Quân đội Nhân dân Việt Nam với ngày lễ 2/9 linh thiêng của dân tộc

Lực lượng vũ trang của cách mạng thời kỳ mới lập quốc có tên là Việt Nam Giải Phóng quân – cái tên này gắn liền với lực lượng quân sự chủ lực của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tới tận năm 1950.

76 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9: Mốc son lịch sử chói lọi

Thắng lợi Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất của cách mạng Việt Nam, là mốc son chói lọi trong lịch sử của dân tộc.

Tư lệnh Nguyễn Chánh và Anh hùng Núp qua lời kể của Trung tướng Nguyễn Đường

Được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1955, Đinh Núp (1914-1999) là hình ảnh đại diện của những người dân tộc thiểu số Tây Nguyên đứng lên chống Pháp. Tên tuổi của ông càng được nhiều người biết đến hơn thông qua tiểu thuyết 'Đất nước đứng lên' của nhà văn Nguyên Ngọc hay ca khúc 'Hát mừng Anh hùng Núp' của nhạc sĩ Trần Quý. Nhưng chuyện Đinh Núp được ông Nguyễn Chánh (1914-1957), Bí thư Liên khu ủy, Chính ủy kiêm Tư lệnh Liên khu 5 kiên quyết bảo vệ trong Đại hội chiến sĩ thi đua Liên khu 5 năm 1952 thì hẳn chưa nhiều người biết.

Cao Muôn rất gần

Ngọn núi Cao Muôn là biểu tượng cho sức mạnh quật cường, không chịu khuất phục trong chiến tranh gian khổ, ác liệt của người dân Ba Tơ anh hùng. Biểu tượng ấy giờ trở thành tên làng, tên xóm, khơi nguồn lớn mạnh cho tình đoàn kết, tinh thần sáng tạo, vượt khó vươn lên xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc của người dân địa phương.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN THỊ KIM NGÂN THĂM VÀ LÀM VIỆC VỚI BỘ TƯ LỆNH QUÂN KHU 5

Nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 31 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, sáng ngày 21/12, Đoàn công tác của Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân làm Trưởng đoàn đã tới thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Quân khu 5.

Trung thành, đoàn kết, gương mẫu, đổi mới

Phát huy truyền thống Hội Cựu chiến binh (CCB) Việt Nam, 31 năm qua (6-12-1989 - 6-12-2020), các thế hệ CCB đã đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn, khẳng định vị thế của hội và tô đậm thêm truyền thống vẻ vang là trung thành, đoàn kết, gương mẫu, đổi mới.

Nhớ lần gặp nhạc sĩ Văn Ký

Nhạc sĩ Văn Ký - cây đại thụ của nền âm nhạc nước nhà đã đi xa, nhưng những ca khúc của ông sẽ còn mãi với thời gian, với người yêu âm nhạc. Ông đã sáng tác hơn 400 tác phẩm âm nhạc, trong đó có nhiều ca khúc được coi là những tác phẩm kinh điển của nền âm nhạc Việt Nam.

Tọa đàm kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống lực lượng vũ trang tỉnh Gia Lai

Sáng 7-11, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai tổ chức tọa đàm kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh (7/11/1945-7/11/2020) và đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân dành cho Đội K52. Dự buổi tọa đàm có các đồng chí: Hồ Văn Niên-Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Võ Ngọc Thành-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các tướng lĩnh quân đội, lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ, Mẹ Việt Nam Anh hùng cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh…

Lực lượng vũ trang tỉnh Gia Lai: 75 năm vang mãi bản hùng ca

Ra đời trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, 75 năm qua, lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Gia Lai đã không ngừng trưởng thành và lập nên những chiến công vang dội. Phát huy truyền thống 16 chữ vàng 'Đoàn kết chiến đấu, kiên cường bám trụ, trưởng thành nhanh chóng, chiến thắng vẻ vang', LLVT tỉnh tiếp tục viết nên những bản hùng ca.

Quân khu 5 kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống, đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhất

Ngày 17-10, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống (16/10/1945-16/10/2020), đón nhận Huân Chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhất và khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc qua các thời kỳ.

Phát huy truyền thống anh hùng

Trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Quảng Ngãi tự hào là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước đứng lên khởi nghĩa và giành thắng lợi. Đây cũng là nơi lực lượng vũ trang cách mạng đầu tiên ra đời trong cả nước. Đó là Đội du kích Ba Tơ - tiền thân của lực lượng vũ trang (LLVT) Quân khu 5 và tỉnh Quảng Ngãi.

Hành trình khát vọng

1. Trong dòng chảy lịch sử của dân tộc, Quảng Ngãi đã ghi tên mình với nhiều chiến công hiển hách và là một trong những địa phương tiên phong của cả nước ở mỗi giai đoạn lịch sử cách mạng.

Thu này ở Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Trung Bộ

Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Trung Bộ (Nghĩa Hành) từng in dấu chân các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước như Huỳnh Thúc Kháng, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Duy Trinh... những người đã trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo phong trào cách mạng miền Nam Trung Bộ trong những năm 1946 - 1949.

Tướng Trà với bí danh đậm tình quê

Khác với nhiều vị tướng của Quảng Ngãi bắt đầu đời binh nghiệp từ đội du kích Ba Tơ, Thượng tướng Trần Văn Trà - Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam, cả cuộc đời gắn bó với mảnh đất Nam Bộ, nhưng ông vẫn luôn mang theo hình bóng quê nhà. Mùa thu này, kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám, tôi tìm về quê ông để hiểu thêm tấm lòng của một người con, một vị tướng đối với quê hương.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Hà Quốc Trị thăm, tặng quà các gia đình cán bộ lão thành cách mạng

Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9, ngày 1-9, ông Hà Quốc Trị - Phó Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa đến thăm, tặng quà 2 gia đình cán bộ lão thành cách mạng trên địa bàn phường Tân Lập, TP. Nha Trang.

Cách mạng tháng Tám - Bước ngoặt vĩ đại của dân tộc Việt Nam

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo, một trong những sự kiện trọng đại nhất, oanh liệt nhất của dân tộc Việt Nam thế kỷ 20.

Những bước trưởng thành vượt bậc

75 năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thường vụ Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 5, sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ tỉnh, lực lượng vũ trang tỉnh đã từng bước trưởng thành lớn mạnh, luôn trung thành và kiên cường chiến đấu, góp phần cùng với nhân dân trong tỉnh viết nên những trang sử hào hùng.

Lực lượng vũ trang Quảng Ngãi: Tự hào 75 năm xây dựng, trưởng thành

Cách đây tròn 75 năm, ngày 15.6.1945 đánh dấu một dấu mốc quan trọng trong phong trào cách mạng ở Quảng Ngãi. Đó là thời điểm Tỉnh ủy Quảng Ngãi lâm thời quyết định thành lập Ban Chỉ huy Quân sự tỉnh. đồng chí Nguyễn Chánh được chỉ định làm Trưởng ban, hai đồng chí Phạm Kiệt và Nguyễn Đôn làm Phó ban. Ban Chỉ huy Quân sự tỉnh đồng thời là Ban Chỉ huy Đội du kích Ba Tơ, tiền thân của Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh ngày nay.

'Đại đội trưởng của tôi' trong đời thực

Gần gũi, nghĩa tình - đó là những cảm nhận đầu tiên của chúng tôi khi trò chuyện với Đại tá Trần Văn Thà - nguyên Đảo trưởng đảo Cồn Cỏ, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 47 (Trung đoàn 270) chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị năm xưa...

Nhà văn hóa Hữu Ngọc bàn về 'Đánh du kích' (1946-1954)

Sự phát triển của quân đội chính quy tiến hành song song với phong trào du kích là hình thái khác của chiến tranh nhân dân. Khi Pháp tiến công Nam Bộ (1945) thì chiến tranh du kích đã bắt đầu ở miền Nam để lan ra toàn quốc sau này.

Kỷ niệm 75 năm Ngày khởi nghĩa Ba Tơ

Ngày 11-3, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) tổ chức tọa đàm kỷ niệm 75 năm Ngày khởi nghĩa Ba Tơ (11-3-1945 - 11-3-2020).

Khơi nguồn sức mạnh truyền thống, tạo động lực bứt phá phát triển

75 năm kể từ ngày Khởi nghĩa Ba Tơ giành thắng lợi (11-3-1945/ 11-3-2020), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương đã không ngừng phát huy truyền thống cách mạng, viết tiếp những chiến công mới.

Khởi nghĩa Ba Tơ: Khơi nguồn ngọn lửa cách mạng

Tháng 3.1945, những chiến sĩ cách mạng trung kiên ở Căng an trí Ba Tơ dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã cùng với đồng bào các dân tộc trong huyện tiến hành vũ trang, nhất tề nổi dậy, làm nên cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ thành công. Cuộc khởi nghĩa góp phần to lớn vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Quảng Ngãi.

Thổ cẩm làng Teng

Đó là ngôi làng duy nhất của người H'rê ở Quảng Ngãi biết dệt thổ cẩm và cũng là nơi cung cấp trang phục bằng thổ cẩm cho phần lớn đồng bào dân tộc vùng cao tỉnh này.

Giúp dân vùng Ba Tơ

Hành trình 'Quân đội chung tay vì người nghèo' được tổ chức thực hiện tại 11 tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 5 thu hút nhiều lực lượng trong và ngoài quân đội tham gia với những nội dung phong phú, thiết thực, góp phần giúp nhân dân vượt qua khó khăn, tăng cường tình đoàn kết quân dân...

Anh vẫn hành quân...

Đầu tuần trước, đến dự lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam (6/12/1989-6/12/2019) và Đại hội thi đua yêu nước Cựu chiến binh lần thứ VI, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đánh giá cao những người lính Cụ Hồ một thời 'Xông pha lửa đạn, giữ quê mình/ Tuổi xanh hiến trọn cho đất nước/ Mong ước non sông được hòa bình'.

Lực lượng vũ trang Quân khu 5 chung tay vì người nghèo

Sáng 25-11, tại xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 tổ chức buổi phát động Hành trình 'Lực lượng vũ trang Quân khu 5 chung tay vì người nghèo'.

Tiếp bước truyền thống, xây dựng lực lượng vững mạnh toàn diện

Trải qua 74 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng vũ trang tỉnh đã làm tròn sứ mệnh là lực lượng nòng cốt của phong trào toàn dân đánh giặc, góp phần giải phóng quê hương, đất nước và bảo vệ Tổ quốc, giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị ở địa phương.

Vài nét về di tích Quốc gia đặc biệt Địa điểm về cuộc khởi nghĩa Ba Tơ

Di tích Quốc gia đặc biệt Địa điểm về cuộc khởi nghĩa Ba Tơ vừa được Thủ tướng ra Quyết định xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt, gắn liền với Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ ngày 11/3/1945 và sự ra đời, hoạt động của Đội du kích Ba Tơ anh hùng. Các điểm di tích này phân bố chủ yếu trên địa bàn các xã Ba Vinh, Ba Động, Ba Thành và thị trấn Ba Tơ, huyện Ba Tơ.

Người cuối cùng của Đội du kích Ba Tơ về cõi vĩnh hằng

Nhớ lại, nhiều lần gặp cụ, kể chuyện về thời thành lập Đội du kích Ba Tơ, cụ cười xòa: 'Thì thanh niên lớn lên dưới ách đô hộ của Pháp và chế độ phong kiến, hiểu nỗi nhục mất nước nên tham gia cách mạng, được vinh dự đứng vào tổ chức Đảng ở quê nhà. Cơ sở bị lộ nên Pháp bắt giam ở nhà lao Di Lăng. Rồi sau hai năm mãn hạn tù, Pháp đưa về Căng An trí Ba Tơ để quản thúc'.Rồi cụ sôi nổi: 'Cái' anh 'thực dân Pháp tưởng đâu dựa vào núi non lam chướng để quật ngã anh em tù chính trị. Nhưng chúng nhầm to. Anh em mình, người đi buôn cau, người chèo đò, người đi chăn vịt kiếm sống và ngấm ngầm hoạt động, tuyên truyền với đồng bào dân tộc trong châu lỵ Ba Tơ chờ thời cơ…'. Ngày 9.3.1945, Nhật- Pháp bắn nhau, thời cơ đã tới. Những chiến sĩ cách mạng trung kiên ở Căng An Trí Ba Tơ dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy Quảng Ngãi cùng đồng bào các dân tộc vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền ở châu lỵ Ba Tơ.Cụ Hương say sưa: 'Hồi đó, anh em làm cách mạng là làm chính trị, chứ có ai qua trường lớp quân sự nào đâu, ngoài anh Đôn (trung tướng Nguyễn Đôn) có nghiên cứu súng ống.Vậy mà, ngày 10.3.1945, khi tước được súng địch, anh Đôn hướng dẫn là tối ngày 11.3, trong đoàn quân khởi nghĩa theo chỉ đạo của anh Phạm Kiệt (trung tướng Phạm Kiệt), anh Đôn, một số anh em, trong đó có mình đã bắn súng thị uy vào đồn. Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ thành công, Đội du kích Ba Tơ được thành lập và tuyên thệ bên dòng sông Liêng rồi thẳng tiến lên núi Cao Muôn lập căn cứ. Những ngày đó, cụ Hương đã hoàn thành xuất sắc trong việc về đồng bằng kết nối đường dây, vận chuyển lương thực, vũ khí ngược sông Liêng lên bến Buông rồi chuyển lên chiến khu Cao Muôn.Rồi khi đội du kích Ba Tơ chuyển về trung châu, cụ lại đảm nhiệm chức Trung đội trưởng Trung đội Lương Ngọc Quyến, thuộc đại đội Hoàng Hoa Thám đóng quân trên núi Lớn trước khi tỏa về giành chính quyền ở Quảng Ngãi.Cụ Hương thường bảo: Mình là cái anh may mắn có mặt ở tuyến đầu của những điểm son lịch sử'. Cách mạng tháng 8.1945 thành công, nhiều thành

Chiến thắng Đá Bàn, bước ngoặt lịch sử giải phóng Ba Tơ

Những ngày này 44 năm về trước, cuộc tổng công kích đánh chiếm huyện lỵ Ba Tơ đã gây nên tiếng vang lớn, dồn địch vào thế chân tường. Biết không thể trụ vững trước sức mạnh của quân đội ta, quân địch rút lui về khu vực Đá Bàn phía bên kia bờ sông Liên cố thủ. Sau 45 ngày với nhiều chiến thuật tiến công khác nhau, các cánh quân của ta đã bao vây, tiêu diệt và chiếm được 'yết hầu' quan trọng của địch, tạo nên điểm tựa vững chắc để giải phóng toàn bộ huyện Ba Tơ...Trận đánh quyết địnhVới quyết tâm 'bằng mọi giá phải giải phóng Ba Tơ' để làm chủ trận địa, từ đầu năm 1972, các kế hoạch tấn công, giải phóng trung tâm huyện lỵ Ba Tơ đã được lên kế hoạch một cách cụ thể. Và khi cuộc chiến bước vào giai đoạn quyết định, quân ta đã nhanh chóng làm chủ tình hình khi đánh chiếm huyện lỵ Ba Tơ vào ngày 18.9.1972.

Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Huỳnh Tấu

Sáng 12.12, huyện Bình Sơn long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Huỳnh Tấu (1904-2014), nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi giai đoạn 1942-1943. Đến dự lễ có Quyền Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Minh, lãnh đạo các sở, ban, ngành và đông đảo nhân dân, học sinh của xã Bình Dương, huyện Bình Sơn.

'Nguyễn Chánh' - Vị tướng tài đức vẹn toàn

Sáng 1-8, tại Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Chánh ở xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, huyện ủy Sơn Tịnh đã tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Chánh (1/8/1914-1/8/2014), một cán bộ lãnh đạo xuất sắc của Đảng, một danh tướng mưu lược của Quân đội, một người con ưu tú của quê hương Quảng Ngãi. 

Làm phát thanh thời tách tỉnh

Đã tròn chẵn 25 năm kể từ ngày tỉnh Nghĩa Bình được tách ra thành hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định. Còn nhớ vào đầu tháng 7.1989, sau khi chia tay vài thân hữu làm báo ở Quy Nhơn, tôi lên chuyến xe đò khá chật chội về Quảng Ngãi.Về quê lần này khác những lần trước, chẳng háo hức mà buồn vui lẫn lộn. Buồn vì xa những con đường, góc phố, quán cóc, gương mặt đã quá gần gũi, thân quen sau 7 năm công tác. Vui vì từ đây chắc sẽ 'đoạn tuyệt' với cảnh chen chúc, chật chội trong khu nhà tập thể điện đóm chập chờn.Về Quảng Ngãi công việc đầu tiên của chúng tôi là chuẩn bị cho buổi phát sóng đầu tiên. Khối nội dung ban đầu chỉ có 6 anh em làm phóng viên, biên tập phải ôm nhiều việc. Máy móc thiếu thốn, cả phòng phóng viên chỉ có 2 chiếc ghi âm R7 của Hungary từ Đài Phát thanh Nghĩa Bình chia ra. Phương tiện tác nghiệp chủ yếu là xe đạp, thỉnh thoảng được đi nhờ ô tô của các sở, ngành xuống cơ sở. Thiếu thốn mọi thứ nhưng chẳng ai kêu ca, phàn nàn. Ngày ấy, cánh phóng viên, biên tập chúng tôi làm việc không kể giờ giấc, thứ bảy hay chủ nhật, không đòi hỏi thù lao hay tiền ngoài giờ. Đói thì gói mì tôm, ổ bánh mì hay tô bún bình dân. Mệt thì kê tạm vài chiếc ghế, xếp báo làm gối rồi chợp mắt. Chẳng cần phải hô hào, động viên gì nhiều, mỗi người đều hết sức tự nguyện hoàn thành công việc của mình.