'Sếu đầu đàn' – những doanh nghiệp có quy mô lớn, có sức dẫn dắt, là điều TPHCM còn thiếu trong hành trình phát triển công nghiệp.
Để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GRDP cả năm 7,5-8%, TPHCM đặt mục tiêu tăng trưởng trong quý 1 đạt từ 6,5% trở lên.
Tại buổi giám sát, các đại biểu đề nghị, TPHCM cần nghiên cứu vận dụng các cơ chế, chính sách thí điểm nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các cơ chế, chính sách của Trung ương hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển.
Sở Xây dựng TPHCM vừa có báo cáo số liệu về nhà ở và thị trường bất động sản trong quý IV và cả năm 2023.
Các chuyên gia cho rằng, kinh tế TP. Hồ Chí Minh tại thời điểm này đã có những bước hồi phục khá mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc phục hồi này được đánh giá là chưa bền, chỉ là trong ngắn hạn và cần có sự hỗ trợ, giúp sức của chính quyền trong việc gỡ các nút thắt, cũng như tìm các thị trường mới.
Theo TS. Nguyễn Đình Cung, tăng trưởng GRDP TPHCM có cải thiện và cao hơn bình quân chung cả nước, nhưng vẫn thấp hơn thường lệ vốn có. TP cần sớm tháo điểm nghẽn thể chế, gỡ thắt hạ tầng, phát triển xứng tầm lấy lại vị thế đầu tàu tăng trưởng.
Sở Du lịch TPHCM tổ chức kỷ niệm 30 năm thành lập (25-8-1993 - 25-8-2023) vào tối 23-8. Đến dự có các đồng chí: Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TPHCM; Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TPHCM.
Trong nửa đầu nhiệm kỳ 2020-2025, TPHCM đã dành nguồn lực lớn để đầu tư, phát triển hạ tầng đô thị. Nhiều công trình, dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả tích cực.
Ngày 22/6, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp Thành ủy TPHCM tổ chức Hội thảo khoa học 'Đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng bộ TPHCM trên các lĩnh vực'. Chủ trì Hội thảo có GS.TS Tạ Ngọc Tấn - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương; GS.TS Nguyễn Quang Thuần - Trưởng Tiểu ban Kinh tế, Hội đồng Lý luận Trung ương; ông Nguyễn Hồ Hải - Phó Bí thư Thành ủy TPHCM.
Tầm nhìn đến năm 2045, TPHCM phát triển ngang tầm các đô thị lớn trên thế giới, trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ của châu Á; là điểm đến hấp dẫn toàn cầu. Đến 2030, GRDP bình quân đầu người của TPHCM khoảng 14.500 đô la Mỹ.TPHCM sẽ có chương trình kích cầu đầu tư theo cơ chế thí điểm, đặc thù
Trưởng Ban Tuyên giáo trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng phải đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu và chuyển giao thành thị trường khoa học công nghệ (KHCN), hội nhập quốc tế sâu rộng trong lĩnh vực KHCN gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa...
Việc GRDP của TPHCM chỉ tăng 0,7%, mức tăng thấp hơn nhiều so mức tăng trưởng bình quân của cả nước là 3,32%, thấp nhất trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, đã tạo nên sự lo lắng cho các nhà hoạch định chính sách.
Sau khi cơ bản kiểm soát đại dịch Covid-19, TPHCM đã triển khai ngay chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều chỉ tiêu lúc đó không ít người hoài nghi về tính khả thi. Khi đó mục tiêu GRDP TPHCM năm 2022 tăng 6%-6,5%, trong khi quý 3 và 4 năm 2021 lần lượt là tăng trưởng âm 24,97% và âm 11,64%.
Hạ tầng hậu cần cùng các dịch vụ đi kèm (logistics) được ví như 'mạch máu' của nền kinh tế. Chính quyền TPHCM đã thể hiện sự quyết tâm đầu tư phát triển ngành này nhằm kết nối, hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế.Theo Sở Công Thương TPHCM, hiện cả nước có hơn 699.560 doanh nghiệp logistics, trong đó có gần 4.000 doanh nghiệp logistics chuyên nghiệp. TPHCM chiếm 31% doanh nghiệp logistics cả nước. Báo cáo logistics Việt Nam năm 2021 của Bộ Công Thương cho thấy nhu cầu nhân sự logistics mỗi năm tăng khoảng 7,5%. Riêng TP HCM giai đoạn 2021-2025 cần 63.000 lao động logistic/năm, trong đó cần hơn 8.400 lao động logistics chuyên nghiệp.
Với đà phục hồi mạnh mẽ và tương đối toàn diện trong nửa đầu năm 2022, ngành thống kê TPHCM dự báo quý 3 tới đây tăng trưởng của thành phố sẽ đạt mức tăng đột biến trên hai con số, hoàn thành vượt mức kế hoạch năm đề ra. Nhận định này được đưa ra tại hội nghị công bố số liệu thống kê kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 do Cục Thống kê TPHCM tổ chức chiều 30/6.
Sáng ngày 15-4, Diễn đàn kinh tế TPHCM năm 2022 với chủ đề 'Kinh tế số: động lực tăng trưởng và phát triển TPHCM trong tương lai' đã khai mạc, thu hút hơn 1.000 diễn giả, chuyên gia, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia trực tiếp và trực tuyến.Diễn đàn năm nay xoay quanh 4 chủ đề:
Sáng nay 15-4, Diễn đàn kinh tế TPHCM 2022 với chủ đề 'Kinh tế số: động lực tăng trưởng và phát triển TPHCM trong tương lai'. Tại đây, lãnh đạo TP với các chuyên gia nghiên cứu và các tổ chức tài chính, đầu tư trong nước và quốc tế đã thảo luận, đánh giá thực trạng và triển vọng, cơ hội và thách thức để xác định tầm nhìn và đưa ra thông điệp về định hướng xây dựng/phát triển TPHCM thành đô thị thông minh.
Chiều 15-3, Đoàn ĐBQH TPHCM tổ chức giám sát việc thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong giai đoạn 2016-2021 tại Sở KH-CN.
Các chuyên gia cho rằng nên tập trung nguồn lực cho việc nâng cao năng lực y tế để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của nhân dân, bên cạnh việc phân bổ nguồn lực cho các khu vực kinh tế ưu tiên là cách vực dậy 'đầu tàu' TPHCM.
UBND TP vừa ban hành quyết định kế hoạch tổng thể phát triển ngành logistics trên địa bàn TPHCM đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, TPHCM đặt mục tiêu đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ logistics của doanh nghiệp TPHCM đạt 15%, và đến năm 2030 đạt 20%. Đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của logistics vào GRDP TPHCM đạt 10%, và đến năm 2030 đạt 12%.
Thành phố Thủ Đức (sáp nhập từ quận 2, 9 và Thủ Đức) rộng khoảng 211 km2, dân số hơn một triệu người. Thành phố này được quy hoạch là hạt nhân dẫn đầu, thúc đẩy TP.HCM và vùng Đông Nam Bộ phát triển.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu thay mặt Đảng, Nhà nước trao nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập TP Thủ Đức cho ban lãnh đạo TP.HCM.
Trong buổi lễ, TPHCM ra mắt ban chỉ đạo và công bố lộ trình sắp xếp tổ chức bộ máy, kế hoạch đầu tư các công trình dự án trọng điểm tại TP Thủ Đức. Buổi lễ có nghi thức khai trương mạng di động 5G đầu tiên trên địa bàn TP Thủ Đức.