Theo France24, ngày 14-11, Pháp cho biết đang 'sử dụng mọi biện pháp' để ngăn chặn việc thông qua hiệp định thương mại giữa Liên minh châu Âu (EU) và khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) trong bối cảnh áp lực ngày càng gia tăng từ phía nông dân nước này khi họ cho rằng, việc tăng lượng nông sản nhập khẩu từ Nam Mỹ sẽ gây tổn hại đến sinh kế của họ.
Triển vọng FTA giữa Liên minh châu Âu và MERCOSUR hiện 'rất xấu', do vấp phải sự phản đối từ Pháp và sự hoài nghi từ một số quốc gia thành viên EU.
Ngày 26/9, Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva khẳng định nước này sẵn sàng ký vào thỏa thuận thương mại giữa Liên minh châu Âu (EU) và khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur).
Ngày 22/2, các nhà tổ chức cho biết nông dân từ 10 quốc gia EU, từ Trung Âu đến vùng Baltic và Balkan, đã tham gia một cuộc biểu tình phản đối các chính sách nông nghiệp và các điều kiện chung của khối đối với hoạt động kinh doanh của họ.
Theo France24, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết ông muốn Liên minh châu Âu (EU) quản lý việc nhập khẩu thịt gà và ngũ cốc từ Ukraine, đồng thời cho phép Paris linh hoạt đối với một số quy tắc canh tác của khối nhằm xoa dịu sự tức giận của nông dân Pháp.
Liên minh châu Âu (EU) đã cam kết sẽ đầu tư hơn nữa cho khu vực Mỹ Latinh và Caribe, cụ thể là mức đầu tư lên tới 45 tỷ euro (khoảng 50 tỷ USD).
Tại cuộc gặp Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết EU mong muốn giải quyết mọi bất đồng còn tồn tại với MERCOSUR 'càng sớm càng tốt.'
33 thành viên cộng đồng Mỹ Latinh đã dội 'một gáo nước lạnh' vào nỗ lực của EU nhằm tập hợp sự ủng hộ của phần còn lại của châu Mỹ đối với Ukraine.
Chính phủ Pháp cho biết dự thảo thỏa thuận thương mại tự do EU-MERCOSUR hiện nay không có điều khoản quy định xử phạt đối với các hành vi chặt, phá rừng ở các nước MERCOSUR.
Vị trí chủ tịch của Đức mang đến cơ hội để củng cố sự gắn kết cấu trúc mạnh mẽ giữa các quốc gia thành viên dù người dân vẫn còn hoài nghi về một số vấn đề.
Trong những tháng gần đây, thế giới đã chứng kiến sự leo thang của cuộc thương chiến Mỹ - Trung, với các thông báo về các biện pháp hạn chế và trả đũa hơn. Trong điều kiện không ổn định toàn cầu này, việc xây dựng những liên kết mới và thiết lập các khu vực hợp tác là điều cần thiết.
Các nhà lập pháp Áo bác bỏ đề xuất về một hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu (EU) và Mercosur, theo đó gia tăng nguy cơ hiệp định này bị bác bỏ tại EU.
Nhu cầu thịt gia tăng trên toàn cầu đã thúc đẩy các hoạt động đốt rừng lấy đất làm trang trại chăn nuôi ở Brazil và đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến rừng mưa Amazon, 'lá phổi xanh' của trái đất, đang chìm trong biển lửa.
Trong một thông điệp gửi tới truyền thông đăng tải trên mạng internet, Madrid nhấn mạnh, Tây Ban Nha 'không cùng quan điểm về việc ngăn chặn thỏa thuận này'.
Chính quyền Brazil vấp phải nhiều chỉ trích liên quan tới tình trạng cháy rừng liên tiếp và trên diện rộng tại Amazon.
Pháp và Ireland tuyên bố không bỏ phiếu cho thỏa thuận thương mại EU-MERCOSUR nếu Brazil không tôn trọng các cam kết về môi trường và không có biện pháp nhanh chóng ngăn chặn thảm họa cháy rừng ở Amazon.
Đây là thỏa thuận thương mại đầu tiên có các cam kết ràng buộc để thực thi hiệu quả thỏa thuận Paris cũng như các thỏa thuận về môi trường.
Thủ tướng Ireland Leo Varadkar tuyên bố Ireland sẽ không bỏ phiếu cho thỏa thuận thương mại EU-MERCOSUR nếu Brazil không tôn trọng các cam kết về môi trường.
Hiệp định tự do thương mại (FTA) EU-Mercosur đem lại lợi ích chính trị to lớn cho Liên minh châu Âu trên trường quốc tế nhưng lại đang bị người dân châu Âu phản ứng.
Sau khi MERCOSUR và EU ký kết thỏa thuận thương mại song phương lịch sử, các nông dân và nhà hoạt động vì môi trường ở châu Âu đã lên tiếng phản đối.
Triển vọng đạt được một thỏa thuận thương mại tự do giữa châu Âu và khu vực Nam Mỹ vẫn khá mờ mịt khi cuộc đàm phán giữa các bộ trưởng của Khối thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) và các quan chức hàng đầu Liên minh châu Âu (EU) đã bước sang ngày thứ 2 mà chưa tạo được sự đột phá.