Theo Reuters, Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), gồm Mỹ, Canada, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức và Italia cùng Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực để đạt được thỏa thuận về khoản vay trị giá 50 tỷ USD cho Ukraine vào cuối tháng 10 này.
Ủy ban châu Âu (EC) đã từ chối yêu cầu của Hungary và Slovakia về việc làm trung gian trong quá trình tham vấn với Ukraine liên quan đến các lệnh trừng phạt dầu mỏ mà Kiev áp đặt lên nhà sản xuất dầu mỏ Nga Lukoil.
Ngày 20-6, Cơ quan điều hành của Liên minh châu Âu (EU) đã chỉ trích Pháp vì nợ nần chồng chất.
Trong 2 ngày 4-5/4, Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đã tổ chức cuộc họp lần thứ sáu của Hội đồng Thương mại và Công nghệ EU-Mỹ (TTC) tại TP Louvain, Bỉ. Cuộc họp đã đánh giá những kết quả đạt được của TTC sau hai năm rưỡi hợp tác, đồng thời thảo luận về các bước đi mới. Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai, Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo và Ngoại trưởng Antony Blinken đồng chủ trì cuộc họp cùng với các Phó Chủ tịch Điều hành Ủy ban châu Âu (EC) Valdis Dombrovskis và Margrethe Vestager.
Liên minh châu Âu (EU) đã không thể nhất trí về việc mua vũ khí cho Ukraine bằng các tài sản bị đóng băng của Nga tại hội nghị thượng đỉnh diễn ra từ ngày 21-22/3 do lập trường của Hungary.
Ngày 20/3, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất chuyển cho Ukraine khoản lợi nhuận từ 2,5-3 tỷ Euro (tương đương 2,7-3,3 tỷ USD) mỗi năm nảy sinh ra từ các tài sản của ngân hàng trung ương Nga bị đóng băng ở châu Âu.
Ủy ban châu Âu (EC) có kế hoạch cung cấp cho Kiev 6 tỷ Euro viện trợ trong 2 tháng tới, song phía Ukraine lại bày tỏ mong muốn sẽ nhận được nhiều viện trợ hơn từ EU.
Một lần nữa sự căng thẳng vẫn còn trong mối quan hệ Trung Quốc-EU được làm nổi bật khi Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp các lãnh đạo hàng đầu EU ở Bắc Kinh.
Theo số liệu của EU, sau ba năm thực thi Hiệp định EVFTA, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng gần 50%, đưa Việt Nam trở thành đối tác thương mại đứng đầu trong số các nước ASEAN.
Liên minh châu Âu (EU) coi việc Việt Nam vươn lên trở thành đối tác thương mại hàng đầu của khối này trong ASEAN là một 'minh chứng sống động' cho thành công của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA).
Các dấu hiệu cho thấy phương Tây đang chuẩn bị mở 'hầu bao' để giúp Ukraine tái thiết khi các quan chức chính phủ và các nhà đầu tư tư nhân toàn cầu đến London (Anh) ngày 21/6 tham dự Hội nghị quốc tế về phục hồi và tái thiết Ukraine.
Nhân dịp dự Hội nghị Bộ trưởng Hội đồng OECD tại Thủ đô Paris, Cộng hòa Pháp, ngày 8-6, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Brazil Mauro Viera, Cố vấn đối ngoại của Tổng thống Pháp Emmanuel Bonne; Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Valdis Dombrovskis; Bộ trưởng Thương mại quốc tế Canada Mary Ng.
Có phải Moscow đã thành công trong việc 'lách' các lệnh trừng phạt công nghệ của phương Tây để đảm bảo tự cung nhằm duy trì hoạt động của nền kinh tế Nga và chế tạo vũ khí?
Nga dường như đang 'lách' thành công các biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) và Nhóm các nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) để đảm bảo nguồn cung hàng hóa, nhất là chất bán dẫn và các công nghệ khác.
Ngày 30/11, Ủy ban châu Âu (EC) đã chấp thuận kế hoạch phục hồi hậu đại dịch COVID-19 của Hungary nhưng cho biết Budapest sẽ không được giải ngân khoản hỗ trợ tổng cộng 5,8 tỷ euro cho tới khi thực hiện những cải cách trong lĩnh vực tư pháp và chống tham nhũng.
Ủy ban châu Âu (EC) vừa công bố điều chỉnh các quy tắc ngân sách của châu Âu cho phù hợp với bối cảnh hiện nay.
Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đang tìm kiếm một giải pháp cho những quan ngại của EU về Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) mà Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký hồi tháng 8. EU lo ngại đạo luật này sẽ cản trở đầu tư vào công nghệ xanh trên toàn EU và làm tăng nguy cơ xảy ra chiến tranh thương mại xuyên Đại Tây Dương.
Ngày 9/11, truyền thông quốc tế dẫn nguồn tin ngoại giao cho biết, Hungary sẽ chặn kế hoạch cung cấp 18 tỷ Euro của Liên minh châu Âu (EU) cho chính quyền Ukraine theo chương trình hỗ trợ tài chính.
Các Bộ trưởng Tài chính EU cho biết, cuộc chiến chống lạm phát là ưu tiên hàng đầu hiện nay của khối. Nền kinh tế châu Âu đang trải qua một giai đoạn đầy thách thức do ảnh hưởng của cuộc xung đột Ukraine, khiến cho dự báo tăng trưởng liên tục bị cắt giảm.
Liên minh châu Âu (EU) vừa ký Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với New Zealand, đồng thời khởi động lại các cuộc đàm phán FTA với Australia và Ấn Ðộ sau thời gian dài bị trì hoãn. Trong bối cảnh phải đối mặt hàng loạt thách thức, việc thúc đẩy các FTA được kỳ vọng sẽ tạo động lực mạnh mẽ giúp EU bảo đảm tăng trưởng kinh tế trong dài hạn và củng cố vị thế trên trường quốc tế.
Ngày 24/5, Đại tá Mikhail Mizintsev, người đứng đầu Trung tâm quản lý quốc phòng Liên bang Nga, cho biết, lực lượng vũ trang nước này sẽ mở một hành lang nhân đạo đi ra Biển Đen để tàu nước ngoài rời cảng Mariupol, Ukraine an toàn từ 8h ngày 25/5.
Ủy ban châu Âu (EC) ngày 27-4 đề xuất tạm ngừng áp thuế nhập khẩu trong một năm đối với mọi mặt hàng của Ukraine không nằm trong thỏa thuận thương mại tự do hiện có để hỗ trợ nền kinh tế nước này.
EC đã đề xuất tạm ngừng áp thuế nhập khẩu đối với mọi mặt hàng của Ukraine trong một năm và dỡ bỏ các biện pháp bảo hộ thương mại và chống bán phá giá của EU đối với thép của nước này.
Là một trong những khu vực đi đầu nỗ lực áp thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu, song các nước Liên minh châu Âu (EU) chưa thể thống nhất cách thức áp dụng mức thuế trên toàn khối. Mới đây, Ba Lan đã phủ quyết một thỏa thuận do Pháp đề xuất về vấn đề này.
Các bộ trưởng tài chính EU đã nhất trí trợ giá nhiên liệu cho các hộ gia đình và hỗ trợ doanh nghiệp chịu tác động của tình trạng giá năng lượng tăng cao do ảnh hưởng cuộc cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Liên minh châu Âu và các nước vùng Vịnh trao đổi về chia sẻ lợi ích trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu như chuyển đổi xanh và kỹ thuật số, biến đổi khí hậu và chống khủng bố.
Ngày 9-12, Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất dự thảo mới để bảo vệ các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) trước hành vi 'áp bức' về kinh tế từ những nước thứ 3 nhằm đối phó với vấn đề lan tỏa căng thẳng địa chính trị sang thương mại có xu hướng gia tăng gần đây.
Theo Phó Chủ tịch EC Valdis Dombrovskis, các quy tắc của châu Âu về chống rửa tiền là một trong những quy tắc nghiêm ngặt nhất trên thế giới.
Ngày 22/7, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết đang xem xét việc thành lập một cơ quan chống rửa tiền như một phần của các đề xuất nhằm chống lại một cách hiệu quả hơn các hoạt động tài trợ khủng bố, sau một số vụ bê bối liên quan đến các ngân hàng châu Âu.
Phó Chủ tịch EC cho biết quá trình phục hồi kinh tế vẫn chưa đồng đều và còn nhiều bất ổn nên các quốc gia vẫn cần duy trì chính sách hỗ trợ kinh tế trong cả năm 2021 và 2022.
Ngày 5/5, Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu (EU) đã công bố các quy định mới nhằm ngăn chặn các thương vụ thâu tóm của các doanh nghiệp nước ngoài được nhà nước bảo trợ.
Ủy ban châu Âu (EC) thông báo nỗ lực phê chuẩn thỏa thuận đầu tư quy mô lớn với Trung Quốc đã bị hoãn vì những căng thẳng liên quan đến lệnh trừng phạt.
Theo Reuters ngày 22-3, kế hoạch 'Hỗ trợ giảm thiểu rủi ro thất nghiệp trong trường hợp khẩn cấp' (SURE) của Liên minh châu Âu (EU) đã giúp 30 triệu người tại 18 quốc gia EU giữ được việc làm trong năm 2020, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 'đóng băng' các nền kinh tế của khối.
Ủy ban châu Âu (EC) ngày 24/9 đã thông qua Gói tài chính kỹ thuật số mới (DFP) nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh và đổi mới của châu Âu trong lĩnh vực tài chính.
Các quan chức cấp cao của Ủy ban châu Âu (EC) ngày 8/9 cho rằng sau đại dịch COVID-19, EU cần ưu tiên triển khai gói khôi phục kinh tế đã được các nhà lãnh đạo liên minh này chấp thuận.
Bộ trưởng Kinh tế Italy Roberto Gualtieri cho biết Rome sẽ chi khoảng 7,5 tỷ euro để giảm thiểu những tác động kinh tế tại quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất châu Âu do dịch COVID-19.
Ngày 5/2, Ủy ban châu Âu (EC) đã có bước đi đầu tiên nhằm xem xét lại toàn bộ các quy định tài chính thông qua việc tham vấn mở nhằm tìm ra quan điểm chung trong bối cảnh các chính phủ thành viên đang bị chia rẽ nghiêm trọng.