịch trải nghiệm đặc biệt dành cho du khách nhí đến từ Hà Nội. Đoàn gồm 10 trẻ em trong độ tuổi 8-12 với hành trình trekking khám phá thác 50 thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng và chinh phục đỉnh Chư Nâm-nóc nhà phía Tây Gia Lai.
Tốt nghiệp chuyên ngành Thú y, song chị Đặng Thị Thiết (SN 1990, thôn Đoàn Kết, xã Ayun, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) không nghĩ công việc của mình sẽ đặc biệt đến vậy khi đối tượng cần điều trị là những cá thể động vật rừng hoang dã.