Hướng tới phát triển bền vững và mục tiêu Net Zero thông qua các giải pháp dựa vào tự nhiên (NbS) là mục tiêu mà các doanh nghiệp đang hướng tới. NbS được hiểu là các giải pháp sử dụng các hệ sinh thái và quy trình tự nhiên để giải quyết các thách thức xã hội, kinh tế và môi trường, phục hồi thiên nhiên đồng thời mang lại lợi ích kinh tế, xã hội cho con người.
Việc đưa kết thúc về 'nhiên liệu hóa thạch' vào văn bản thỏa thuận cuối cùng của Bản đánh giá toàn cầu - Global Stocktake (GST) đã khiến COP28 trở thành Hội nghị COP đầu tiên thực sự được liên kết với khoa học về biến đổi khí hậu.
Sau nhiều ngày đàm phán căng thẳng, chiều 13-12, Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) tại Dubai, Các tiểu Vương quốc Arab thống nhất đã thông qua thỏa thuận lịch sử về khí hậu. Lần đầu tiên nội dung cắt giảm nhiên liệu hóa thạch xuất hiện trong tuyên bố chung.
Thành công của COP28 phụ thuộc vào việc các nhà lãnh đạo kêu gọi loại bỏ dần tất cả các loại nhiên liệu hóa thạch mà không có ngoại lệ cho dầu mỏ hay khí đốt…
Ngày 30/11, Hội nghị thượng đỉnh về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp quốc (COP28) đã được khai mạc tại Dubai. Trong ngày đầu tiên COP28 đã chính thức thông qua quỹ bồi thường giúp các quốc gia nghèo đối phó với các thảm họa thiên tai.
Hôm nay (30/11), Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) đã chính thức khai mạc tại Dubai Expo City và dự kiến kéo dài đến ngày 12/12.
UNDP đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam nhằm tăng cường năng lực thích ứng và cam kết vững chắc của Chính phủ Việt Nam trong việc hiện thực hóa mục tiêu đầy tham vọng nhằm đạt phát thải ròng bằng '0' vào năm 2050.
'Hội nghị COP28 là hội nghị của hành động vì khí hậu. Việt Nam kỳ vọng Hội nghị COP28 sẽ đạt những bước tiến thực chất trong nhiều lĩnh vực nhằm ứng phó biến đổi khí hậu' - Thứ trưởng Lê Công Thành cho biết trong một bài phỏng vấn trên TTXVN.
Nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sang Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) dự Hội nghị thượng đỉnh Hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP28) từ ngày 30/11 đến ngày 3/12, Đại sứ Việt Nam tại UAE Nguyễn Mạnh Tuấn đã có cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN tại Trung Đông-Bắc Phi về những đóng góp của Việt Nam, cũng như ý kiến đánh giá của cộng đồng quốc tế đối với các cam kết của Việt Nam trong vấn đề chống biến đổi khí hậu.
Tham dự Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 28 (COP28), Việt Nam sẽ thể hiện vị thế tích cực, chủ động và sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm, sáng kiến thích ứng với biến đổi khí hậu. Quan điểm Việt Nam là ứng phó với biến đổi khí hậu phải được thực hiện trên nguyên tắc công bằng, công lý, với cách tiếp cận toàn cầu và toàn dân.
COP28, diễn ra từ ngày 30/11-12/12 tại thành phố Dubai, được kỳ vọng sẽ là một hội nghị bước ngoặt để cộng đồng quốc tế điều chỉnh hướng đi và tăng tốc hành động nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu hiện nay.
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết năm 2022 là một trong số 8 năm nóng nhất lịch sử. Nhưng năm 2023 được dự đoán sẽ còn phá kỷ lục này.
Nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP28) tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành đã trả lời phỏng vấn báo chí liên quan đến nội dung Hội nghị.
Ngày 01/8/2023, Đặc phái viên Tổng thống về Biến đổi Khí hậu, kiêm Bộ trưởng Công nghiệp và Công nghệ cao UAE - nước chủ nhà COP28, Tiến sĩ Sultan Al Jaber và Chủ tịch UN Climate Change, ông Simon Stiell đã cùng công bố bản Thông cáo chung về COP28.
UAE - nước chủ nhà Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc (COP28) vừa công bố bản kế hoạch hành động hướng tới COP28, sẽ được tổ chức tại Dubai vào cuối năm nay.
Trong bản báo cáo khoa học về khí hậu cập nhật, 50 nhà khoa học hàng đầu thế giới đã cảnh báo lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đã đạt mức 'cao nhất mọi thời đại' và đang đẩy nhanh quá trình nóng lên toàn cầu với tốc độ chưa từng thấy.
Báo cáo của IPCC trình bày chi tiết về các biến đổi được dự báo và quan sát trong hệ thống khí hậu Trái Đất, các tác động trong quá khứ lẫn tương lai như các đợt nắng nóng, lũ lụt và nước biển dâng.