Năm 2024 ngành công thương Hà Nội tập trung triển khai có hiệu quả các FTA đã có hiệu lực để tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu. Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2024 ngày 10/1.
Chúng ta cần nâng cao nhận thức và thay đổi tư duy đối với phát triển làng nghề. Sự đóng góp của làng nghề là rất lớn, nhưng bản thân người dân làng nghề, hộ dân, cơ sở sản xuất ở đó cũng phải thay đổi tư duy, có trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường.
Để mở rộng kết nối, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm, thời gian qua, Hà Nội mở rộng phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại khu vực ngoại thành, gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn.
Mặc dù thị trường gặp khó, đơn hàng nhiều ngành hàng sụt giảm nhưng với một số doanh nghiệp (DN) vẫn tìm được hướng đi riêng để gia tăng xuất khẩu (XK), nâng cao chất lượng, giá trị hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Hà Nội có 321 làng được công nhận là làng nghề, làng nghề truyền thống. Không chỉ tạo ra giá trị kinh tế, làng nghề còn góp phần lưu giữ, kiến tạo những giá trị văn hóa, nghệ thuật, nét đặc trưng riêng của mỗi làng quê.
Bên lề Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu 2023, Cục Công Thương địa phương tổ chức tọa đàm về phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu.
Tối ngày 15/12, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với huyện Gia Lâm tổ chức Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề xã Bát Tràng (Gia Lâm) 2023.
Là một người tâm huyết với nghề làm gốm, bà Hà Thị Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và Làng nghề Hà Nội đã dày công xây dựng Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt để gìn giữ những giá trị và đưa những sản phẩm tinh hoa Bát Tràng đến với thị trường trong nước.
Hà Tây (cũ) - mảnh đất trăm nghề của cả nước sau 15 năm sáp nhập về Hà Nội - kinh tế, xã hội phát triển toàn diện. Với hạ tầng khang trang, những con đường đất nay đã được trải nhựa, bê tông..., hàng ngày đón các đoàn khách du lịch trong và ngoài nước sang tham quan, trải nghiệm văn hóa đặc trưng đồng bằng sông Hồng. Sự phát triển mang tính bứt phá của ngoại thành Hà Nội đã xóa dần ranh giới của những vùng nông thôn, miền núi với trung tâm Hà Nội và đóng góp cho nền kinh tế Thủ đô phát triển...
Từ những nguyên liệu quen thuộc của địa phương, các nữ doanh nhân đã sáng tạo thành những sản phẩm mang thương hiệu riêng, chinh phục người tiêu dùng.
Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội, Hội nghị diễn đàn Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) khu vực Đông Nam Á đã được tổ chức ngày 18-11 tại Hà Nội.
Cùng với đầu tư đổi mới công nghệ thì việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm làng nghề truyền thống cũng là hướng đi bền vững nhằm nâng cao tính cạnh tranh cho các làng nghề truyền thống.
Từ ngày 11 - 18/10, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Sydney và Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Australia tổ chức Đoàn xúc tiến thương mại tham gia Triển lãm Home Show và giao dịch thương mại tại Australia năm 2023.
Sáng 20/9, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hòa Bình tổ chức khai mạc Trại sáng tác nhiếp ảnh năm 2023 nhằm tạo ra những tác phẩm có chất lượng cao, sinh động, khắc họa rõ nét cuộc sống và con người địa phương.
Với cái nhìn sắc bén, luôn nhìn nhận trước xu hướng thị trường, bà Hà Thị Vinh - Chủ tịch Hiệp hội thủ công mỹ nghệ và làng nghề Hà Nội đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của làng gốm Bát Tràng. Sau hơn 30 năm trăn trở với giấc mơ đưa sản phẩm gốm của làng mình vươn xa, đã có những thành công nhất định, doanh nhân U70 đang tiếp tục giấc mơ đi ra thế giới với nhân hiệu riêng 'Madam Vinh ceramic', để sản phẩm gốm của mình, của làng nghề không đơn thuần là gia công, giá trị thấp.
Dù hầu hết người dân làng Hậu Ái (xã Vân Canh, huyện Hoài Đức) nay đã chuyển sang làm công việc khác, thế nhưng nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến vẫn miệt mài làm đèn ông sao truyền thống mỗi dịp Trung thu.
Cả nước hiện có hơn 5.400 làng nghề, trong đó có gần 2.000 làng nghề truyền thống với khoảng 11 triệu lao động. Thành phố Hà Nội là địa phương có số làng nghề dẫn đầu cả nước...
Ứng dụng thiết bị tiên tiến vào sản xuất, sử dụng năng lượng thay thế là một cách tiếp cận làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng đã và đang là giải pháp giúp Hà Nội xanh hóa làng nghề. Giảm được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, đảm bảo cho làng nghề phát triển bền vững.
Làng Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm) cách trung tâm Hà Nội 17km phía Bắc. Nghề gốm ở làng truyền từ đời này sang đời khác, làm nên thương hiệu gốm sứ và gạch nổi tiếng, đi vào ca dao và văn hóa người Việt. Từ một làng nghề khói bụi, Bát Tràng đã và đang xây dựng làng nghề xanh!
Nhằm quảng bá Thủ đô Hà Nội là điểm đến 'An toàn - Thân thiện - Chất lượng - Hấp dẫn', trong kỳ nghỉ lễ 2/9, ngành chức năng TP Hà Nội lên kế hoạch tổ chức nhiều chương trình vui chơi giải trí, văn hóa nghệ thuật.
Ngày 25-8, tại Nam Định, Cục Công Thương địa phương phối hợp Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Sở Công Thương tỉnh Nam Định tổ chức Hội thảo 'Tư vấn nâng cao nhận thức tiết kiệm năng lượng, sản xuất sạch hơn tại các cơ sở công nghiệp nông thôn'.
Để thúc đẩy khu bực nông thôn phát triển trong giai đoạn mới, năm 2022, Chính phút đã ban hành văn bản về phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025. Để rõ hơn về vấn đề này, xin giới thiệu những chia sẻ dưới đây của chuyên gia Artist Thành Gốm Việt, Phó Chủ tịch Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt.
Trải qua hàng nghìn năm hình thành và phát triển, những nghệ nhân, thợ giỏi, người làm nghề vẫn lưu giữ được những nét tinh hoa của nghề, song cũng nhanh nhạy ứng dụng khoa học, kỹ thuật, cải tiến quy trình sản xuất, mẫu mã, chất lượng sản phẩm nghề truyền thống, thích ứng xu thế của thị trường.
Trong khuôn khổ Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã công bố quyết định và trao giấy chứng nhận cho 22 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 5 sao, trong đó có sản phẩm tiêu biểu của các nữ doanh nhân.
Trên 400 mẫu sản phẩm đã tham dự Triển lãm chuyên đề các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu ngành gốm sứ - sơn mài năm 2023.
Chương trình OCOP đã đánh thức tiềm năng sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Thủ đô và là 'cú hích' làm đổi mới tư duy sản xuất, đánh đúng, trúng nhu cầu tiêu dùng, tạo chuyển dịch mạnh mẽ trong xây dựng và phát triển kinh tế nông thôn.
Kinhthedothi - Năm 2018, Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và Làng nghề Hà Nội phối hợp với Công ty TNHH Gốm Sứ Quang Vinh xây dựng mô hình thử nghiệm tại Làng gốm cổ Bát Tràng với tên gọi 'Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt' với diện tích 3.300m2 mặt sàn trên 6 tầng.
Với 6 sản phẩm được Bộ NN&PTNT chứng nhận đạt 5 sao trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Hà Nội là địa phương có số lượng sản phẩm 5 sao tốp đầu cả nước. Các sản phẩm OCOP 5 sao của Hà Nội mang nét đặc trưng, tiêu chuẩn, chất lượng cao và hội tụ đủ điều kiện để xuất khẩu… Sau khi được công nhận, các chủ thể có cơ hội quảng bá, tiêu thụ sản phẩm tốt hơn, từ đó sản xuất cũng được mở rộng hơn.
Ngày 16/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Thư ký Hội Liên hiệp Phụ nữ Cuba Teresa Maria Amarelle Boúe dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Hội LHPN Cuba đã đến thăm Ngân hàng Chính sách xã hội và Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt để tìm hiểu về các hình thức hỗ trợ hội viên, phụ nữ phát triển kinh tế.
Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Festival nghề truyền thống Huế 2023, không gian Triển lãm 'Thiết kế thủ công sáng tạo' đã thu hút 17 cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà thiết kế với những sản phẩm thủ công độc bản, mang tính sáng tạo, ứng dụng cao.
Nói đến gốm sứ đất Hà thành, không thể không nhắc đến gốm sứ Quang Vinh – một thương hiệu đã trở nên quen thuộc với cộng đồng cả nước bởi nét độc đáo của văn hóa dân tộc Việt Nam được thể hiện trong từng sản phẩm.
Huế thiết lập kỷ lục thế giới với tác phẩm 'Bản đồ Việt Nam' bằng tăm Giang do Kiến trúc sư Hoàng Tuấn Long thực hiện.
Triển lãm Thiết kế sáng tạo thủ công trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế 2023 có nhiều sản phẩm gốm, trúc chỉ pháp lam, đậu bạc, tranh ghép... của các nghệ nhân, kiến trúc sư.
Không gian triển lãm 'Thiết kế sáng tạo' thủ công mở cửa phục vụ du khách và nhân dân trong suốt thời gian diễn ra Festival từ ngày 28-4 đến 5-5.
Triển lãm 'Thiết kế sáng tạo thủ công' đã có nhiều tác phẩm với nhiều ý tưởng mới lạ, trong đó có Bản đồ Việt Nam được làm từ hơn 100.000 tăm Giang.
Làng nghề Sơn Đồng (xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội) đã tạo dựng được thương hiệu là 'thiên đường', 'thủ phủ' về tạc tượng và đồ thờ cúng ở Việt Nam với lịch sử khoảng 800 năm. Tuy nhiên, để làng nghề phát triển bền vững thì chính quyền và nhân dân còn nhiều việc phải làm.
Nghề truyền thống và sản phẩm làng nghề truyền thống là một thành phần không thể thiếu trong nền kinh tế của Thủ đô Hà Nội. Do vậy, để bảo tồn, phát triển nghề truyền thống cần thúc đẩy các mô hình kinh tế tập thể, HTX, nhằm 'đánh thức' nghề truyền thống giúp nhiều hộ gia đình có việc làm ổn định để thoát nghèo và vươn lên làm giàu.
Đề án Phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô đã coi phát triển ngành thủ công mỹ nghệ - làng nghề truyền thống trở thành ngành 'công nghiệp sáng tạo' có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Là nơi hội tụ, kết tinh, lan tỏa văn hóa dân tộc, từ xa xưa Thăng Long - Hà Nội đã nức tiếng với 'bách nghệ kinh đô', có xuất xứ từ muôn phương nhưng đã được nâng tầm tinh xảo trong thị trường lớn và khó tính nhất nước. Đến khi hợp nhất với 'đất trăm nghề' Hà Tây, kho báu nghề truyền thống Hà Nội càng thêm giàu có, trở thành một trong sáu ngành mũi nhọn cho phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô. Ở một góc nhìn khác, đây chính là cơ hội để làng nghề Hà Nội chuyển mình, vươn tới những thành tựu mới từ 'nhịp cầu' công nghiệp văn hóa.
Những năm qua, thành phố Hà Nội luôn duy trì vai trò 'đầu tàu', đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP.
Bà Hà Thị Vinh, Giám đốc Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và làng nghề Hà Nội, cảm thấy hạnh phúc khi truyền được đam mê cho 3 người con của mình tiếp tục kế tục sự nghiệp, phát huy thế mạnh của làng nghề.
Kỷ niệm 113 năm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, sáng nay, tại Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội phối hợp với Hiệp hội Thủ công Mỹ nghệ và Làng nghề Hà Nội tổ chức Chương trình Giao lưu, tôn vinh nữ nghệ nhân các làng nghề Hà Nội.
Sáng 7/3, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Nội phối hợp với Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ & làng nghề Hà Nội tổ chức Chương trình Giao lưu, tôn vinh nữ nghệ nhân và quảng bá sản phẩm sáng tạo làng nghề truyền thống.
Sáng nay (7/3), tại Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố Hà Nội phối hợp với Hiệp hội Thủ công Mỹ nghệ và Làng nghề Hà Nội tổ chức Chương trình Giao lưu, tôn vinh nữ nghệ nhân và quảng bá sản phẩm sáng tạo làng nghề truyền thống.
Những năm qua, thị trấn Mai Châu (Mai Châu) đã khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế để phát triển thương mại, dịch vụ, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người dân, xây dựng thị trấn phát triển theo hướng đô thị văn minh.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Quyết định số 255/QĐ-UBND về việc tặng Huy hiệu 'Vì sự nghiệp xây dựng Thủ đô'.
'Tôi người Việt Nam' là chương trình đặc biệt do kênh Thời sự Chính trị tổng hợp (VTC1) sản xuất chào đón Tết Nguyên đán 2023 nhằm giới thiệu văn hóa Việt qua chuyện Tết.
'Tôi người Việt Nam' - chương trình đặc biệt chào đón Tết Nguyên đán 2022 của Đài truyền hình KTS VTC - hội tụ dàn MC 'hot' gồm Việt Cường, Thùy Hương, Vân Trang.