Sự hài lòng của người dân là cốt lõi xây dựng nông thôn mới

Xác định người dân là chủ thể thụ hưởng trong xây dựng nông thôn mới (NTM), những năm qua, các cấp ủy, chính quyền địa phương chú trọng phát huy vai trò của người dân. Đặc biệt, phát huy quyền làm chủ của người dân trong việc trực tiếp tham gia các công việc cụ thể để hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM. Mức độ hài lòng về xây dựng NTM của Nhân dân được xem là thước đo chính xác về kết quả xây dựng NTM của các địa phương.

Điện Biên trên hành trình xóa nghèo

Là tỉnh miền núi biên giới, tỷ lệ hộ nghèo cao công tác xóa đói, giảm nghèo được tỉnh Điện Biên nỗ lực thực hiện. Từ các nguồn lực hỗ trợ của Trung ương, cùng các giải pháp đồng bộ của chính quyền địa phương và nỗ lực từ người dân, công tác xóa đói, giảm nghèo của tỉnh đã và đang đạt được những kết quả quan trọng, góp phần thay đổi diện mạo của miền đất nơi cực Tây Tổ quốc.

Huyện nghèo Nậm Pồ ủng hộ thực phẩm cho lực lượng diễu binh, diễu hành

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, bằng việc làm thiết thực nhằm hỗ trợ, động viên các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành, Huyện ủy Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) đã ra lời kêu gọi cán bộ, đảng viên, nhân dân và các lực lượng vũ trang ủng hộ vật chất, tinh thần gửi đến các cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đang hằng ngày tập luyện.

Gần 12 tấn bí xanh ủng hộ lực lượng diễu binh, diễu hành

Ngày 2/5, huyện Nậm Pồ quyên góp, ủng hộ, trao tặng bí xanh cho các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành.

Khai mạc Tuần phim kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngày 24/4, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) đã diễn ra Lễ khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024).

Nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững

Xác định xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua các huyện, thị xã, thành phố đã tập trung nguồn lực triển khai thực hiện các mô hình sinh kế theo hướng liên kết. Đồng thời chú trọng nhân rộng các mô hình phát huy hiệu quả. Qua đó góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo qua từng năm; nâng cao thu nhập, đời sống người dân.

Tuần phim kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

'Đào, phở và piano' (phim truyện), 'Ký ức những người truyền lửa' (phim tài liệu) được lựa chọn mở màn Tuần phim chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

''Đào, Phở và Piano'' mở màn Tuần phim kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

'Đào, Phở và Piano' (phim truyện), 'Ký ức những người truyền lửa' (phim tài liệu) được lựa chọn để mở màn Tuần phim chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Điện Biên: Phát huy vai trò của Mặt trận trong bảo vệ môi trường

Những năm qua, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh Điện Biên và các tổ chức thành viên đã đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai nhiều hoạt động chung tay bảo vệ môi trường. Qua đây đã nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư, đưa chính sách pháp luật vào đời sống.

Độc đáo ẩm thực mùa hoa Tây Bắc

Mùa xuân, nhất là từ tháng 3 trở đi, những loài hoa rừng ở các tỉnh vùng cao Tây Bắc, trong đó có tỉnh Điện Biên đua nhau nở rộ. Người dân ở những bản, làng dân tộc tại các tỉnh vùng cao này vẫn giữ thói quen đi rừng hái rau, hái hoa làm thực phẩm. Ẩm thực của họ thể hiện rất rõ các mùa trong năm, theo kiểu mùa nào thức ấy.

Rực rỡ sắc Ban giữa đại ngàn

Giữa tiết xuân ấm áp, ngược ngàn lên Tây Bắc của Tổ quốc, có một loài cây đã gắn bó với người dân Điện Biên từ ngàn đời đó chính là hoa ban. Vẻ đẹp của loài hoa ấy được coi là biểu trưng cho đất và người Điện Biên. Khi Lễ hội Hoa Ban và Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 khai màn thì những cánh hoa trắng muốt, tinh khôi ấy đã và đang bung nở, dịu dàng khoe sắc khắp mảnh đất cực Tây.

Cần lắng nghe nguyện vọng của người dân

Việc hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi từ các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất chưa hiệu quả, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh. Một trong số các nguyên nhân là do cơ chế chính sách còn bất cập và đặc biệt, quá trình thực hiện hỗ trợ, chủ đầu tư chưa chú trọng khảo sát, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng và nhu cầu của người được thụ hưởng.

Nông dân sáng tạo, khai thác thế mạnh để vươn lên

Linh hoạt bắt nhịp xu thế hội nhập, khai thác triệt để thuận lợi về khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng… đó là cách làm sáng tạo của nhiều nông dân vùng sâu, vùng xa trong những năm gần đây để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Lấy cộng đồng làm trung tâm để thúc đẩy phát triển du lịch bền vững

Du lịch cộng đồng mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng dân cư, góp phần hiệu quả bảo tồn, phát huy giá trị tài nguyên thiên nhiên và văn hóa của mỗi vùng đất, phù hợp với xu hướng phát triển bền vững.

Chuyển đổi số để du lịch cất cánh

Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho biết, hầu hết khách du lịch trong và ngoài nước (trên 60% và 75%) sử dụng các nền tảng trực tuyến để đặt phòng khách sạn và tour du lịch. Điều đó cho thấy, con đường dẫn đến du lịch thông minh được mở ra bởi công cuộc số hóa.

Phát huy vai trò đảng viên trong phát triển kinh tế ở vùng cao

Chà Nưa là xã nghèo thuộc huyện biên giới Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. Những năm trước, mảnh đất này không ít bờ xôi ruộng mật nhưng bà con vẫn chật vật đói nghèo. Lãnh đạo xã đãquyết tâm vận động bà con dân bản chuyển đổi sản xuất, phát triển kinh tế. Nhờ vậy, Chà Nưa trở thành xã đầu tiên của huyện Nậm Pồ cán đích nông thôn mới vào năm 2019. Giờ đây, Chà Nưa được nhắc đến như một điểm sáng vùng biên giới về xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tỉnh Điện Biên

Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy thăm, chúc Tết tại huyện Nậm Pồ

Nhân dịp Tết nguyên đán Giáp Thìn, ngày 31/1 đồng chí Chu Xuân Trường, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy đã đến thăm, chúc tết một số đơn vị, gia đình chính sách trên địa bàn huyện Nậm Pồ.

'Trái ngọt' xóa nghèo trên vùng đất biên cương

Liên tiếp nhiều năm trở lại đây, nông dân tại huyện biên giới Nậm Pồ phấn khởi vì mô hình trồng cây ăn quả phát triển tốt, mang lại nguồn lợi kinh tế cao. Dù mới phát triển mạnh thời gian gần đây, nhưng cây ăn quả đang dần khẳng định vị thế trở thành cây trồng mũi nhọn, mang lại giá trị kinh tế cao và là sản vật hấp dẫn du khách...

Thêm động lực xây dựng tương lai

Năm 2023, với sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, hỗ trợ nguồn lực của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, sự ủng hộ, đồng hành của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh, chương trình 'Dinh dưỡng cho trẻ em nghèo, khuyết tật' tại tỉnh Điện Biên đã hỗ trợ hàng nghìn trẻ em nghèo, trẻ khuyết tật, giúp các em có thêm động lực xây dựng tương lai tốt đẹp hơn…

Điểm sáng từ các 'dự án không đồng'

Khoảng 10 năm trở về trước, xã Chà Nưa, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 53%. Cuộc sống của người dân luẩn quẩn trong đói nghèo, lạc hậu. Từ năm 2016, Bí thư Đảng ủy xã Khoàng Văn Van đã khởi xướng các 'dự án không đồng', từng bước giúp nhân dân trong xã thoát nghèo bền vững. Giờ đây, Chà Nưa trở thành một điểm sáng về xây dựng nông thôn mới ở vùng biên cương Nậm Pồ tỉnh Điện Biên.

Chủ động thoát nghèo

Được ví như những 'đốm lửa nhỏ' ở xã Chà Nưa (huyện Nậm Pồ) từ vài năm trước, những lá đơn xin ra khỏi hộ nghèo, đến nay đã bừng lên, lan tỏa tại nhiều thôn, bản trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Đưa pháp luật đến gần hơn với người dân

Tuyên truyền trực tiếp qua hội nghị, lồng ghép các cuộc họp của bản, thông qua tư vấn pháp luật, hòa giải ở cơ sở… bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, huyện Nậm Pồ đã huy động cả hệ thống chính trị để đưa pháp luật đến gần hơn với người dân. Hiểu biết pháp luật, người dân tích cực tham gia phát triển kinh tế, phối hợp giữ gìn an ninh trật tự địa bàn biên giới.

Công an xã giúp đồng bào làm du lịch xanh (Bài 2)

Cùng với việc triển khai các phương án, chuyên đề, kế hoạch đấu tranh hiệu quả các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, lực lượng Công an xã ở tỉnh Điện Biên còn tham mưu với các cấp ủy chính quyền địa phương, giúp đỡ nhân dân tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội.

Biểu dương, tôn vinh 34 già làng, trưởng bản, người có uy tín, cán bộ cốt cán khu vực biên giới huyện Nậm Pồ

Sáng 8/12, Đồn Biên phòng Si Pha Phìn, BĐBP Điện Biên đã tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh già làng, trưởng bản, người có uy tín, cán bộ cốt cán, các gương điển hình tiên tiến và phát huy vai trò của người có uy tín. Dự và chỉ đạo hội nghị có các đồng chí: Đại tá Lê Đức Nghĩa, Phó Chính ủy BĐBP Điện Biên; Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Nậm Pồ.

Điện Biên khai thác giá trị văn hóa, phát triển du lịch cộng đồng

Những năm qua, tỉnh Điện Biên đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc, gắn với phát triển du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Quảng bá, kết nối các mô hình sinh kế cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Hoạt động 'Giao lưu kết nối, giới thiệu mô hình hỗ trợ phát triển sinh kế cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi' năm 2023 có sự tham gia của 22 gian hàng của các tỉnh Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu.

Chà Nưa làm đường tuần tra, bảo vệ rừng

Khởi xướng từ năm 2017, phong trào làm đường tuần tra, bảo vệ rừng của người dân xã Chà Nưa, huyện Nậm Pồ đến nay đã và đang thực sự mang lại hiệu quả. Không chỉ tạo thuận lợi cho việc tuần tra rừng, những tuyến đường được mở còn giúp công tác bảo vệ rừng, giữ rừng kịp thời, hiệu quả hơn.

Kết nối, giới thiệu mô hình sinh kế cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Tối ngày 2/12 tại Trung tâm Thương mại Him Lam Plaza, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh Điện Biên tổ chức 'Giao lưu kết nối, giới thiệu mô hình hỗ trợ phát triển sinh kế cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi' năm 2023.

Câu chuyện hôm nay: Phát triển du lịch cộng đồng ở biên giới Nậm Pồ - Kỳ tích viết nên từ ý Đảng - lòng dân

Ở Tây Bắc, nơi cảnh sắc thiên nhiên còn hoang sơ, đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời với nhiều phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp; phát huy thế mạnh đó, phát triển du lịch cộng đồng là một trong những hướng đi được các địa phương lựa chọn để giúp bà con có thêm thu nhập, từng bước thoát nghèo, xây dựng nông thôn mới ấm no, hạnh phúc hơn.

Liên kết sản xuất nông nghiệp thiếu bền vững

Bí xanh Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông phát triển thành sản phẩm OCOP, đã từng liên kết bao tiêu sản phẩm vào mùa thu hoạch. Thế nhưng mùa thu hoạch bí Tìa Dình năm nay, nông dân Điện Biên Đông đang chật vật tìm đầu ra tiêu thụ bí. Dù đã thông tin, quảng bá trên mạng xã hội nhưng việc tiêu thụ bí xanh Tìa Dình vẫn khó khăn, tồn đọng cả tấn bí tại các gia đình.

Cách làm hay trong chuyển đổi cây trồng ở Chà Nưa

Ở Chà Nưa (huyện Nậm Pồ) lâu nay nông dân trên địa bàn xã vẫn duy trì lối canh tác cũ, lạc hậu nên năng suất cây trồng thấp. Để thuyết phục bà con chuyển đổi cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế, nhiều đảng viên là người dân tộc thiểu số trên địa bàn xã đã tiên phong, đi đầu trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trở thành những hình mẫu trong làm ăn kinh tế được nhiều bà con học tập, làm theo.

Điện Biên: Hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển du lịch

Những năm qua, Điện Biên xác định phải tranh thủ nguồn đầu tư của Trung ương, đặc biệt là từ Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, để hỗ trợ đồng bào thiểu số khu vực vùng sâu, vùng xa, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Điểm sáng phát triển du lịch cộng đồng ở biên giới Nậm Pồ

Phát huy thế mạnh cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, nhiều bản mường vùng cao Tây Bắc đã lựa chọn phát triển du lịch cộng đồng làm hướng đi để từng bước thoát nghèo, xây dựng nông thôn mới ấm no, hạnh phúc hơn. Câu chuyện ở bản Nà Sự, xã Chà Nưa, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên mà chúng tôi sẽ kể với quý vị và các bạn sau đây - là một điển hình như thế.

Khó hoàn thành giải ngân vốn mục tiêu quốc gia

Mục tiêu hoàn thành giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia khó có khả năng hoàn thành khi kết quả giải ngân của các tỉnh, thành đạt tỷ lệ rất thấp. Đây là vấn đề đang được Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 6 sau khi nghe báo cáo giám sát về việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu quốc gia. Mục tiêu hoàn thành giải ngân vốn ngân sách trung ương đến năm 2025 là rất khó đạt khi kết quả giải ngân vốn ngân sách trung ương từ năm 2022 đến tháng 6/2023 chỉ đạt 18,9% so với kế hoạch trung hạn; vốn sự nghiệp tính đến ngày 30/6/2023 mới giải ngân được 9,17% kế hoạch vốn của năm. Với Điện Biên, các chương trình mục tiêu quốc gia được tập trung triển khai thực hiện song tỷ lệ giải ngân vốn cả 3 chương trình đến hết tháng 9/2023 mới đạt 38,53%.

Liên kết sản xuất nâng giá trị nông sản

Ðiện Biên có cánh đồng Mường Thanh diện tích hơn 4.100ha, rộng nhất khu vực Tây Bắc, là tỉnh có tiềm năng sản xuất nông nghiệp với nhiều đặc sản. Tiềm năng có song việc khai thác, phát triển thành vùng nguyên liệu, liên kết chuỗi sản xuất để nâng cao giá trị nông sản Ðiện Biên chưa được chú trọng đúng mức. Sản xuất nông nghiệp của tỉnh vẫn nhỏ lẻ, manh mún; sản phẩm bán thô là chủ yếu, chưa qua chế biến; kết nối tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân với doanh nghiệp thiếu bền vững, hạn chế... Ðó là những vấn đề đặt ra cần có giải pháp hiệu quả, phù hợp điều kiện địa phương để nâng cao giá trị nông sản Ðiện Biên.

Tăng cường phòng, chống dịch tả lợn châu Phi

Từ đầu tháng 8 đến nay, dịch tả lợn châu Phi tái phát khiến nhiều hộ chăn nuôi tiếp tục rơi vào tình cảnh khó khăn khi tổng số lợn mắc bệnh, tiêu hủy ngày càng tăng.

Nà Sự - điểm đến hấp dẫn

Nhắc đến du lịch Nậm Pồ, không thể không nhắc đến sự độc đáo, hoang sơ và giàu bản sắc văn hóa dân tộc từ bản văn hóa du lịch cộng đồng Nà Sự (xã Chà Nưa). Từ tư duy đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; du lịch Nà Sự đã thật sự 'cất cánh', trở thành điểm đến hấp dẫn, nơi dừng chân lý tưởng, nghỉ dưỡng của du khách trong hành trình du lịch dọc quốc lộ 4H với điểm cuối là cột mốc số 0 A Pa Chải (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé).

Chú trọng phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn

Du lịch nông nghiệp, nông thôn, du lịch cộng đồng đã và đang mang lại không chỉ đơn thuần là thu nhập cho người dân, lợi ích kinh tế cho địa phương, mà còn tạo ra những giá trị vô hình khác như định hình nền nông nghiệp xanh, bền vững; giữ gìn bản sắc văn hóa nông thôn...

Phụ nữ vượt khó vươn lên thoát nghèo

Với tư duy đổi mới, ý chí và khát khao vươn lên mạnh mẽ, nhiều năm trở lại đây phụ nữ vùng cao, vùng khó khăn đã và đang mạnh dạn xây dựng ý tưởng, phát triển các mô hình kinh tế vươn lên thoát nghèo. Qua đó khẳng định vai trò, vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội.

'Thắp lửa' nơi cực Tây Tổ quốc (3)

Kỳ III: 'Trái ngọt' trên dải đất cực TâyĐBP - Hơn một thập kỷ hiện hữu trên những vùng đất khó, Dự án 'Tăng cường TTTTN đến công tác tại các khu KT-QP' đã để lại nhiều trái ngọt đánh dấu sự 'lột xác' ngoạn mục của các xã, bản thuộc vùng dự án. Không những đem đến luồng 'sinh khí mới' làm thay đổi diện mạo NTM, cuộc sống đồng bào DTTS ấm no mà các TTTTN còn trở thành những 'hạt giống đỏ' tạo nguồn kế cận chất lượng cho các địa phương, nhất là địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới.

Khó đạt mục tiêu phát triển sản phẩm OCOP

Thực hiện Chương trình OCOP, đến nay tỉnh Ðiện Biên đã có 56 sản phẩm, gồm 4 sản phẩm xếp hạng 4 sao và 52 sản phẩm xếp hạng 3 sao. Các sản phẩm OCOP đã khẳng định giá trị và chất lượng trên thị trường. Tuy nhiên, việc phát triển sản phẩm OCOP bền vững trên địa bàn tỉnh còn rất nhiều khó khăn, bất cập.

Về nơi Đảng mạnh, dân giàu (3)

Bài 3: Bừng sáng vùng biênĐBP - Bằng nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc, bức tranh về cuộc sống ở Chà Nưa tươi mới, đầy sức sống. Kết quả đó là niềm tự hào không chỉ với mỗi người dân trong xã mà cả huyện Nậm Pồ bởi trong lịch sử chưa có xã biên giới nào đạt thành tựu ấn tượng như vậy. Không 'ngủ quên' trước những 'trái ngọt' vừa hái, Chà Nưa tranh thủ mọi nguồn lực, biến kết quả thành động lực, quyết tâm xây dựng xã biên giới vững mạnh, giàu đẹp, bừng sáng nơi cực Tây Tổ quốc.

Về nơi Đảng mạnh, dân giàu (2)

Bài 2: Khi đảng viên tiên phong làm việc khóĐBP - Từ những cán bộ, đảng viên tiên phong trên mặt trận xây dựng nông thôn mới (NTM), xóa đói giảm nghèo, nhân dân các dân tộc xã Chà Nưa (huyện Nậm Pồ) đã chung sức, đồng lòng triển khai các phong trào thi đua sản xuất. Với quan điểm 'lấy sức dân để lo cho dân', Chà Nưa hướng đến mục tiêu giàu về kinh tế, vững về chính trị, mạnh về an ninh - quốc phòng. Nhiều cách làm hay, mô hình mới được cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc Chà Nưa đồng lòng thực hiện trở thành phong trào thi đua sôi nổi, tiêu biểu, lan tỏa rộng khắp.

Về nơi Đảng mạnh, dân giàu (1)

Không chỉ là xã đầu tiên cán đích nông thôn mới (NTM) của Nậm Pồ, huyện nghèo khó bậc nhất của tỉnh Điện Biên, mà xã biên giới Chà Nưa còn tự hào khi là xã duy nhất cán đích NTM sớm hai năm. Với quyết tâm xây dựng Chà Nưa giàu mạnh, Đảng bộ, chính quyền xã đã luôn đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động; huy động sức mạnh toàn dân trong triển khai thực hiện các chương trình, dự án; phát triển mô hình sinh kế bền vững. Đặc biệt, là phát huy vai trò 'hạt nhân' của tổ chức đảng, đảng viên 'miệng nói, tay làm', góp phần mang no ấm đến với mảnh đất biên cương cực Tây Tổ quốc.

Giữ 'trái tim' đại ngàn vững nhịp đập (3)

Bài 3: Thơm thảo tình rừngĐBP - 'Yêu rừng, giữ rừng thì sau này con cháu không lo đói' - đó là tâm niệm của mỗi người dân nơi biên viễn Chà Nưa (huyện Nậm Pồ). Cứ thế, người và rừng nương tựa vào nhau, biết bao thế hệ người Chà Nưa được rừng che chở, nuôi dưỡng trưởng thành. Nhờ rừng mà cuộc sống người Thái, người Mông ngày càng ấm no, đủ đầy.

Giữ 'trái tim' đại ngàn vững nhịp đập (2)

Bài 2: Giữ sắc xanh núi rừngĐBP - Với tâm niệm giữ rừng cũng chính là giữ 'mạch nguồn sống' cho bản, mường và cho chính mình; nhiều năm qua cộng đồng các dân tộc xã biên giới Chà Nưa (huyện Nậm Pồ) đã luôn đoàn kết, cần mẫn gìn giữ màu xanh mà 'mẹ thiên nhiên' ban tặng. 'Khi ý Ðảng đã thuận lòng dân' bằng nghị lực, ý chí sắt son và lòng quyết tâm, họ đã đồng lòng, tích cực trèo đèo, lội suối để tuần tra, bảo vệ vững chắc từng cánh rừng đại ngàn nơi biên cương cực Tây Tổ quốc.

Nậm Pồ tạo điều kiện thu hút đầu tư

Là huyện nghèo, vị trí địa lý, địa hình không thuận lợi, bởi vậy Nậm Pồ đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh nhằm tạo 'bứt phá' trong phát triển kinh tế - xã hội.

Giữ 'trái tim' đại ngàn vững nhịp đập (1)

Với tỷ lệ che phủ rừng đạt 63,27%, xã biên giới Chà Nưa tự hào là một trong những xã đứng tốp đầu về bảo vệ, phát triển rừng của huyện Nậm Pồ. Rừng chính là 'trái tim', 'mạch nguồn sống' mà thiên nhiên ban tặng, nuôi dưỡng biết bao thế hệ người Chà Nưa trưởng thành. 'Rừng và người nương tựa vào nhau' - đó là tâm niệm đã bén rễ, ăn sâu vào tiềm thức người dân Chà Nưa, bởi thế bằng tất cả tình yêu và trách nhiệm họ đã và đang hàng ngày, hàng giờ giữ cho 'trái tim' ấy vững thêm nhịp đập và mãi xanh giữa đại ngàn.

Bàn giao công trình bếp ăn bán trú cho Trường Mầm non Chà Nưa

Ngày 29/9, Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với xã Chà Nưa, huyện Nậm Pồ tổ chức Lễ bàn giao công trình bếp ăn bán trú cho Trường Mầm non Chà Nưa.

Xây dựng xã hội bình đẳng, hạnh phúc

Trong các vụ bạo lực gia đình, phần nhiều phụ nữ, trẻ em và người già là những nạn nhân. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này có nhiều, song phần đa liên quan đến tệ nạn xã hội, kinh tế khó khăn, mâu thuẫn gia đình... Ðể ngăn chặn tình trạng trên, những năm qua, các cấp, ngành đã quan tâm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng các mô hình phòng, chống phù hợp với từng địa bàn dân cư, từ đó góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác gia đình, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa.

Thi đua học tập, rèn luyện theo gương Bác ở Nậm Pồ

Bài 3: Lan tỏa tinh thần học và làm theo BácĐBP - Ðẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng những cách làm hay, việc làm cụ thể; học và làm theo Bác đã trở thành việc làm thường xuyên và ngày càng lan tỏa sâu rộng trong đời sống hàng ngày của mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng Nhân dân huyện Nậm Pồ. Ðặc biệt, từ các phong trào, hoạt động đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội...