Nghịch lý mạng lưới giết mổ động vật: hiện đại bỏ không, thô sơ tấp nập

Quản lý hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm là khâu quan trọng trước khi đưa thực phẩm đến với người tiêu dùng. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý mới kiểm soát được khoảng 18,6% số cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, trong khi các cơ sở giết mổ tập trung lại hoạt động cầm chừng.

Giết mổ gia súc, gia cầm tập trung: Vì sao vẫn cầm chừng?

Thời gian qua, nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, tiến tới xóa bỏ điểm giết mổ nhỏ lẻ không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, gây ô nhiễm môi trường... Tuy nhiên, đến nay, doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận chính sách để đầu tư hoặc nếu xây dựng thì hoạt động cầm chừng…

Nhiều giải pháp phòng, chống bệnh dại ở động vật

Theo dự báo của Bộ NN&PTNT, năm 2024, bệnh dại ở động vật có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Ước tính từ ngày 1-1 đến ngày 20-2, cả nước xảy ra 17 ổ bệnh dại trên động vật tại 12 tỉnh, thành phố (trong đó thành phố Hà Nội xảy ra 2 ổ bệnh dại).

Rau hữu cơ Thanh Xuân bảo đảm chất lượng

Hiện nay, sản phẩm rau hữu cơ Thanh Xuân (huyện Sóc Sơn) có mặt ở các kênh phân phối hiện đại siêu thị, cửa hàng tiện ích nhờ chất lượng bảo đảm. Nông dân tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất rau hữu cơ từ việc làm đất, bón phân hữu cơ đến sơ chế, chế biến, cung cấp ra thị trường...

Kiểm soát các cơ sở sản xuất nông, lâm, thủy sản

Nhằm truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm hàng hóa tại các cơ sở sản xuất nông, lâm, thủy sản, ngành Nông nghiệp Thủ đô đã đẩy mạnh việc đánh giá, xếp loại và nâng cao ý thức cho các chủ cơ sở về kinh doanh hàng hóa có tem nhãn và nguồn gốc.

Phụ nữ vào cuộc sản xuất, kết nối tiêu thụ nông sản an toàn

Đó là nhấn mạnh của Phó Chi cục trưởng Chi cục quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Hà Nội Ngô Đình Loát tại Diễn đàn 'An toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh và sức khỏe cộng đồng'.

Bảo đảm sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn

Nhằm tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản an toàn, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã và đang phối hợp với các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến những quy định của Luật An toàn thực phẩm tới các nhà sản xuất, phân phối. Qua đó, tạo ra những mặt hàng nông sản có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, vừa nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm, vừa phục vụ người tiêu dùng tốt hơn.

Tăng cường quản lý các hộ sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản

Hà Nội đã và đang tăng cường quản lý, kiểm tra việc thực hiện cam kết của các hộ sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản nhỏ lẻ, nhằm đưa các hộ này đi vào hoạt động nền nếp.

Xếp loại các cơ sở sản xuất nông, lâm, thủy sản: Quản lý sản phẩm từ gốc

Nhằm cung cấp nguồn thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng, ngành Nông nghiệp Thủ đô đã tăng cường kiểm tra, đánh giá và xếp loại các cơ sở sản xuất nông, lâm, thủy sản. Đây được xem là giải pháp quan trọng nhằm quản lý chặt chẽ sản phẩm từ gốc. Do số lượng cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố Hà Nội lớn, hoạt động nhỏ lẻ, thậm chí theo thời vụ nên các cơ quan chức năng cần quyết liệt trong triển khai thực hiện để mang lại hiệu quả cao nhất.

Phát hiện 847kg nông sản, thực phẩm sấy khô không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 8-1, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Hà Nội (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội) phối hợp với các lực lượng chức năng của thành phố đã kiểm tra đột xuất một cơ sở kinh doanh thực phẩm trên địa bàn phường La Khê (quận Hà Đông) do bà Đỗ Thị Nụ làm chủ.

Bảo đảm nguồn cung nông sản an toàn

Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chạy theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng mất an toàn thực phẩm từ nông sản là thực tế đã và đang diễn ra trên địa bàn thành phố Hà Nội, gây lo lắng cho người tiêu dùng. Do vậy, tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm là yêu cầu đặt ra nhằm góp phần bảo đảm nguồn cung nông sản an toàn cho thị trường Thủ đô dịp cuối năm, hạn chế tiêu cực trong sản xuất, kinh doanh nông - lâm - thủy sản trên địa bàn.

Quản lý từ gốc chất lượng nông sản

Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp để quản lý chất lượng nông sản. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên công tác này gặp phải không ít khó khăn. Để nâng cao hiệu quả truy xuất nguồn gốc nông sản, rất cần sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của các cơ quan chức năng trong việc quản lý từ gốc chất lượng nông sản, tạo niềm tin cho người tiêu dùng Thủ đô.

Kiểm soát chặt cơ sở sản xuất nông, lâm, thủy sản

Ngành Nông nghiệp Hà Nội đã và đang đẩy mạnh việc kiểm tra, đánh giá các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản trên địa bàn. Qua đó, truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm hàng hóa, cơ sở đủ điều kiện sản xuất an toàn… nhằm kiểm soát nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

Mất an toàn thực phẩm: Nỗi lo thường trực ở chợ truyền thống

Chợ truyền thống giữ được thế mạnh trong kinh doanh thực phẩm, do thói quen và sự tiện lợi của người tiêu dùng. Tuy nhiên, khu vực này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm do điều kiện cơ sở hạ tầng yếu kém và sự lỏng lẻo trong quản lý.

Hà Nội tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm

Từ đầu năm đến nay, ngành Nông nghiệp Thủ đô tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản nhằm kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm, bảo đảm các mặt hàng cung cấp ra thị trường có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng...

Kiểm tra an toàn thực phẩm nông nghiệp: Nâng cao ý thức trong sản xuất, kinh doanh

Nhằm quản lý chặt chẽ nguồn gốc nông sản từ các tỉnh về Thủ đô tiêu thụ, Hà Nội đã và đang kiểm tra, giám sát chất lượng nông sản ở các chợ đầu mối, siêu thị, nhà hàng… nhằm truy xuất nguồn gốc. Qua đó, phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm để bảo đảm tính răn đe, từng bước nâng cao ý thức cho người dân trong sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản.