Hiệp định Genève được ký kết, sông Bến Hải tưởng chỉ là giới tuyến tạm thời, không ngờ lại trở thành ranh giới chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam. Nỗi đau chia cắt và biết bao câu chuyện thương tâm, cảm động đã diễn ra ở đôi bờ Hiền Lương kể từ ngày ấy. Có những đôi vợ chồng chỉ ở với nhau đúng một đêm. Có người chồng Bắc, vợ Nam, khi vợ được ra Bắc, thì chồng lại đã vào Nam chiến đấu...
Chỉ với điện thoại thông minh có kết nối Internet và quét mã QR, các học sinh, đoàn viên, thanh niên (ĐV-TN), người dân, du khách có thể biết được chính xác thông tin về những di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh... mà mình ghé thăm. Đây là những tiện ích mang lại từ công trình thanh niên chuyển đổi số trong tuyên truyền, quảng bá du lịch, các địa chỉ văn hóa, di tích lịch sử... đang được các tổ chức đoàn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa triển khai.
Đến Mũi Dù - điểm cực đông của thị xã Ninh Hòa những ngày đầu năm, chúng tôi được khám phá những trầm tích, hóa thạch có hàng triệu năm vẫn hiện hữu nơi đây và cùng hòa mình vào cuộc sống bình dị của người dân nơi này…
5 năm qua, ngành Văn hóa và Thể thao luôn chú trọng công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa của tỉnh, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tâm linh của cộng đồng và góp phần quảng bá, phục vụ hoạt động du lịch.
Theo lãnh đạo Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường tỉnh, thời gian qua, hội phối hợp với các ngành tiến hành khảo sát, công nhận 15 cây di sản trên địa bàn tỉnh gồm: 1 cây sao đen (xã Vạn Bình), 1 cây đa sộp (xã Vạn Phước) - huyện Vạn Ninh; 1 cây mun (phường Vĩnh Phước), 1 cây tuế lược (xã Vĩnh Thái)...
Ngày 22-5, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa tổ chức lễ đón bằng công nhận 3 loài cây trên địa bàn tỉnh là cây Di sản Việt Nam.
Theo đánh giá của Tỉnh ủy Khánh Hòa, công tác bảo tồn, phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo thực hiện và đạt được một số kết quả. Một số di tích đã được gắn bia, nhằm giữ gìn di tích, tôn tạo cảnh quan; giáo dục lịch sử, truyền thống văn hóa, lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ, gắn với quảng bá, phát triển du lịch...
Để các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh ngày càng phát huy giá trị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa đã ban hành Chỉ thị 21 yêu cầu các cơ quan, địa phương khẩn trương hoàn thành việc lập hồ sơ xếp hạng, cắm mốc di tích, bia di tích theo đúng quy định…
Sáng 24-11, tại Nhà hát nghệ thuật Legend (số 62 Thái Nguyên, TP.Nha Trang), Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Hội thi tìm hiểu di sản văn hóa tỉnh Khánh Hòa lần thứ 3.
Huyện Khánh Vĩnh có khoảng 38.000 dân, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 76%. Với một huyện miền núi còn nhiều khó khăn, dân trí thấp, đồng bào các dân tộc vẫn còn ảnh hưởng nặng nề bởi các phong tục tập quán lạc hậu, do vậy, công tác tuyên truyền có một vai trò vô cùng quan trọng.