Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp huyện Quảng Điền đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm giúp đỡ, tạo sinh kế cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững (GNBV), bên cạnh việc huy động các nguồn lực đầu tư, các ban, sở, ngành, địa phương trong tỉnh tích cực đẩy mạnh công tác truyền thông, góp phần làm người nghèo thay đổi nhận thức, hiểu rõ ý nghĩa, mục đích của công tác giảm nghèo, từ đó quyết tâm vươn lên thoát nghèo bền vững.
Thời gian qua, Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững (GNBV) đã tạo sự chuyển biến toàn diện ở các xóm, xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trên địa bàn huyện Cao Phong. Với việc thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), chính sách an sinh xã hội gắn với GNBV, trung bình mỗi năm, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm 3,58%, cao hơn so với kế hoạch đề ra là 3%/năm.
Xác định rõ giảm nghèo bền vững (GNBV) là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và lâu dài, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đảm bảo an sinh xã hội, thời gian qua, xã Bình Hẻm (Lạc Sơn) đã triển khai đồng bộ, linh hoạt nhiều giải pháp phù hợp. Nhờ đó xã đạt được những kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo.
Xác định giảm nghèo bền vững (GNBV) là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, cấp ủy, chính quyền và Nhân dân xã Quý Hòa (Lạc Sơn) đã nỗ lực thực hiện công tác GNBV, trong đó quan tâm đầu tư, nâng cấp, cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn.
Nhiều năm nay, tỉnh tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sự vào cuộc của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị hỗ người nghèo tiếp cận, thụ hưởng các chương trình, dự án giảm nghèo bền vững (GNBV). Thông qua lồng ghép các nguồn lực, diện mạo nông thôn, đời sống người nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh từng bước cải thiện.
Cùng với các chương trình, hoạt động thiết thực nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV), thời gian qua, các ban ngành, đoàn thể trên địa bàn TP. Huế đã triển khai nhiều mô hình 'xanh' nhằm gây quỹ giúp đỡ các hộ nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn góp phần thực hiện mục tiêu GNBV.
Sáng 21/11, tại UBND tỉnh, đoàn giám sát của HĐND tỉnh do đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh về 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh. Tham dự có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các Ban của HĐND tỉnh và các sở, ngành, huyện, thành phố.
Là một trong những địa phương thuộc TP. Huế có số hộ nghèo, cận nghèo đông, thời gian qua UBND phường Hương Sơ đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV).
Xác định thực hiện công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, trong những năm qua, huyện Đà Bắc đã tranh thủ các nguồn lực và lồng ghép các chương trình, dự án, chính sách đầu tư hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo, ưu đãi giáo dục, tín dụng, đào tạo nghề, giải quyết việc làm... Từ đó từng bước tạo việc làm, ổn định đời sống người dân, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV).
Chuyên đề giám sát về việc thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia đã chỉ ra những kết quả đạt được cũng như tồn tại, hạn chế, qua đó đề xuất các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy thực hiện các chương trình đạt hiệu quả cao hơn. Cổng TTĐT Quốc hội trân trọng giới thiệu bài viết 'Kết quả giám sát việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030' của TS.Nguyễn Lâm Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội.
Chiều 14/11, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình chủ trì cuộc họp giao ban với các sở, ngành, địa phương để nghe báo cáo công tác triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số & miền núi, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (GNBV).
Từ chương trình chính sách tín dụng ưu đãi, hàng ngàn hộ nghèo trên địa bàn TP. Huế được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV) và vươn lên thoát nghèo.
A Lưới huy động hơn 1.100 tỷ đồng hỗ trợ phát triển sản xuất, xóa nhà tạm, kết cấu hạ tầng cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, kết hợp sự giúp sức của già làng, trưởng bản, họ tộc, diện mạo của các địa phương có nhiều thay đổi. Hộ nghèo từng bước giảm dần và tiến đến đưa A Lưới thoát khỏi huyện nghèo vào cuối năm nay.
Từ 52,9% hộ nghèo và cận nghèo, năm 2023, Đảng bộ tỉnh và huyện A Lưới phấn đấu giảm còn 24,91% hộ nghèo và còn 12% hộ cận nghèo, bằng mọi cách tạo kỳ tích, đưa A Lưới thoát khỏi huyện nghèo để cùng cả tỉnh sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Cùng với các chính sách hỗ trợ người nghèo nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV) TP. Huế đã và đang triển khai chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo về giáo dục đào tạo và giải quyết việc làm.
Ngày 30/10, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm trình bày Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.
Chia sẻ bên lề phiên thảo luận về việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), đại biểu Đặng Bích Ngọc đánh giá cao sự vào cuộc quyết tâm, chủ động từ sớm, từ xa của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội thời gian qua. Nhờ vậy, các chương trình từng bước được gỡ khó, đẩy nhanh tiến độ trong bối cảnh nhiều nơi còn vướng mắc, đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc còn hạn chế nhất định…
Chính phủ cần có cơ chế đặc thù về vốn thực hiện các chương trình cho các tỉnh khó khăn miền núi; tăng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội để tăng mức vay hỗ trợ giảm nghèo, nhất là vay vốn xây dựng, sửa chữa nhà ở cho người nghèo, cận nghèo trên địa bàn nông thôn.
Những năm qua, Phú Vang luôn là đơn vị đứng đầu trên toàn tỉnh về công tác đưa người lao động (NLĐ) ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng; cũng là một trong những giải pháp mang lại hiệu quả cao trong giảm nghèo bền vững (GNBV), phát triển kinh tế của địa phương.
Chỉ tiêu Phú Vang đưa ra, đến cuối năm 2023, dự kiến 161 hộ thoát nghèo, nhưng các địa phương đăng ký phấn đấu giảm 300 hộ. Các công tác hỗ trợ đang được đẩy mạnh để người dân giảm nghèo bền vững (GNBV).
Những kết quả đạt được trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (GNBV) thời gian qua góp phần giúp TX. Hương Thủy bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa phương.
Năm 2021, chỉ có 20,5% phụ nữ mang thai được bổ sung vi chất dinh dưỡng, 11,3% trẻ nhỏ được bổ sung vi chất dinh dưỡng tại nhà và chỉ 4% trẻ suy dinh dưỡng cấp tính nặng được điều trị.
Ngày 4/10, Ban Chỉ đạo (BCĐ) giảm nghèo bền vững tỉnh đã có buổi làm việc với huyện A Lưới về công tác giảm nghèo tháng 9 năm 2023.
Hiện tỉnh Long An thực hiện 2 Chương trình mục tiêu Quốc gia (CTMTQG): Xây dựng nông thôn mới (XDNTM) và giảm nghèo bền vững (GNBV). Hai chương trình này đang bổ sung, trợ lực cho nhau, góp phần tích cực nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Thừa Thiên Huế đang tập trung, thực hiện nhiều giải pháp để đưa huyện miền núi A Lưới thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo Quốc gia vào cuối năm 2023. Đây cũng là tiêu chí góp phần đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Tại phiên họp thứ 26, Ủy ban Xã hội đã gửi tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo thẩm tra kết quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn. Thường trực Ủy ban Xã hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động và nâng cao chất lượng dự báo; phấn đấu đến năm 2024, thực hiện liên thông cơ sở dữ liệu về thị trường lao động.
Bộ LĐ-TB&XH có Văn bản số 3619/LĐTBXH-VP, ngày 31/8/2023 về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.
Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững (GNBV) giai đoạn 2021 - 2025 được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 24 và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tại Quyết định số 90.
Trong những năm qua, phường Kỳ Sơn (TP Hòa Bình) đã huy động các nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV). Trong đó tập trung phát triển sản xuất, giải quyết việc làm cho người lao động, từ đó tạo nền tảng bền vững cho công cuộc giảm nghèo.
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo (NCN), đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; giúp các hộ 'yếu thế' có nhà ở an toàn, ổn định, từng bước nâng cao mức sống, góp phần giảm nghèo bền vững.
Bên cạnh nguồn lực từ chương trình, dự án giảm nghèo, huyện Lạc Sơn tăng cường huy động vốn lồng ghép và nguồn lực của toàn xã hội để thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bền vững. Từ đó thúc đẩy phát triển KT-XH, nâng cao đời sống nhân dân.
Tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo, TP. Huế triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững (GNBV) giai đoạn 2021-2025 và phấn đấu giảm gần 400 hộ nghèo trong năm 2023.
Tính đến 30/6/2023, cả nước có 6.022/8.177 xã (73,65%) đạt chuẩn NTM, 1.331 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 176 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) cảng Thuận An đã kề vai sát cánh, làm 'điểm tựa nơi chân sóng' để ngư dân bám biển sản xuất, chung sức giữ gìn chủ quyền biển, đảo; đồng hành hỗ trợ người dân khu vực biển giảm nghèo bền vững (GNBV), phát triển kinh tế. Trong đó, tuổi trẻ của đơn vị là lực lượng tiên phong, nòng cốt.
Hạ tầng KT-XH huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn được đầu tư; hàng trăm lớp đào tạo nghề cho người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được tổ chức; các mô hình giảm nghèo, đa dạng hóa sinh kế cùng nhiều hình thức tư vấn, hướng nghiệp, kết nối lao động, việc làm cho người lao động được thực hiện… Những giải pháp tích cực thực hiện chính sách tạo dấu ấn rõ nét Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững (GNBV) trên địa bàn tỉnh.
Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp cùng sự quan tâm lãnh đạo từ tỉnh đến cơ sở, Chương trình mục tiêu Quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững (GNBV) trên địa bàn tỉnh Long An đạt nhiều kết quả tích cực. Số hộ nghèo, cận nghèo giảm qua từng năm, hạn chế tối đa tình trạng tái nghèo hoặc phát sinh hộ nghèo mới.
Trở lại xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn), chúng tôi được thấy diện mạo đổi thay của hạ tầng KT-XH và cuộc sống của người dân. Đồng chí Dương Thanh Hiếu, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Với những nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, thực hiện nhiều giải pháp, công tác giảm nghèo bền vững (GNBV) tại địa phương đạt được kết quả đáng khích lệ. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã đang tiến bước trên lộ trình về đích nông thôn mới vào cuối năm 2023.
Báo cáo kết quả giám sát bước đầu chuyên đề giám sát của Quốc hội về việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) tại Phiên họp thứ 25 của UBTVQH, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm, Phó Trưởng Đoàn Thường trực Đoàn giám sát nêu rõ, việc triển khai các CTMTQG đã có tác động, góp phần nâng cao nhận thức, huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp trong việc phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo ở vùng nông thôn, miền núi khó khăn và đặc biệt khó khăn.
Ngày 18/8, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam-Dương Quyết Thắng cùng đoàn công tác đã có buổi kiểm tra chất lượng tín dụng tại xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới.
Sáng 15/8, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) tại huyện Tân Lạc.
Những chuyển động gần đây cho thấy, đời sống của người dân từng bước chuyển biến, song hành với đó, sự chung tay của các cấp ủy, chính quyền giúp người dân nghèo không còn cảm giác lẻ loi.
Các mô hình hỗ trợ sinh kế được triển khai trong thời gian qua trên địa bàn TX. Hương Thủy đã giúp nhiều gia đình ổn định cuộc sống, góp phần thực hiện có hiệu quả trong công tác giảm nghèo bền vững (GNBV), đảm bảo an sinh xã hội ở địa phương.
Những năm qua, công tác giảm nghèo và an sinh xã hội luôn được các cấp, ngành quan tâm, chú trọng với nhiều giải pháp thiết thực, đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương; giúp người nghèo tăng thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống.
Sáng 24/7, Ban Chỉ đạo (BCĐ) các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chủ trì hội nghị.